Lập kế hoạch vốn cố định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 36 - 44)

* Khái niệm lập kế hoạch VCĐ

Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012): “Lập kế hoạch là một quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức

hành động để mục tiêu”.

Theo đó, lập kế hoạch VCĐ được định nghĩa là một quá trình xác định những mục tiêu quản lý VCĐ và xác định cách thức để thực hiện những mục tiêu quản lý VCĐ đã đề ra.

* Các loại kế hoạch VCĐ:

- Theo thời gian thực hiện, kế hoạch VCĐ được chia làm ba loại gồm: kế hoạch VCĐ dài hạn; kế hoạch VCĐ trung hạn và kế hoạch VCĐ ngắn hạn:

+ Kế hoạch VCĐ dài hạn: là kế hoạch VCĐ được xây dựng cho thời gian từ 5 năm trở lên, thể hiện sự chi tiết của chiến lược, sứ mệnh của doanh nghiệp. Kế hoạch VCĐ sẽ đưa ra những chỉ tiêu cơ bản, những lĩnh vực ưu tiên phải đầu tư hay những phương hướng dài hạn cần đạt được.

+ Kế hoạch VCĐ trung hạn: là kế hoạch VCĐ được xây dựng cho thời gian từ 1 năm đến 5 năm, thể hiện sự chi tiết của kế hoạch VCĐ dài hạn tập trung vào sự thực hành, duy trì sự cân đối giữa các yếu tố, nguồn lực trong doanh nghiệp.

+ Kế hoạch VCĐ ngắn hạn: là kế hoạch VCĐ được xây dựng cho thời gian dưới 1 năm, đảm bảo thực hiện đúng các nội dung mà kế hoạch trung hạn và kế hoạch dài hạn đã đề ra.

- Theo mức độ cụ thể, kế hoạch VCĐ được chia ra làm hai loại gồm: kế hoạch VCĐ cụ thể; kế hoạch VCĐ định hướng:

+ Kế hoạch VCĐ cụ thể: là kế hoạch VCĐ được xác định rõ ràng về giá trị, mục tiêu có thể định lượng.

+ Kế hoạch VCĐ định hướng: là kế hoạch VCĐ đưa ra những phương hướng chỉ đạo chung, có tính linh hoạt, thích ứng với các điều kiện khác nhau.

* Quy trình lập kế hoạch VCĐ Bước 1: Nghiên cứu môi trường

Khi thực hiện lập kế hoạch VCĐ, các nhà quản lý sẽ tập trung nghiên cứu các căn cứ xây dựng kế hoạch VCĐ bao gồm tăng VCĐ (tăng TSCĐ) và giảm VCĐ (giảm TSCĐ và khấu hao TSCĐ):

- Căn cứ lập kế hoạch tăng VCĐ:

lược do cấp cao nhất của doanh nghiệp phê duyệt. Từ định hướng này, doanh nghiệp sẽ xây dựng các mục tiêu, định hướng đầu tư cho năm kế hoạch và các năm tiếp theo. Tổng thể chung toàn bộ kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục đích, sứ mệnh của mình.

+ Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư năm trước, giai đoạn trước: đây là tình hình quá khứ, giúp doanh nghiệp đánh giá được việc thực hiện trước đây để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Từ đó, xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp nhất với doanh nghiệp, đảm bảo không quá xa vời thực tiễn mà vẫn tạo được động lực cho nhân viên để thực hiện.

+ Các xu hướng, tiến bộ công nghệ – khoa học hiện đại: đầu tư TSCĐ áp dụng được khoa học công nghệ mới sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động cũng như năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Tuy nhiên, khoa học công nghệ phát triển nhanh cũng sẽ làm cho các TSCĐ của doanh nghiệp lạc hậu sớm. Do đó, doanh nghiệp cần đánh giá cẩn trọng vấn đề này, đảm bảo tài sản được đầu tư vừa có công nghệ mới, hiện đại vừa không nhanh bị lạc hậu.

+ Nguồn vốn thực hiện đầu tư: đây là điều kiện đủ để thực hiện các dự án đầu tư. Doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư nhưng phải đảm bảo tiềm lực tài chính để thực hiện. Nguồn đầu tư đến từ hai nguồn: nguồn vốn tự có (bao gồm: vốn chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển, các vốn và quỹ khác) và nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức, cá nhân khác).

+ Tăng VCĐ do tăng TSCĐ khác: thường không thường xuyên và liên tục, bao gồm: tăng do nhận vốn góp, nhận tài trợ, nhận biếu tặng. Doanh nghiệp căn cứ các quyết định góp vốn, nhận tài trợ, nhận biếu tặng.

