Quản lý vốn cố định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 32)

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý vốn cố định tại doanh nghiệp

a) Khái niệm quản lý VCĐ tại doanh nghiệp

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà (2012) đã định nghĩa: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các

nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động”.

Khái niệm quản lý vốn được các tác giả đưa ra như sau:

Theo Hà Thị Thanh Hương (2018), quản lý vốn trong doanh nghiệp là tổng thể các tác động vào quá trình tổ chức, điều hành việc hình thành, sử dụng và thay thế vốn của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Cũng theo Vũ Ngọc Dũng (2018) thì quản lý vốn trong các doanh nghiệp là tổng thể các tác động có hệ thống vào quá trình tổ chức, điều hành việc hình thành, sử dụng và thay thế vốn của doanh nghiệp thông qua việc vận dụng linh hoạt các hình thức, công cụ và phương pháp quản lý thích hợp nhằm vừa đạt được mục tiêu đặt ra trong quá trình sản xuất kinh doanh trước mắt, vừa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp và của cộng đồng.

Từ khái niệm quản lý và quản lý vốn nêu trên, có thể suy ra: “Quản lý vốn cố định là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn cố định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp” .

b) Mục tiêu quản lý VCĐ tại doanh nghiệp

Trong cơ cấu vốn kinh doanh của tổ chức, chu kì vận động của VCĐ thường dài hơn và VCĐ thường chiếm một tỉ trọng lớn, do vậy quản lí VCĐ là một trong những nội dung có vai trò quan trọng trong công tác quản lí của doanh nghiệp. Nó quyết định tới tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của một tổ chức. Do vậy doanh nghiệp cần phải chú ý thực hiện tốt công tác quản lí VCĐ.

Mục tiêu của quản lý VCĐ là kết quả mà chủ thể quan lý kỳ vọng sau một chu kỳ quản lý VCĐ. Cụ thể qua phỏng vấn sâu, quản lý VCĐ nhằm các mục tiêu sau đây:

* Bảo đảm VCĐ được đầu tư đúng định hướng:

Việc quyết định đầu tư VCĐ không chỉ dựa trên các tiêu chí như: năng lực vốn, tỷ suất sinh lời, thời gian thu hồi vốn …. mà còn phải phù hợp với định hướng

của doanh nghiệp. Định hướng này được thể hiện qua chiến lược trung và dài hạn, chi tiết tại kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu này, công tác lập kế hoạch hàng năm cần nắm rõ được định hướng chiến lược dài hạn. Từ đó, việc tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm tra nghiêm, kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được VCĐ được đầu tư đúng định hướng.

* Bảo toàn và phát triển VCĐ:

Bảo toàn và phát triển VCĐ là phải duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng

VCĐ, TSCĐ của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp hoạt động đều hướng đến lợi

nhuận. Do đó, mục tiêu này nhằm đảm bảo doanh nghiệp khi đầu tư TSCĐ phải tạo ra nhiều doanh thu và thu về nhiều lợi nhuận nhất. Vì vậy, khi thực hiện lập kế hoạch VCĐ, doanh nghiệp cần phải chú trọng đánh giá về sự cần thiết, tính hiệu quả của các dự án đầu tư TSCĐ. Đồng thời, nâng cao tay nghề của người lao động quản lý, sử dụng VCĐ tại doanh nghiệp.

c) Tiêu chí đánh giá quản lý VCĐ tại doanh nghiệp

Để đánh giá tình hình quản lý VCĐ, Vũ Ngọc Dũng (2018) đưa ra các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp:

Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp.

Kết cấu từng loại TSCĐ =

Giá trị từng loại TSCĐ

* 100% Giá trị toàn bộ TSCĐ

- Tỷ suất đầu tư TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, tức là trong một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ.

Công thức tính như sau:

Tổng tài sản bình quân - Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiên đồng doanh thu thuần. NG TSCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quan giữa NG TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ.

