Giới thiệu chung của Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 54)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty

Tổng công ty Viễn thông MobiFone được thành lập ngày 16/4/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động. Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngày 29/08/2018, MobiFone được chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (theo Nghị định số 131/NĐ-CP ngày 29/09/2018).

Về các mốc phát triển của MobiFone:

Giai đoạn 1993-1995: Giai đoạn hình thành: Ngày 16/04/1993, Công ty Thông tin Di động VMS - mạng di động đầu tiên của Việt Nam chính thức được thành lập với thương hiệu MobiFone. Năm 1994: Thành lập Trung tâm thông tin di động I, II tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Ra mắt gói cước trả sau đầu tiên, tiền

thân của MobiGold. Năm 1995: Thành lập Trung tâm Thông tin di động III tại

Đà Nẵng; Ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển); mở rộng vùng phủ sóng tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam với 20 tỉnh thành.

Giai đoạn 1995 - 2014: Năm 1996-1999: Ra mắt website mobifone.vnn.vn; Khai thác dịch vụ chuyển vùng quốc tế; Ra mắt dịch vụ trả trước đầu tiên tại Việt Nam với gói cước MobiCard. Năm 2000: Là nhà mạng đầu tiên cung cấp các gói khuyến mãi tin nhắn nội mạng. Năm 2001: Mở rộng cung cấp dịch vụ nhắn tin với mạng Vinaphone; Phủ sóng 61/61 tỉnh thành với tổng số 500 trạm thu phát sóng. Năm 2002: MobiFone được trao chứng chỉ tiêu chuẩn hệ thống chất lượng quản lý ISO 9001:200 về chất lượng mạng lưới. Năm 2003: Ra mắt webportal tại địa chỉ: mobifone.com.vn. Năm 2004: Trung tâm Thông tin Di động III được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba. Năm 2005: Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn

thông có quyết định chính thức về việc cổ phần hóa Công ty Thông tin Di động.

Năm 2006: Thành lập Trung tâm Thông tin Di động IV tại Cần Thơ; Xếp hạng 1

trong “Top 10 thương hiệu mạnh và có tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam” do báo Le Courrier du Vietnam bình chọn và giới thiệu trong Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006; Khởi động chương trình Kết nối dài lâu – là nhà mạng tiên phong thực hiện tích điểm hưởng ưu đãi cho khách hàng. Đạt mốc 05 triệu thuê bao. Năm 2007: Xếp

hạng Top 20 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do tổ chức UNDP bình

chọn; Năm 2008: Thành lập Trung tâm Thông tin Di động V tại Hải Phòng, Trung

tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng tại Hà Nội; Cung cấp gói GPRS đầu tiên trên thị trường Việt Nam; Ra mắt gói cước Mobi365, được ICT Awards bình chọn là “Gói cước di

động xuất sắc nhất năm 2008”. Năm 2009: Thành lập Trung tâm Tính cước và

Thanh khoản tại Hà Nội; Cung cấp dịch vụ data (3G). Đạt mốc 30 triệu thuê bao; Giải thưởng Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất trong Bộ TT&TT trao tặng trong hệ thống giải thưởng Vietnam ICT Awards 2009. Năm 2010: Chuyển

đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu; Giải thưởng

“Doanh nghiệp viễn thông Di động có chất lượng dịch vụ tốt nhất” năm 2010 do Bộ TT&TT trao tặng; Thành lập Trung tâm Thông tin di động VI (nay là Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 8). Năm 2011-2012: Đạt danh hiệu “Anh hùng Lao động”; Cung cấp dịch vụ Data roaming cho thuê bao trả trước, là nhà mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ này. Năm 2013: Đạt mốc 40 triệu thuê bao. Phủ sóng tới 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam; Đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.

