Vốn cố định tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 29)

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn cố định tại doanh nghiệp

* Khái niệm VCĐ:

Khái niệm VCĐ lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1817 bởi nhà kinh tế học

người Anh, David Ricardo. David Ricardo (1817) đưa ra quan niệm: “Vốn cố định

vốn đầu tư vào công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị và nhà xưởng”. David Ricardo (1817) cho rằng VCĐ hao mòn một cách dần dần sau một thời gian dài.

Karl Marx (1885) cũng nhận định rằng VCĐ cũng luân chuyển, tuy nhiên thời gian luân chuyển lâu dài hơn, bởi vì tài sản cố định có thể được sử dụng cho 5, 10 hoặc 20 năm trước khi nó phát huy hết giá trị và bị loại bỏ với giá trị thanh lý.

Theo Adam Hayes (2020) “Vốn cố định bao gồm các tài sản như tài sản, nhà máy và thiết bị, cần thiết để bắt đầu và tiến hành hoạt động kinh doanh, ngay cả ở giai đoạn tối thiểu. Những tài sản này được coi là cố định vì chúng không bị tiêu thụ hoặc bị phá hủy trong quá trình sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ thực tế nhưng có giá trị tái sử dụng. Các khoản đầu tư vốn cố định thường được khấu hao trên báo cáo kế toán của công ty trong một khoảng thời gian dài, lên đến 20 năm hoặc hơn thế.”

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu, công trình khoa học đã đưa ra quan điểm về khái niệm VCĐ như sau:

Theo Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2014), “Vốn cố định là một bộ phận ứng

trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ trong doanh nghiệp”.

Ngô Thị Kim Hòa (2017) cũng cho rằng: “Vốn cố định là một bộ phận của

vốn kinh doanh mà doanh nghiệp ứng ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

Hà Thị Thanh Hương (2018) đưa ra quan điểm về VCĐ như sau: “Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là hình thái giá trị của các tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất kinh doanh. Khi xem xét những hình thái giá trị của các tư liệu lao động nằm trong vốn cố định, không chỉ xét về mặt hiện vật và chủ yếu phải xem xét tác dụng của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với tất cả các tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất đều là vốn cố định.”

Nguyễn Ngọc An (2017) và Vũ Ngọc Dũng (2018) cùng quan điểm rằng

VCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, TSCĐ dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh.

Như vậy, có thể hiểu tổng quan VCĐ được định nghĩa như sau:

“VCĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn kinh doanh, là toàn bộ số tiền đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng hoặc cần đổi mới”.

* Đặc điểm VCĐ:

Đặc điểm luân chuyển của VCĐ luôn bị chi phối bởi các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp. Do TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng trong nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu không thay đổi nhưng giá trị của nó lại bị hao mòn và được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra nên VCĐ cũng có những đặc điểm cơ bản tương đồng. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2014) đã khái quát đặc điểm VCĐ như sau:

- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD của doanh nghiệp. Đặc điểm này

của VCĐ xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD.

- VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất theo mức độ hao mòn của TSCĐ. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ bị hao mòn, bị giảm dần giá trị sử dụng và giá trị VCĐ được tách ra làm hai bộ phận: Vốn

khấu hao tăng dần và giá trị còn lại TSCĐ giảm dần. Sở dĩ giá trị còn lại TSCĐ giảm dần do đặc điểm TSCĐ trong quá trình sử dụng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất, đặc tính sử dụng ban đầu, giá trị TSCĐ chuyển dịch dần từng phần theo mức độ hao mòn giá trị sản phẩm mà nó tạo ra.

- VCĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau nhiều chu kỳ sản xuất khi mà TSCĐ hết thời gian sử dụng hoặc cần đổi mới. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

Những đặc điểm luân chuyển trên đây của VCĐ không chỉ chi phối đến nội dung, biện pháp quản lý sử dụng VCĐ, mà còn đòi hỏi việc quản lý, sử dụng VCĐ phải luôn gắn liền với việc quản lý, sử dụng hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp.

