Điều kiện thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 111 - 121)

Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường chịu sự quản lý của trực tiếp của từ các văn bản pháp luật và cơ chế quản lý tài chính. Do đó sự thắt chặt hay nới lỏng hoạt động của doanh nghiệp đều được điều chỉnh bằng luật và các văn bản quy phạm pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính. Vì vậy, những thay đổi của các chính sách và cơ chế quản lý ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Những chính sách, cơ chế thay đổi kịp

thời phù hợp với nền kinh tế thị trường để giúp cho các doanh nghiệp kinh

doanh được thuận lợi hơn, đạt hiệu quả cao, đóng góp cho ngân sách nhà nước. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong mọi hoạt động SXKD, chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn. Tuy nhiên, để

tạo môi trường và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi cần có những cải cách sau:

a. Về môi trường kinh doanh

Các chính sách vĩ mô phải đúng đắn, phù hợp, và thay đổi kịp thời với những biến động của nền kinh tế không chỉ ở trong nước mà phải nghiên cứu quan tâm đến kinh tế các khu vực lân cận, kinh tế toàn cầu. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên một môi trường kinh tế ổn định và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Chính phủ cần tinh giảm các thủ tục hành chính trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình SXKD của doanh nghiệp, cần cải thiện thủ tục hành chính cho thuận tiện, rõ ràng, gọn nhẹ, giảm bớt các chi phí thủ tục giấy tờ.

Bộ Thông tin và Truyền thông cần tạo điều kiện và hỗ trợ cho đơn vị được xây dựng và lắp đặt trạm viễn thông ở những khu vực thích hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân và đảm bảo chất lượng sóng được tốt. Đồng thời, có các chiến lược dài hạn cho phát triển lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin để các doanh nghiệp trong ngành có sự chuẩn bị về TSCĐ, VCĐ phù hợp.

b. Về môi trường pháp lý

Quốc hội cần phải thiết lập hành lang pháp lý phải đồng bộ và thống nhất giữa các bộ luật liên quan, phải đảm bảo cho sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ các tiêu cực trong kinh doanh như buôn lậu, chốn thuế, tham nhũng trong nền kinh tế. Với mỗi bộ luật, Chính phủ cần phải có các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, các quy định cần phải có xu hướng thay đổi để phù hợp với sự tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới.

KẾT LUẬN

TSCĐ, VCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất kết hợp với công tác quản lý sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao cả về chất lượng và số lượng sản phẩm, dịch vụ. Qua đó doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của các chủ sở hữu. Tầm quan trọng của việc

sử dụng TSCĐ, VCĐ sao cho có hiệu quả và đó là việc mỗi doanh nghiệp đều

phải quan tâm. Muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng như tăng lợi nhuận thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có giải pháp quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ, làm thế nào mà với một số TSCĐ bỏ ra là ít nhất và thu về được lợi nhuận là nhiều nhất. Vì vậy, để hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế của đất nước, công tác quản lý VCĐ không ngừng được đổi mới và hoàn thiện về phương pháp cũng như nội dung. Chính bởi lẽ đó, công tác quản lý VCĐ ở các doanh nghiệp là rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động và kết quả kinh doanh của đơn vị.

Luận văn “Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone” đã tiến hành nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan, từ đó hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về VCĐ và quản lý VCĐ tại doanh nghiệp; làm rõ các nội dung quản lý VCĐ theo quá trình quản lý gồm: lập kế hoạch VCĐ, tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ và kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ tại doanh nghiệp. Đồng thời, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý VCĐ tại doanh nghiệp.