Công thức tính như sau:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân - Hiệu suất sử dụng VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. VCĐ sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của NG TSCĐ. VCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ.

Công thức tính như sau:

Hiệu suất sử dụng VCĐ =

Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân - Hệ số hao mòn TSCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số VCĐ còn phải tiếp tục thu hồi ở tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn sử dụng, VCĐ cũng sắp thu hồi hết.

Công thức tính như sau:

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Số khấu hao lũy kế của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ - Hàm lượng VCĐ:

Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ, nó phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu

ngược lại.

Công thức tính như sau:

Hàm lượng VCĐ =

Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động.

Công thức tính như sau: Tỷ suất lợi nhuận

VCĐ =

Lợi nhuận trước(sau) thuế

× 100% Vốn cố định bình quân

Hệ thống các chỉ tiêu trên được sử dụng để đánh giá tình hình quản lý

VCĐ. Tuy nhiên, chúng không được xem xét một cách riêng rẽ mà phải đặt

chúng trong một tổng thể có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Từ đó, mới đưa ra được nhận xét, đánh giá chính xác đối với công tác quản lý và sử dụng VCĐ của doanh nghiệp.

1.2.2. Nội dung của quản lý vốn cố định

Nội dung quản lý VCĐ có thể được thực hiện theo tính chất tác động hoặc quá trình tác động. Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu quản lý VCĐ theo quá trình tác động. Tổng quan quản lý vốn theo quá trình tác động, Vũ Ngọc Dũng (2018), Hà Thị Thanh Hương (2018), Nguyễn Ngọc An (2017) đều cùng nhận định nội dung quản lý vốn gồm lập kế hoạch vốn; tổ chức sử dụng vốn và kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Áp dụng vào VCĐ, nội dung quản lý

VCĐ bao gồm các nội dung: lập kế hoạch VCĐ; tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ

và kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ được trình bày dưới đây.

1.2.2.1. Lập kế hoạch vốn cố định

* Khái niệm lập kế hoạch VCĐ

Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012): “Lập kế hoạch là một quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức

hành động để mục tiêu”.

Theo đó, lập kế hoạch VCĐ được định nghĩa là một quá trình xác định những mục tiêu quản lý VCĐ và xác định cách thức để thực hiện những mục tiêu quản lý VCĐ đã đề ra.

* Các loại kế hoạch VCĐ:

- Theo thời gian thực hiện, kế hoạch VCĐ được chia làm ba loại gồm: kế hoạch VCĐ dài hạn; kế hoạch VCĐ trung hạn và kế hoạch VCĐ ngắn hạn:

+ Kế hoạch VCĐ dài hạn: là kế hoạch VCĐ được xây dựng cho thời gian từ 5 năm trở lên, thể hiện sự chi tiết của chiến lược, sứ mệnh của doanh nghiệp. Kế hoạch VCĐ sẽ đưa ra những chỉ tiêu cơ bản, những lĩnh vực ưu tiên phải đầu tư hay những phương hướng dài hạn cần đạt được.

+ Kế hoạch VCĐ trung hạn: là kế hoạch VCĐ được xây dựng cho thời gian từ 1 năm đến 5 năm, thể hiện sự chi tiết của kế hoạch VCĐ dài hạn tập trung vào sự thực hành, duy trì sự cân đối giữa các yếu tố, nguồn lực trong doanh nghiệp.

+ Kế hoạch VCĐ ngắn hạn: là kế hoạch VCĐ được xây dựng cho thời gian dưới 1 năm, đảm bảo thực hiện đúng các nội dung mà kế hoạch trung hạn và kế hoạch dài hạn đã đề ra.

- Theo mức độ cụ thể, kế hoạch VCĐ được chia ra làm hai loại gồm: kế hoạch VCĐ cụ thể; kế hoạch VCĐ định hướng:

+ Kế hoạch VCĐ cụ thể: là kế hoạch VCĐ được xác định rõ ràng về giá trị, mục tiêu có thể định lượng.