- Căn cứ lập kế hoạch giảm VCĐ:

+ Giảm VCĐ do thanh lý, nhượng bán TSCĐ: TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được hoặc TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoăc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh sẽ được doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán trong năm. Khi thực hiện kiểm kê TSCĐ cuối năm, doanh nghiệp thực hiện đánh giá tình trạng hỏng hóc, chất lượng của TSCĐ hoặc thuê chuyên gia nếu cần thiết.

+ Giảm VCĐ do giảm TSCĐ khác: không thường xuyên và liên tục. Giảm

TSCĐ khác bao gồm: giảm TSCĐ do đem đi góp vốn vào đơn vị khác, giảm do

cho, biếu, tặng các đơn vị khác. Căn cứ trên các quyết định góp vốn, quyết định cho, biếu, tặng và thời gian thực hiện để đánh giá.

+ Giảm VCĐ do khấu hao TSCĐ: căn cứ trên quy định của từng quốc gia về việc khấu hao TSCĐ: về phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao từng loại TSCĐ và những quy định khác. Đồng thời, doanh nghiệp cần đánh giá tình hình thực tế TSCĐ tại doanh nghiệp để áp dụng phù hợp các phương pháp khấu hao theo quy định.

Bước 2: Xác định mục tiêu

Các mục tiêu cần phải đạt được bao gồm:

- Xây dựng VCĐ trong doanh nghiệp theo đúng định hướng chiến lược theo cơ cấu VCĐ, đúng quy định của Nhà nước và Pháp luật.

- Tăng cường hiệu quả sử dụng VCĐ trong doanh nghiệp đảm bảo tạo ra nhiều doanh thu, lợi nhuận trên cơ sở đầu tư VCĐ.

Bước 3: Xác định phương thức thực hiện mục tiêu

Để đảm bảo hoàn thành được các mục tiêu trên, doanh nghiệp cần phải xây

dựng được kế hoạch VCĐ hàng năm phù hợp để đảm bảo đúng định hướng, phù

hợp với tình trạng doanh nghiệp.

VCĐ là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Do đó, Trần Thị Hòa (2014) đã đưa ra công thức xác định VCĐ sau:

Vốn cố định (cuối kỳ) = Nguyên giá TSCĐ (cuối kỳ) - Khấu hao lũy kế TSCĐ (cuối kỳ)

Từ công thức trên, việc lập kế hoạch VCĐ sẽ gồm hai phần: lập kế hoạch nguyên giá TSCĐ và lập kế hoạch khấu hao lũy kế TSCĐ.

- Lập kế hoạch nguyên giá TSCĐ

Nguyễn Thị Đông (2012) đã đưa ra công thức nguyên giá TSCĐ như sau:

Nguyên giá TSCĐ (cuối kỳ) = Nguyên giá TSCĐ (đầu kỳ) + Nguyên giá

Như vậy, kế hoạch nguyên giá TSCĐ sẽ được lập theo công thức sau:

Kế hoạch nguyên giá TSCĐ (cuối kỳ) = Nguyên giá TSCĐ (đầu kỳ) + Kế hoạch nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ – Kế hoạch nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ.

Nguyên giá TSCĐ (đầu kỳ) là số đã xác định được. Do đó, khi lập kế hoạch nguyên giá TSCĐ (cuối kỳ), doanh nghiệp phải xác định được kế hoạch nguyên giá TSCĐ tăng và giảm trong kỳ.

+ Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ: Theo Đặng Thị Loan (2013), TSCĐ tăng tại doanh nghiệp bao gồm: tăng do nhận vốn góp của chủ sở hữu; tăng do mua sắm; tăng do được tài trợ, biếu, tặng; tăng do tự sản xuất; tăng do đầu tư xây dựng hoàn thành; tăng do nâng cấp TSCĐ. Như vậy, tổng hợp lại việc tăng TSCĐ xuất phát từ hai nguyên nhân: một là đầu tư TSCĐ thông qua các dự án đầu tư, hai là tăng TSCĐ khác. Trong đó, tăng chủ yếu và thường xuyên xuất phát từ nguyên nhân đầu tiên. Nội dung cụ thể như sau:

Đầu tư TSCĐ thông qua các dự án đầu tư bao gồm: dự án đầu tư mua mới TSCĐ, xây dựng mới TSCĐ, nâng cấp TSCĐ. Từ các căn cứ trên, doanh nghiệp sẽ lập lên kế hoạch đầu tư bao gồm các nội dung: tên dự án đầu tư, giá trị tổng mức đầu tư, nguồn tài trợ, thời gian hoàn thành. Từ đó, doanh nghiệp xác định được giá

trị TSCĐ hoàn thành trong năm. Đây chính là kế hoạch nguyên giá TSCĐ tăng

trong năm từ các dự án đầu tư.

