Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý vốn cố định tại Tổng công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 101)

công ty Viễn thông MobiFone

3.1.1. Mục tiêu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone đến năm 2025

Xây dựng và phát triển MobiFone thành Tổng công ty

nhà nước mạnh, năng động, hiệu quả và bền vững; có năng

lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế; thực hiện tốt nhiệm

vụcông ích; góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, quốc phòng, an

ninh; làm nòng cốt để ngành Viễn thông và Công nghệ thông

tin Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, hội nhập kinh tế

quốc tế có hiệu quả, giữ vai trò chủ chốt trên thị trường viễn thông di động, tạo dựng vị thế doanh nghiệp trụ cột của Ngành; nâng cao giá trị thương hiệu MobiFone; phát triển dịch

vụviễn thông di động/công nghệ thông tin/Nội dung số có dấu

ấn đặc trưng của thương hiệu MobiFone.

MobiFone định hướng điều chỉnh mô hình tổ chức Tổng

công ty theo mô hình phù hợp với lộ trình chuyển đổi

MobiFone từ doanh nghiệp khai thác viễn thông truyền thống

sang doanh nghiệp số, tạo động lực cho sự phát triển các lĩnh

vựckinh doanh - kỹ thuật - đầu tư.

Phát triển có chiều sâu, mở rộng và tăng trưởng mạnh

trongcác lĩnh vực: Viễn thông – Công nghệ thông tin – Nội dung

truyềnthống sang doanh thu từ các dịch vụ nộidung, giá trị gia tăng, Fintech, IoT, quảng cáo trên di động, truyền hình OTT.

Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát

triển, khoa học – công nghệ đặc biệt là công nghệ nền tảng

của CMCN 4.0; thực hiện đổi mới sáng tạo; triển khai nhanh và

có hiệu quả lộ trình chuyển đổi từ doanh nghiệp khai thác viễn

thông truyền thống sang doanh nghiệp số; đẩy mạnh nghiên

cứu và ứng dụngcông nghệ thông tin trongquản trị nội bộ, rút

ngắn thời gian cung cấpdịch vụ, sản phẩm đếnkhách hàng và

phấn đấu là doanh nghiệp viễn thông đi đầu trong đổi mới, áp

dụng công nghệ mới với các phương thức kinh doanh theo

hướng thông minh hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, tạo ra năng

lực cạnh tranh cao hơn đáp ứng được yêu cầu đổi mới công

nghệ, đổi mới mô hình quản trị, quản lý trong kỷ nguyên cách

mạngcông nghiệp 4.0.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, trọng

tâm là hạ tầng Viễn thông, mạng 5G, hạ tầng Công nghệ

thông tin, đảm bảo chất lượng cung cấp trải nghiệm khách

hàng, nâng caohiệu quả và sức cạnh tranh.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, mô hình quản trị để tạo

nguồn lực của hệ thống tạo động lực tăng trưởng. Nghiên cứu,

đề xuất cơ chế giải quyết được tồn tại giữa mối quan hệ tiền

lương của người lao động và hiệu quả sử dụng vốn để tạo đòn

bẩy thúc đẩy phát triển doanhnghiệp bền vững.

Phát huy sức mạnh giá trị văn hóa doanh nghiệp

MobiFone, khơi dậy niềm tin mạnh mẽ, lòng tự hào, sức sáng

củaMobiFone.

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả lao động tạo tiền

đề cải thiện thu nhập cho người lao động trên cơ sở gắn với

kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh; chăm lo tốt đời sống

cho người lao động

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone đến năm 2025

Từ mục tiêu phát triển của MobiFone đến năm 2025, phương hướng hoàn

thiện quản lý VCĐ tại MobiFone được đưa ra như sau:

- Toàn bộ hoạt động quản lý VCĐ được thực hiện đúng định hướng chiến lược, đúng quy định của MobiFone, quy định của Nhà nước và Pháp luật.

- Tăng cường đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0; công nghệ hạ tầng và dịch vụ mạng di động 5G, đi tắt đón đầu triển khai các công nghệ mới và có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) và thực tế ảo/ thực tế tăng cường (VR/AR).

- Hoàn thiện các quy trình, quy định liên quan đến quản lý VCĐ, áp dụng công nghệ thông tin trong việc truyền tải nhanh chóng, dễ hiểu các quy trình, quy định đến từng nhân viên để dễ dàng thực hiện.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện sớm các bất cập, sai sót để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn những sai phạm trong quá trình thực hiện, tránh những vi phạm lớn gây mất ổn định trong quá trình thực hiện SXKD tại doanh nghiệp.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễnthông MobiFone thông MobiFone

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch vốn cố định

* Xây dựng phương án tăng vốn điều lệ cho công ty

Hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, các doanh nghiệp cần đầu tư giá trị lớn về TSCĐ để đảm bảo luôn tiên phong trong các công nghệ mới, làm cơ sở nâng cao

sức cạnh tranh, giá trị thương hiệu của mình. Với thực trạng vốn điều lệ rất thấp so với 2 đối thủ cạnh tranh còn lại, Tổng công ty Viễn thông MobiFone sẽ có tiềm lực kém hơn, tiềm lực đầu tư TSCĐ thấp hơn. Do đó, công ty cần xây dựng phương án bổ sung vốn điều lệ phù hợp cho giai đoạn mới để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phương án bổ sung vốn điều lệ của công ty cần được xây dựng nhanh đảm bảo các yếu tố sau:

- Vốn điều lệ mới cần đáp ứng được nhu cầu đầu tư TSCĐ, hoạt động SXKD của công ty trong thời gian dài, ít nhất là 5 năm, để phù hợp với kế hoạch SXKD, đầu tư phát triển 5 năm của công ty.