+ Kế hoạch VCĐ định hướng: là kế hoạch VCĐ đưa ra những phương hướng chỉ đạo chung, có tính linh hoạt, thích ứng với các điều kiện khác nhau.

* Quy trình lập kế hoạch VCĐ Bước 1: Nghiên cứu môi trường

Khi thực hiện lập kế hoạch VCĐ, các nhà quản lý sẽ tập trung nghiên cứu các căn cứ xây dựng kế hoạch VCĐ bao gồm tăng VCĐ (tăng TSCĐ) và giảm VCĐ (giảm TSCĐ và khấu hao TSCĐ):

- Căn cứ lập kế hoạch tăng VCĐ:

lược do cấp cao nhất của doanh nghiệp phê duyệt. Từ định hướng này, doanh nghiệp sẽ xây dựng các mục tiêu, định hướng đầu tư cho năm kế hoạch và các năm tiếp theo. Tổng thể chung toàn bộ kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục đích, sứ mệnh của mình.

+ Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư năm trước, giai đoạn trước: đây là tình hình quá khứ, giúp doanh nghiệp đánh giá được việc thực hiện trước đây để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Từ đó, xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp nhất với doanh nghiệp, đảm bảo không quá xa vời thực tiễn mà vẫn tạo được động lực cho nhân viên để thực hiện.

+ Các xu hướng, tiến bộ công nghệ – khoa học hiện đại: đầu tư TSCĐ áp dụng được khoa học công nghệ mới sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động cũng như năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Tuy nhiên, khoa học công nghệ phát triển nhanh cũng sẽ làm cho các TSCĐ của doanh nghiệp lạc hậu sớm. Do đó, doanh nghiệp cần đánh giá cẩn trọng vấn đề này, đảm bảo tài sản được đầu tư vừa có công nghệ mới, hiện đại vừa không nhanh bị lạc hậu.

+ Nguồn vốn thực hiện đầu tư: đây là điều kiện đủ để thực hiện các dự án đầu tư. Doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư nhưng phải đảm bảo tiềm lực tài chính để thực hiện. Nguồn đầu tư đến từ hai nguồn: nguồn vốn tự có (bao gồm: vốn chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển, các vốn và quỹ khác) và nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức, cá nhân khác).

+ Tăng VCĐ do tăng TSCĐ khác: thường không thường xuyên và liên tục, bao gồm: tăng do nhận vốn góp, nhận tài trợ, nhận biếu tặng. Doanh nghiệp căn cứ các quyết định góp vốn, nhận tài trợ, nhận biếu tặng.

- Căn cứ lập kế hoạch giảm VCĐ:

+ Giảm VCĐ do thanh lý, nhượng bán TSCĐ: TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được hoặc TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoăc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh sẽ được doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán trong năm. Khi thực hiện kiểm kê TSCĐ cuối năm, doanh nghiệp thực hiện đánh giá tình trạng hỏng hóc, chất lượng của TSCĐ hoặc thuê chuyên gia nếu cần thiết.

+ Giảm VCĐ do giảm TSCĐ khác: không thường xuyên và liên tục. Giảm

TSCĐ khác bao gồm: giảm TSCĐ do đem đi góp vốn vào đơn vị khác, giảm do

cho, biếu, tặng các đơn vị khác. Căn cứ trên các quyết định góp vốn, quyết định cho, biếu, tặng và thời gian thực hiện để đánh giá.

+ Giảm VCĐ do khấu hao TSCĐ: căn cứ trên quy định của từng quốc gia về việc khấu hao TSCĐ: về phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao từng loại TSCĐ và những quy định khác. Đồng thời, doanh nghiệp cần đánh giá tình hình thực tế TSCĐ tại doanh nghiệp để áp dụng phù hợp các phương pháp khấu hao theo quy định.

