Vai trò của vốn cố định tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 31 - 32)

Về mặt giá trị, VCĐ phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp thông qua giá trị còn lại của TSCĐ. Còn về mặt hiện vật, VCĐ thể hiện vai trò của mình qua thực trạng TSCĐ tại doanh nghiệp. TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu hết TSCĐ gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại. Doanh nghiệp có TSCĐ có thể không lớn về mặt giá trị nhưng tầm quan trọng của nó lại không hề nhỏ đối với doanh nghiệp.

Thứ nhất, TSCĐ phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, phản

ánh quy mô của doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại hình

kinh doanh mà nó tiến hành.

Thứ hai, TSCĐ luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp. Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳ sản xuất, TSCĐ tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn định trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp cả về sản lượng và chất lượng.

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng cao thì cũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất lao động, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm chiếm lĩnh thị trường. Sự đầu tư không đúng mức đối với TSCĐ cũng như việc đánh giá thấp tầm quan trọng của TSCĐ dễ đem lại những khó khăn sau cho doanh nghiệp:

- TSCĐ có thể không đủ tối tân để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cả về chất lượng và giá thành sản phẩm. Điều này có thể dẫn các doanh nghiệp đến bờ vực phá sản nếu lượng vốn của nó không đủ để cải tạo đổi mới tài sản.

- Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranh giành mất một phần thị trường của danh nghiệp và điều này buộc doanh nghiệp khi muốn giành lại thị trường khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều về chi phí tiếp thị hay phải hạ giá thành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp.

Thứ tư, TSCĐ còn là một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:

- Đối với vốn vay ngân hàng thì TSCĐ được coi là điều kiện khá quan trọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay. Trên cơ sở trị giá của tài sản thế chấp ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không và cho vay với số lượng là bao nhiêu.

- Đối với công ty cổ phần thì độ lớn của công ty phụ thuộc vào giá trị TSCĐ mà công ty nắm giữ. Do vậy trong quá trình huy động vốn cho doanh nghiệp bằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy của các nhà đầu tư chịu ảnh hưởng khá lớn từ lượng tài sản mà công ty hiện có và hàm lượng công nghệ có trong TSCĐ của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w