Phân tích thực trạng quản lý VCĐ ở MobiFone cho thấy: công ty đã thực hiện quản lý VCĐ theo quá trình quản lý: hoạt động lập kế hoạch VCĐ; hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ; hoạt động kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ. Trong đó: lập kế hoạch VCĐ được thực hiện theo các nội dung lập kế hoạch đầu tư TSCĐ, lập kế hoạch thanh lý TSCĐ và lập kế hoạch khấu hao TSCĐ. Công tác lập kế hoạch có định hướng chiến lược trong từng hoạt động, được tổng hợp từ dưới lên và có sự phê duyệt theo từng cấp đảm bảo được hoạt động lập kế hoạch VCĐ đúng

theo chủ trương và có tính thực tiễn, tuy nhiên, chưa đạt được kết quả cuối cùng là kế hoạch VCĐ cuối kỳ, các công tác lập kế hoạch còn chậm dẫn đến ảnh hưởng đến tình hình thực hiện và kiểm soát thực hiện cũng bị chậm theo; hoạt động lập kế hoạch thanh lý TSCĐ còn chậm; phương pháp khấu hao TSCĐ đối với một số loại TSCĐ còn chưa phù hợp với tình hình hao mòn TSCĐ. Hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ: MobiFone đã xây dựng đầy đủ các quy trình, quy định để hướng dẫn từng bước trong công tác quản lý, sử dụng VCĐ, đồng thời quy định trách nhiệm, quyền hạn đối với từng hoạt động quản lý sử dụng VCĐ. Tuy nhiên, còn một số bất cập về cơ cấu tổ chức, cũng như quy trình còn chưa cập nhật đồng bộ để thực hiện dễ dàng hơn. Công tác kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ được thực hiện thường xuyên, định kỳ giúp nhận biết các tồn tại để nhanh chóng khắc phục, sửa chữa; MobiFone cũng thực hiện chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong việc quản lý VCĐ; ngoài ra luôn đổi mới, khai thác năng lực của máy móc thiết bị một cách tối đa, đáp ứng nhu cầu công nghệ ngày càng cao của xã hội, xây dựng được uy tín trên thị trường viễn thông, không ngừng nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, giám sát còn chưa đầy đủ các nội dung theo lý thuyết đề ra.

Để hoàn thiện quản lý VCĐ tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone trong

thời gian tới, luận văn có đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty như như: Tổng Công ty cần xây dựng phương án bổ sung vốn điều lệ và xin bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp với tình hình SXKD của công ty: đây là điều kiện cần để MobiFone có thể phát huy tiềm lực và cạnh tranh công bằng, lành mạnh với các nhà mạng khác tại trong thị trường viễn thông – công nghệ thông tin hiện nay; đầu tư TSCĐ một cách tối ưu và đồng bộ, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ TSCĐ, xây dựng phương án xử lý đối với các TSCĐ cũ, hiệu quả kém sẽ giúp cho công ty có một hệ thống TSCĐ hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời là cơ sở để phát triển khách hàng mới trong tương lai; áp dụng phương pháp khấu hao hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi đầy đủ vốn đầu tư đã bỏ ra, đồng thời, phán ánh đúng giá trị còn lại của TSCĐ trên các báo cáo

của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý nắm được tình hình VCĐ một cách đúng đắn tại các thời điểm ra quyết định của mình; nâng cao trình độ quản lý, trình độ nhân viên để đảm bảo cán bộ quản lý và sử dụng đều có những hiểu biết đúng, đầy đủ để áp dụng các lý thuyết quản lý mới, cập nhật phù hợp với tình hình VCĐ tại doanh nghiệp của mình; tích cực tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường, xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy định, hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy quản lý VCĐ, hoạt động này sẽ giúp cho công ty có sự đồng bộ trong công tác quản lý, sử dụng VCĐ, các công việc sẽ được tiến hành một cách thuận tiên, suôn sẻ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và tiền bạc của doanh nghiệp; điều kiện thực hiện giải pháp gồm kiến nghị Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, Ban ngành có liên quan về việc ban hành quy định, chính sách thay đổi kịp thời phù hợp với nền kinh tế thị trường để giúp các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, hiệu quả cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone, tạo ra nhiều ngân sách cho nhà nước./.