Giai đoạn 2014 -2018: Năm 2014: Tách khỏi VNPT, thành lập Tổng công ty

Viễn thông MobiFone. Năm 2015: Cơ cấu lại bộ máy tổ chức với 20 Ban, phòng

chức năng và 20 đơn vị trực thuộc. Năm 2016: Đứng thứ 4 trong Top 50 thương

hiệu giá trị nhất Việt Nam (theo công bố của Brand Finance); Ra mắt đường trục

truyền dẫn Bắc - Nam; Thử nghiệm dịch vụ 4G; Đẩy mạnh kinh doanh theo hướng

phân khúc datacentric và tích hợp dịch vụ. Năm 2017: Top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam; Top 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng lớn nhất đối với Internet Việt Nam qua một thập kỷ (2007-2017); Nhà mạng có dịch vụ 4G

tiêu biểu; Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2017. Doanh thu 02 tỉ USD. Năm 2018: Doanh nghiệp vì người lao động.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty

Là Tổng Công ty do Nhà nước đầu tư 100% vốn, MobiFone luôn nỗ lực

hoàn thành trách nhiệm là một trong những doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, tích cực đóng góp cho xã hội, nhà nước. Tổng công ty thực hiện kinh doanh trong các lĩnh vực: Đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh - truyền hình, truyền thông đa phương tiện; Sản xuất, lắp ráp và xuất nhập khẩu, kinh doanh thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; Bảo trì, sửa chữa thiết bị chuyên ngành điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; Các ngành nghề khác sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Trên cơ sở đó, sứ mệnh của Tổng công ty là đem lại những sản phẩm và dịch vụ kết nối mỗi người dân, gia đình, doanh nghiệp trong một hệ sinh thái, nơi những nhu cầu trong cuộc sống, công việc, học tập và giải trí được phát hiện, đánh thức và thỏa mãn nhằm đạt được sự hài lòng, phát triển và hạnh phúc. Phát triển trong nhận thức, trong các mối quan hệ, trong cơ hội kinh doanh và hạnh

phúc vì được quan tâm, được chăm sóc, được khuyến khích và được thỏa mãn.

Tăng trưởng và hạnh phúc là động lực phát triển của các cá nhân cũng như toàn

xã hội. Bên cạnh đó, MobiFone có trách nhiệm đóng góp lớn trong cơ cấu GDP

của quốc gia, thể hiện vị thế và hình ảnh quốc gia trong lĩnh vực công nghệ - truyền thông - tin học.

Giai đoạn 2016 - 2020 là giai đoạn khởi đầu trong một vị thế mới của MobiFone, là bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử phát triển của Tổng Công ty. Do đó, MobiFone đã xây dựng hệ thống các mục tiêu phát triển với các nội dung như sau:

- Thị phần: Không ngừng bứt phá vị trí xếp hạng trong top 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động hàng đầu tại Việt Nam, triển khai và nhanh

chóng khẳng định vị thế trong các lĩnh vực kinh doanh mở rộng bao gồm Viễn thông CNTT – Truyền hình – Phân phối và bán lẻ - Đa dịch vụ.

- Thương hiệu: Nâng cao giá trị thương hiệu MobiFone thông qua kế thừa và phát huy giá trị truyền thống và cốt lõi của doanh nghiệp, đẩy mạnh sự nhận diện thương hiệu, thu hút sự yêu thích thương hiệu, và định hình sự trung thành thương hiệu của khách hàng trên toàn phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Doanh thu: Tốc độ tăng doanh thu bình quân năm trong cả giai đoạn trên 20%/năm, đến năm 2020 hoàn thành doanh thu toàn Tổng công ty đạt trên 100.000 tỷ đồng.

- Lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân năm trong cả giai đoạn trên 18%/năm.

Với những thay đổi mang tính chiến lược, tầm nhìn 2015 - 2020 của Tổng công ty Viễn thông MobiFone được thể hiện rõ nét trong thông điệp “Kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng”. Tầm nhìn này phản ánh cam kết của MobiFone hướng đến sự phát triển toàn diện và bền vững dựa trên ba mối quan hệ trụ cột: với khách hàng, với đối tác, và với từng nhân viên.

Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của MobiFone gồm: Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Bộ máy giúp việc, Ban Kiểm toán nội bộ;

- Bộ máy giúp việc gồm các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ: Văn phòng, Ban Tổ chức cán bộ - Lao động, Ban Kế hoạch - Chiến lược, Ban Tài chính, Ban Kế toán, Ban Đầu tư, Ban Kinh doanh, Ban Kinh doanh quốc tế,

- Ban Truyền thông, Ban Dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng, Ban Chăm sóc khách hàng, Ban Phát triển mạng lưới, Ban Quản lý và Điều hành mạng, Ban Công nghệ thông tin, Phòng Xuất nhập khẩu.

- 25 đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm:

+ 9 Công ty kinh doanh khu vực 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9: Chịu trách nhiệm kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty cung cấp đối với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch phát triển của Tổng Công ty trên địa bàn từng khu vực.

+ Trung tâm Dịch vụ Đa phương tiện và giá trị gia tăng: Xây dựng và triển khai các phương án kinh doanh, chính sách kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dich vu ̣giá tri ̣gia tăng, data; Hơp tác kinh doanh với các đối tác cung cấp nôi dung... ̣

+ Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone: Chủ trì nghiên cứu, sản xuất, phát triển mới các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các đơn vị, khách hàng trong và ngoài công ty; Nghiên cứu các hệ thống phần mềm của công ty do đối tác đang triển khai, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, tiến tới làm chủ hệ thống, chủ trì tối ưu, nâng cấp, mở rộng các tính năng của hệ thống; Nghiên cứu, cập nhật và thử nghiệm công nghệ; Đề xuất phương án sử dụng công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, và triển khai các giải pháp công nghệ trọn gói cho các khách hàng trong và ngoài Công ty; Cung cấp dịch vụ phần mềm: tích hợp hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì, tối ưu, đào tạo... cho khách hàng trong và ngoài công ty.

+ Trung tâm Viễn thông quốc tế MobiFone: Có nhiệm vụ quản lý, kinh

doanh dịch vụ viễn thông quốc tế; Đề xuất đầu tư, giải pháp, thiết bị và ứng dụng để phát triển dịch vụ kinh doanh quốc tế; Điều hành định tuyến lưu lượng; Quản lý, kinh doanh dịch vụ chuyển vùng quốc tế; Duy trì và bảo đảm chất lượng dịch vụ viễn thông quốc tế.

Các đơn vị khối kỹ thuật – công nghệ

+ 3 Trung tâm Mạng lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam: Quản lý, vận

hành khai thác bảo dưỡng thiết bị, truyền dẫn và cơ sở hạ tầng mạng vô tuyến; Điều hành công tác xử lý sự cố các trạm phát sóng thuộc địa bàn miền; Tối ưu vùng phủ sóng đảm bảo chất lượng mạng phục vụ khách hàng theo yêu cầu của các Công ty kinh doanh; Phối hợp đơn vị trong công tác phát triển mạng, triển khai dịch vụ mới, an toàn phòng chống lụt bão.

+ Trung tâm Quản lý, điều hành mạng (NOC): Quản lý, vận hành, bảo dưỡng thiết bị, truyền dẫn và cơ sở hạ tầng lắp đặt thiết bị phần mạng lõi; Điều hành công tác xử lý sự cố phần mạng lõi; Tối ưu đảm bảo chất lượng các hướng lưu lượng và dịch vụ cung cấp tới khách hàng; Phối hợp đơn vị trong công tác phát triển mạng, triển khai dịch vụ mới, an toàn an ninh.

+ Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông: Lắp đặt, sửa chữa thiết bị viễn thông và các thiết bị phụ trợ khác; Đo kiểm chất lượng mạng lưới; cung cấp số liệu phục vụ công tác tối ưu của các đơn vị trong Công ty; Nghiên cứu, thử nghiệm các giải pháp, công nghệ, ứng dụng kỹ thuật.

Các đơn vị khối đầu tư – phát triển mạng

+ Ban quản lý các dự án hạ tầng 1, 2, 3; + Ban quản lý các dự án kiến trúc 1, 2;

+ Trung tâm Tư vấn thiết kế MobiFone: có chức năng, nhiệm vụ tư vấn đầu tư, xây dựng chuyên ngành thông tin di động, thông tin, viễn thông cho các đơn vị trong và ngoài Tổng Công ty.

Các đơn vị khối hỗ trợ

+ Trung tâm Tính cước và Thanh khoản MobiFone: có chức năng, nhiệm vụ khai thác hệ thống tính cước tập trung và các hệ thống công nghệ thông tin nội bộ của Tổng Công ty để phục vụ cho công tác kỹ thuật mạng lưới và cung cấp số liệu cho các hoạt động SXKD của Tổng Công ty.

+ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển MobiFone: Nghiên cứu, phát triển

công nghệ; Ứng dụng các kết quả nghiên cứu, phát triển, các giải pháp khoa học công nghệ mới tại Tổng công ty; Thiết kế, phát triển và sáng tạo cácvsản phẩm, dịch vụ viễn thông, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ công nghệ thông tin; Nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ hiện có với chất lượng và giá thành tối ưu; Tổ chức hoạt động nghiên cứu và triển khai các công nghệ đã được giao; Thực hiện tư vấn về chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ,... tư vấn về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ cho nội bộ Tổng công ty và các đơn vị ngoài.

+ Công ty cổ phần Công nghệ MobiFone Toàn cầu (MobiFone Global): Kinh doanh, xây dựng các trang thiết bị điện tử, viễn thông, tin học, thiết bị văn phòng và các dịch vụ đi kèm.

+ Công ty cổ phần Dịch vụ Gia tăng MobiFone (MobiFone Plus): Phát triển mạng lưới của Tổng công ty ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, cung cấp các dịch vụ viễn thông cho các khách hàng quốc tế, xúc tiến đầu tư, triển khai các dự án về dịch vụ di động, Internet băng rộng tại thị trường nước ngoài và một số dịch vụ khác.

+ Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật MobiFone (MobiFone Service): Cung cấp hoạt động viễn thông không dây và có dây, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, các dịch vụ liên quan đến máy tính và một số dịch vụ khác.

Theo mô hình này, Hội đồng thành viên là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại MobiFone, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu nhà nước và trước pháp luật về mọi hoạt động của MobiFone.

Tổng giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của MobiFone theo mục tiêu, kế hoạch và quyết định của Hội đồng thành viên MobiFone, phù hợp với Điều lệ của Tổng công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên MobiFone, Chủ tịch Hội đồng thành viên và pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Kết thúc quý, năm, Tổng giám đốc phải báo cáo Hội đồng thành viên MobiFone bằng văn bản về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động công ích của MobiFone và phương hướng thực hiện kì tới.

Kiểm soát viên có nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định số lượng Kiểm soát viên và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm soát viên MobiFone. Kiểm soát viên có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và Điều 104 Luật Doanh nghiệp.

2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Trải qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Tổng công ty Viễn thông MobiFone là một trong ba nhà mạng viễn thông lớn nhất tại Việt Nam. Giai đoạn 2017 – 2019 là một thời kỳ khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, Tổng công ty vẫn đạt được nhiều kết quả tốt thể hiện qua một số phân tích sau:

* Tình hình thựchiện kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao:

Bảng 2.: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao của Tổng công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm2017 Năm2018 Năm2019

1 Tổng doanh thu 40.109 36.926 34.026

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 39.956 36.056 32.898 - Doanh thu tài chính 121 859 1.037

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w