1.1.2. Vai trò của vốncố định tại doanh nghiệp

Về mặt giá trị, VCĐ phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp thông qua giá trị còn lại của TSCĐ. Còn về mặt hiện vật, VCĐ thể hiện vai trò của mình qua thực trạng TSCĐ tại doanh nghiệp. TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu hết TSCĐ gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại. Doanh nghiệp có TSCĐ có thể không lớn về mặt giá trị nhưng tầm quan trọng của nó lại không hề nhỏ đối với doanh nghiệp.

Thứ nhất, TSCĐ phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, phản

ánh quy mô của doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại hình

kinh doanh mà nó tiến hành.

Thứ hai, TSCĐ luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp. Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳ sản xuất, TSCĐ tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn định trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp cả về sản lượng và chất lượng.

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng cao thì cũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất lao động, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm chiếm lĩnh thị trường. Sự đầu tư không đúng mức đối với TSCĐ cũng như việc đánh giá thấp tầm quan trọng của TSCĐ dễ đem lại những khó khăn sau cho doanh nghiệp:

- TSCĐ có thể không đủ tối tân để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cả về chất lượng và giá thành sản phẩm. Điều này có thể dẫn các doanh nghiệp đến bờ vực phá sản nếu lượng vốn của nó không đủ để cải tạo đổi mới tài sản.

- Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranh giành mất một phần thị trường của danh nghiệp và điều này buộc doanh nghiệp khi muốn giành lại thị trường khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều về chi phí tiếp thị hay phải hạ giá thành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp.

Thứ tư, TSCĐ còn là một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:

- Đối với vốn vay ngân hàng thì TSCĐ được coi là điều kiện khá quan trọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay. Trên cơ sở trị giá của tài sản thế chấp ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không và cho vay với số lượng là bao nhiêu.

- Đối với công ty cổ phần thì độ lớn của công ty phụ thuộc vào giá trị TSCĐ mà công ty nắm giữ. Do vậy trong quá trình huy động vốn cho doanh nghiệp bằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy của các nhà đầu tư chịu ảnh hưởng khá lớn từ lượng tài sản mà công ty hiện có và hàm lượng công nghệ có trong TSCĐ của công ty.

1.2. Quảnlý vốn cố định

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý vốn cố định tại doanh nghiệp

a) Khái niệm quản lý VCĐ tại doanh nghiệp

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà (2012) đã định nghĩa: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các

nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động”.

Khái niệm quản lý vốn được các tác giả đưa ra như sau:

Theo Hà Thị Thanh Hương (2018), quản lý vốn trong doanh nghiệp là tổng thể các tác động vào quá trình tổ chức, điều hành việc hình thành, sử dụng và thay thế vốn của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Cũng theo Vũ Ngọc Dũng (2018) thì quản lý vốn trong các doanh nghiệp là tổng thể các tác động có hệ thống vào quá trình tổ chức, điều hành việc hình thành, sử dụng và thay thế vốn của doanh nghiệp thông qua việc vận dụng linh hoạt các hình thức, công cụ và phương pháp quản lý thích hợp nhằm vừa đạt được mục tiêu đặt ra trong quá trình sản xuất kinh doanh trước mắt, vừa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp và của cộng đồng.

Từ khái niệm quản lý và quản lý vốn nêu trên, có thể suy ra: “Quản lý vốn cố định là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn cố định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp” .

b) Mục tiêu quản lý VCĐ tại doanh nghiệp

Trong cơ cấu vốn kinh doanh của tổ chức, chu kì vận động của VCĐ thường dài hơn và VCĐ thường chiếm một tỉ trọng lớn, do vậy quản lí VCĐ là một trong những nội dung có vai trò quan trọng trong công tác quản lí của doanh nghiệp. Nó quyết định tới tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của một tổ chức. Do vậy doanh nghiệp cần phải chú ý thực hiện tốt công tác quản lí VCĐ.