Bước 2: Xác định mục tiêu

Các mục tiêu cần phải đạt được bao gồm:

- Xây dựng VCĐ trong doanh nghiệp theo đúng định hướng chiến lược theo cơ cấu VCĐ, đúng quy định của Nhà nước và Pháp luật.

- Tăng cường hiệu quả sử dụng VCĐ trong doanh nghiệp đảm bảo tạo ra nhiều doanh thu, lợi nhuận trên cơ sở đầu tư VCĐ.

Bước 3: Xác định phương thức thực hiện mục tiêu

Để đảm bảo hoàn thành được các mục tiêu trên, doanh nghiệp cần phải xây

dựng được kế hoạch VCĐ hàng năm phù hợp để đảm bảo đúng định hướng, phù

hợp với tình trạng doanh nghiệp.

VCĐ là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Do đó, Trần Thị Hòa (2014) đã đưa ra công thức xác định VCĐ sau:

Vốn cố định (cuối kỳ) = Nguyên giá TSCĐ (cuối kỳ) - Khấu hao lũy kế TSCĐ (cuối kỳ)

Từ công thức trên, việc lập kế hoạch VCĐ sẽ gồm hai phần: lập kế hoạch nguyên giá TSCĐ và lập kế hoạch khấu hao lũy kế TSCĐ.

- Lập kế hoạch nguyên giá TSCĐ

Nguyễn Thị Đông (2012) đã đưa ra công thức nguyên giá TSCĐ như sau:

Nguyên giá TSCĐ (cuối kỳ) = Nguyên giá TSCĐ (đầu kỳ) + Nguyên giá

Như vậy, kế hoạch nguyên giá TSCĐ sẽ được lập theo công thức sau:

Kế hoạch nguyên giá TSCĐ (cuối kỳ) = Nguyên giá TSCĐ (đầu kỳ) + Kế hoạch nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ – Kế hoạch nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ.

Nguyên giá TSCĐ (đầu kỳ) là số đã xác định được. Do đó, khi lập kế hoạch nguyên giá TSCĐ (cuối kỳ), doanh nghiệp phải xác định được kế hoạch nguyên giá TSCĐ tăng và giảm trong kỳ.

+ Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ: Theo Đặng Thị Loan (2013), TSCĐ tăng tại doanh nghiệp bao gồm: tăng do nhận vốn góp của chủ sở hữu; tăng do mua sắm; tăng do được tài trợ, biếu, tặng; tăng do tự sản xuất; tăng do đầu tư xây dựng hoàn thành; tăng do nâng cấp TSCĐ. Như vậy, tổng hợp lại việc tăng TSCĐ xuất phát từ hai nguyên nhân: một là đầu tư TSCĐ thông qua các dự án đầu tư, hai là tăng TSCĐ khác. Trong đó, tăng chủ yếu và thường xuyên xuất phát từ nguyên nhân đầu tiên. Nội dung cụ thể như sau:

Đầu tư TSCĐ thông qua các dự án đầu tư bao gồm: dự án đầu tư mua mới TSCĐ, xây dựng mới TSCĐ, nâng cấp TSCĐ. Từ các căn cứ trên, doanh nghiệp sẽ lập lên kế hoạch đầu tư bao gồm các nội dung: tên dự án đầu tư, giá trị tổng mức đầu tư, nguồn tài trợ, thời gian hoàn thành. Từ đó, doanh nghiệp xác định được giá

trị TSCĐ hoàn thành trong năm. Đây chính là kế hoạch nguyên giá TSCĐ tăng

trong năm từ các dự án đầu tư.

Tăng TSCĐ khác: thường không thường xuyên và liên tục, bao gồm: tăng do nhận vốn góp, nhận tài trợ, nhận biếu tặng.

+ Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ:

Theo Đặng Thị Loan (2013), TSCĐ giảm trong kỳ do các nguyên nhân:

thanh lý, nhượng bán; góp vốn đầu tư bằng TSCĐ; trả vốn góp đầu tư hoặc điều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 32)