- Vốn điều lệ cần phải căn cứ vào nguồn lực của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước là nguồn từ quỹ đầu tư phát triển để lại. Việc nhà nước đầu tư trực tiếp nguồn ngân sách để bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp hiện nay khả năng rất thấp. Do đó, công ty cần cân đối nguồn bổ sung với nhu cầu để thực hiện xin bổ sung vốn điều lệ phù hợp, tránh chờ đợi từ vốn nhà nước, chậm thực hiện các kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư phát triển của mình.

* Đầu tư TSCĐ tối ưu và đồng bộ

TSCĐ của Tổng công ty Viễn thông MobiFone được đầu tư với giá trị rất lớn, rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, việc thực hiện đầu tư TSCĐ được đầu tư tập trung chủ yếu tại các vùng đô thị, đông dân cư mà chưa được đầu tư đúng mức đối với các vùng nông thôn, ngoại ô. TSCĐ hiện đại cũng sẽ được đầu tư chậm hơn, lâu hơn so với các vùng thành phố. Do đó, ở các vùng nông thôn, hiện tượng mạng kém, sóng kém, tốc độ truyền tải thấp thường xảy ra.

Công ty cần phải xây dựng quy hoạch đầu tư TSCĐ trung và dài hạn theo vùng. Từ đó, xác định kế hoạch đầu tư TSCĐ cho từng năm. Việc xây dựng quy hoạch cần đảm bảo việc xóa bỏ các điểm đen về phủ sóng, nâng cao dần chất lượng hạ tầng tại các vùng núi, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc đầu tư này ban đầu sẽ tốn kém nhiều chi phí, nhưng lợi ích về lâu dài là vô cùng lớn. Giúp duy trì các khách hàng cũ, thường xuyên di chuyển có thể sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất. Đồng thời, trên cơ sở hạ tầng tốt, dịch vụ tốt sẽ có thể phát triển thêm được

các khách hàng mới, muốn thay đổi sang một mạng di động tốt hơn. * Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ TSCĐ

Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nó đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất tiên tiến, nó đã tác động sâu sắc đến con người. Các doanh nghiệp là nơi tiếp xúc với những tiến bộ khoa học công nghệ, có thể áp dụng những thành tựu đó vào việc giảm chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động của máy móc thiết bị, hạ giá thành sản phẩm và tiếp tục nâng cao lợi nhuận của đơn vị. Đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị hiện nay nó đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp.

Như đã đề cập ở phần trên, ngành công nghệ viễn thông phát triển rất mạnh mẽ. Công nghệ viễn thông ngày càng đa dạng và phong phú hơn, có hiệu quả cho người tiêu dùng. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các doanh nghiệp viễn thông và vô cùng cần thiết, sự cạnh tranh của doanh nghiệp có thắng lợi, dịch vụ viễn thông có thể đứng vững trên thị trường hay không phụ thuộc vào cách thức đổi

mới công nghệ viễn thông, việc áp dụng khoa học công nghệ để cung cấp chất

lượng dịch vụ tốt hơn.

Đối với Tổng công ty Viễn thông MobiFone, hầu hết các TSCĐ phục vụ cho sản xuất đều là những máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, với hầu hết các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty đều đã khấu hao gần hết với hệ số hao mòn gần 80% thì việc đầu tư đổi mới TSCĐ lại càng trở nên cấp thiết.

Để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, Công ty phải chú ý giải quyết hai vấn đề cơ bản:

- Có phương án đổi mới khả thi. - Có nguồn tài trợ

Để có phương án đổi mới khả thi, nhà quản lý của công ty phải căn cứ vào tình hình thực tế của máy móc thiết bị để lựa chọn nên mua mới, thay thế loại máy móc, thiết bị nào nhằm làm cho việc đổi mới đem lại hiệu quả cao. Mặt khác, nhà quản lý cũng phải tổ chức việc khảo sát về trình độ kỹ thuật nước sản xuất, năm sản xuất của máy móc thiết bị, tuổi thọ kỹ thuật, công suất thiết bị từ đó thiết lập

phương án đầu tư phù hợp. Công ty có thể mời chuyên gia tư vấn cho lĩnh vực này. Việc lựa chọn phương án mua sắm cần căn cứ vào hiệu quả của từng phương án trước khi đi đến quyết định.

Xác định nguồn tài trợ sẽ là điều kiện rất quan trọng đối với việc phương án đầu tư có được lựa chọn hay không. Công ty có thể huy động vốn đầu tư từ các nguồn sau:

Thứ nhất, Công ty nên huy động từ nguồn bên trong, tận dụng nguồn vốn chủ sở hữu: vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển và đặc biệt là quỹ khấu hao.