Mục tiêu của quản lý VCĐ là kết quả mà chủ thể quan lý kỳ vọng sau một chu kỳ quản lý VCĐ. Cụ thể qua phỏng vấn sâu, quản lý VCĐ nhằm các mục tiêu sau đây:

* Bảo đảm VCĐ được đầu tư đúng định hướng:

Việc quyết định đầu tư VCĐ không chỉ dựa trên các tiêu chí như: năng lực vốn, tỷ suất sinh lời, thời gian thu hồi vốn …. mà còn phải phù hợp với định hướng

của doanh nghiệp. Định hướng này được thể hiện qua chiến lược trung và dài hạn, chi tiết tại kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu này, công tác lập kế hoạch hàng năm cần nắm rõ được định hướng chiến lược dài hạn. Từ đó, việc tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm tra nghiêm, kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được VCĐ được đầu tư đúng định hướng.

* Bảo toàn và phát triển VCĐ:

Bảo toàn và phát triển VCĐ là phải duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng

VCĐ, TSCĐ của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp hoạt động đều hướng đến lợi

nhuận. Do đó, mục tiêu này nhằm đảm bảo doanh nghiệp khi đầu tư TSCĐ phải tạo ra nhiều doanh thu và thu về nhiều lợi nhuận nhất. Vì vậy, khi thực hiện lập kế hoạch VCĐ, doanh nghiệp cần phải chú trọng đánh giá về sự cần thiết, tính hiệu quả của các dự án đầu tư TSCĐ. Đồng thời, nâng cao tay nghề của người lao động quản lý, sử dụng VCĐ tại doanh nghiệp.

c) Tiêu chí đánh giá quản lý VCĐ tại doanh nghiệp

Để đánh giá tình hình quản lý VCĐ, Vũ Ngọc Dũng (2018) đưa ra các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp:

Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp.

Kết cấu từng loại TSCĐ =

Giá trị từng loại TSCĐ

* 100% Giá trị toàn bộ TSCĐ

- Tỷ suất đầu tư TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, tức là trong một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ.

Công thức tính như sau:

Tổng tài sản bình quân - Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiên đồng doanh thu thuần. NG TSCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quan giữa NG TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ.

Công thức tính như sau:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân - Hiệu suất sử dụng VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. VCĐ sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của NG TSCĐ. VCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ.

Công thức tính như sau:

Hiệu suất sử dụng VCĐ =

Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân - Hệ số hao mòn TSCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số VCĐ còn phải tiếp tục thu hồi ở tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn sử dụng, VCĐ cũng sắp thu hồi hết.

Công thức tính như sau:

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Số khấu hao lũy kế của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ - Hàm lượng VCĐ:

Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ, nó phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu

ngược lại.

Công thức tính như sau:

Hàm lượng VCĐ =

Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động.

Công thức tính như sau: Tỷ suất lợi nhuận

VCĐ =

Lợi nhuận trước(sau) thuế

× 100% Vốn cố định bình quân

Hệ thống các chỉ tiêu trên được sử dụng để đánh giá tình hình quản lý

VCĐ. Tuy nhiên, chúng không được xem xét một cách riêng rẽ mà phải đặt

chúng trong một tổng thể có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Từ đó, mới đưa ra được nhận xét, đánh giá chính xác đối với công tác quản lý và sử dụng VCĐ của doanh nghiệp.

1.2.2. Nội dung của quản lý vốn cố định

Nội dung quản lý VCĐ có thể được thực hiện theo tính chất tác động hoặc quá trình tác động. Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu quản lý VCĐ theo quá trình tác động. Tổng quan quản lý vốn theo quá trình tác động, Vũ Ngọc Dũng (2018), Hà Thị Thanh Hương (2018), Nguyễn Ngọc An (2017) đều cùng nhận định nội dung quản lý vốn gồm lập kế hoạch vốn; tổ chức sử dụng vốn và kiểm tra, giám

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 29)