Danh mục tài liệu bằng tiếng Việt

1. Bích Trâm (2020), Viettel thử nghiệm thành công cuộc gọi mạng 5G, Tạp chí

Forbes Việt Nam, địa chỉ: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/viettel- thu-nghiem-thanh-cong-cuoc-goi-mang-5g-8980.html , [truy cập ngày 10/4/2020].

2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

3. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 về

Chế độ kế toán doanh nghiệp.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

5. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2014), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà

xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. Đặng Thị Loan (2013). Giáo trình kế toán tài chính trong các daonh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

7. Hà Thị Thanh Hương (2018), Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Lê Hồng Phong (2018), Quản lý vốn tại Công ty Bất động sản Viettel, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản

Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Ngô Thị Kim Hòa (2017), Quản trị vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp

xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính.

11. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh

học quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Đông (2012), Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh

nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Quý (2020), Quản lý vốn tại Công ty cổ phần Bột giặt Lix, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Nhóm phóng viên Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), Bộ Thông tin và

Truyền thông 2019 – Năm của những khởi tạo mới, Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông, Địa chỉ: https://www.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/140457/Bo-Thong-tin-va-Truyen- thong-2019---Nam-cua-nhung-khoi-tao-moi.html, [truy cập ngày 10/4/2020].

17. Nperf (2020), Bản đồ phủ sóng 3G / 4G / 5G, Viet Nam¸ Nperf, địa chỉ:

https://www.nperf.com/vi/map/VN, [truy cập ngày 10/8/2020].

18. Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Báo cáo tài chính năm 2017 (2018), Hà Nội.

19. Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Báo cáo tài chính năm 2018 (2019), Hà Nội.

20. Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Báo cáo tài chính năm 2019 (2020), Hà Nội.

21. Từ điển bách khoa toàn thư (2016).

22. Trần Thị Hòa (2014), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.

23. Trần Xuân Cầu (2014), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

24. Vũ Ngọc Dũng (2018), Quản lý vốn tại Công ty cổ phần Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

https://www.investopedia.com/terms/f/fixed-capital.asp, [truy cập ngày 10/4/2020].

2. David Ricardo (1817), On the principles of political economy and taxation,

John Murray, London.

Danh sách người được phỏng vấn:

STT Họ tên Chức danh Công việc

1 Bà Phùng Thị

Hải Yến

Tổ trưởng – Ban Tài chính – Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Quản lý tài chính của Tổng công ty Viễn thông MobiFone

2 Ông Cao

Thành Chung

Tổ trưởng – Ban Tài chính – Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Quản lý tài chính của Tổng công ty Viễn thông MobiFone

3 Ông Đinh

Trọng Nghĩa

Chuyên viên – Ban Tài chính – Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Thực hiện các công việc chi tiết quản lý tài chính theo phân công công việc được giao

4 Bà Phan Thị

Phượng

Chuyên viên – Ban Tài chính – Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Thực hiện các công việc chi tiết quản lý tài chính theo phân công công việc được giao

5 Bà Hồ Diệu

Anh

Chuyên viên – Ban Tài chính – Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Thực hiện các công việc chi tiết quản lý tài chính theo phân công công việc được giao

quản lý VCĐ tại MobiFone nhằm đạt được là gì?

2. Việc thực hiện quản lý VCĐ tại MobiFone bao gồm các nội dung chi tiết là gì? 3. Hoạt động lập kế hoạch VCĐ tại MobiFone bao gồm các nội dung gì? Công tác lập

kế hoạch VCĐ có đạt được những kết quả gì? Có những tồn tại gì và nguyên nhân của những tồn tại?

4. Hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch VCĐ tại MobiFone bao gồm những nội dung gì? Công tác tổ chức thực hiện VCĐ tại MobiFone đạt được những kết quả gì? Có những tồn tại gì và nguyên nhân của những tồn tại?

5. Hoạt động kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ tại MobiFone bao gồm những nội dung gì? Công tác kiểm soát thực hiện kế hoạch VCĐ tại MobiFone đạt được những kết quả gì? Có những tồn tại gì và nguyên nhân của những tồn tại?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 111 - 121)