Phải sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao TSCĐ để tái đầu tư cho TSCĐ phục vụ nhu cầu SXKD. Quỹ khấu hao được sử dụng hiệu quả, linh hoạt không những có tác dụng tái sản xuất giản đơn TSCĐ mà có thể tái sản xuất mở rộng phục vụ yêu cầu tăng quy mô SXKD của công ty.

Thứ hai, vay trung và dài hạn để bù đắp cho đầu tư TSCĐ từ các tổ chức tín dụng. Tổng công ty Viễn thông MobiFone hiện nay có kết quả SXKD tốt, tiềm lực tài chính và khả năng thanh toán tốt. Công ty có thể tận dụng vốn vay giá rẻ từ các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam như: ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ Việt Nam, ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Mizuho, … Các ngân hàng nước ngoài có ưu điểm là nguồn vốn lớn, lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng trong nước. Đây là nguồn tài trợ tốt cho công ty khi tính toán phương án, kế hoạch đầu tư TSCĐ.

* Xây dựng phương án xử lý đối với các TSCĐ đã cũ hoặc không còn phù hợp với tình hình SXKD

Tại thời điểm cuối năm 2019, các TSCĐ của Tổng công ty Viễn thông

MobiFone đã hao mòn gần 80%. Trong đó, 53% TSCĐ của công ty là các TSCĐ đã

khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng. Như vậy, một lượng lớn TSCĐ của công ty có khả năng sẽ không còn được sử dụng khi các công nghệ viễn thông trong nước đang phát triển mạnh. Công ty cần phải xây dựng phương án xử lý TSCĐ đã cũ hoặc không còn phù hợp với tình hình SXKD. Một số phương án xử lý TSCĐ như sau:

tại vùng này hoặc trong nước, nhưng có thể là công nghệ mới tại các vùng khác hoặc nước ngoài. Các nước phát triển đều đã áp dụng nguyên tắc này để đưa TSCĐ lạc hậu trong nước ra các nước kém phát triển hơn để thực hiện SXKD, thu về lợi nhuận. Phương pháp này giúp công ty tận dụng và tối ưu TSCĐ lạc hậu của mình, nhờ đó, có nguồn để đầu tư đổi mới TSCĐ và đồng bộ TSCĐ của công ty trong nước.

- Thanh lý TSCĐ đã cũ và không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh: thanh lý nhanh TSCĐ đã quá cũ là một biện pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung vì đối với những TSCĐ đã quá cũ thì chi phí thường rất cao, trong đó gồm chi phí duy trì, bảo dưỡng. Điều này dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút, làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

* Áp dụng phương pháp khấu hao hợp lý

Khấu hao TSCĐ là việc làm cần thiết và quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Mục đích của khấu hao là nhăm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi số VCĐ đã đầu tư ban đầu để táisản xuất giản đơnhoặc mở rộng TSCĐ.

Khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dung chủyếu, quan trọng trong quản lý VCĐ của doanh nghiệp.

Trong những năm qua Tổng công ty Viễn thông MobiFone luôn lựa chọnphương pháp khấu hao theo đường thẳng. Đây là phương pháp đơn giản dễ tính và được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng tuy nhiên nó lại có nhược điểm là số vốn thu hồi chậm. Do vậy công ty cần kiến nghị với bộ Tài chính cho phép tiến hành khấu hao nhanh một số TSCĐ như các loại máy móc thiết bị chuyên ngành viễn thông để đẩy cao thu hồi vốn, sớm đổi mới trang thiết bị hiện đại hơn.

* Xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy định phù hợp với thực tiễn hoạt động SXKD của công ty trong giai đoạn mới

Các quy định của Nhà nước đã thay đổi nhiều so với giai đoạn trước để phù hợp với tình hình SXKD mới. Do đó, công ty cũng cần rà soát lại toàn bộ quy trình, quy định của mình. Xây dựng quy trình, quy định phải đảm bảo:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước; - Thực hiện phân cấp, ủy quyền rõ ràng;

- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia thực hiện quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ;

- Xây dựng các chế tài đủ sức răn đe đảm bảo các vi phạm cố ý, gian lận, sử dụng sai mục đích sẽ bị xử lý đúng mức, đúng người.

- Tăng cường các quy định kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa các tình trạng vi phạm, thực hiện sai mục đích TSCĐ, VCĐ của công ty.

* Hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ trong hoạt động SXKD của công ty

Qua thực hiện hoạt động SXKD, đầu tư phát triển, công ty cần phải có những thay đổi phù hợp về mô hình tổ chức, bộ máy quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ để đáp ứng nhu cầu phát triển. Hàng năm, công ty phải rà soát, đánh giá hiệu quả thực hiện các công việc của từng bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ từ đó, xây dựng phương án sắp xếp lại, tổ chức lại theo mục tiêu quản lý của công ty. Công ty cần thực hiện tách bạch các phòng, ban vừa thực hiện các công tác sử dụng TSCĐ, VCĐ vừa thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo không có sự bao che, gian lận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 101)