Tăng TSCĐ khác: thường không thường xuyên và liên tục, bao gồm: tăng do nhận vốn góp, nhận tài trợ, nhận biếu tặng.

+ Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ:

Theo Đặng Thị Loan (2013), TSCĐ giảm trong kỳ do các nguyên nhân:

thanh lý, nhượng bán; góp vốn đầu tư bằng TSCĐ; trả vốn góp đầu tư hoặc điều chuyển cho đơn vị khác.

Tổng quát lại: TSCĐ giảm trong kỳ tại doanh nghiệp cũng xuất phát từ hai nguyên nhân chính: một là giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán; hai là giảm TSCĐ khác. Trong đó, việc giảm TSCĐ chính chủ yếu từ nguyên nhân đầu tiên.

- Lập kế hoạch khấu hao lũy kế TSCĐ

như sau:

Khấu hao lũy kế TSCĐ cuối kỳ = Khấu hao lũy kế TSCĐ đầu kỳ + Khấu hao TSCĐ kỳ này – Khấu hao lũy kế của TSCĐ giảm trong kỳ.

Khấu hao TSCĐ kỳ này = Khấu hao TSCĐ kỳ trước + Khấu hao TSCĐ tăng trong kỳ – Khấu hao TSCĐ giảm trong kỳ.

Như vậy, kế hoạch khấu hao lũy kế TSCĐ sẽ được lập theo công thức sau: Kế hoạch khấu hao lũy kế TSCĐ cuối kỳ = Khấu hao lũy kế TSCĐ đầu kỳ +

Kế hoạch khấu hao TSCĐ kỳ này – Kế hoạch khấu hao lũy kế của TSCĐ giảm

trong kỳ.

Kế hoạch khấu hao TSCĐ kỳ này = Khấu hao TSCĐ kỳ trước + Kế hoạch

khấu hao TSCĐ tăng trong kỳ – kế hoạch khấu hao TSCĐ giảm trong kỳ.

Trong đó: Khấu hao lũy kế TSCĐ đầu kỳ và khấu hao TSCĐ kỳ trước là số đã xác định được. Do đó, khi lập kế hoạch khấu hao lũy kế TSCĐ cuối kỳ, doanh nghiệp phải xác định được khấu hao TSCĐ tăng, giảm trong kỳ và khấu hao lũy kế của TSCĐ giảm trong kỳ.

+ Theo công thức của Nguyễn Thị Đông (2013) thì kế hoạch khấu hao TSCĐ tăng trong kỳ được tính theo công thức sau:

Kế hoạch khấu hao TSCĐ tăng trong kỳ = ∑ ( NG TSCĐ phải tính khấu hao tăng trong kỳ trước *

Số ngày tính khấu hao tăng thêm trong kỳ này

* Tỷ lệ khấu hao năm của TSCĐ )

Số ngày trong kỳ

+

∑ ( kế hoạch

NG TSCĐ phải tính

* Số ngày kế hoạch phải tính khấu hao tăng

thêm trong kỳ này

* Tỷ lệ

khấu

khấu hao tăng trong kỳ này năm của TSCĐ Số ngày trong kỳ

Trong đó:

 NG TSCĐ phải tính khấu hao tăng trong kỳ trước: xác định dựa trên NG

TSCĐ tăng trong kỳ trước loại bỏ TSCĐ không phải tính khấu hao theo quy định

của từng quốc gia. Thông thường những TSCĐ không phải trích khấu hao bao gồm TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng, TSCĐ vô hình không xác định được thời hạn.

 Số ngày tính khấu hao tăng thêm trong kỳ này: là số chênh lệch tăng

giữa số ngày tính khấu hao năm nay và số ngày tính khấu hao năm trước đối

với từng TSCĐ.

 Số ngày trong kỳ: là 365 ngày hoặc 366 ngày tùy vào năm.

 Tỷ lệ khấu hao năm của TSCĐ: được xác định theo phương pháp khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp và phù hợp với quy định kế toán của quốc gia.

 Kế hoạch NG TSCĐ phải tính khấu hao tăng trong kỳ này: được xác định dựa trên kế hoạch NG TSCĐ tăng trong kỳ này (số được lập ở phần trên) loại bỏ những TSCĐ không phải tính khấu hao.

 Số ngày kế hoạch phải tính khấu hao tăng thêm trong kỳ này: là số ngày TSCĐ được sử dụng trong kỳ, tính từ ngày kế hoạch đưa TSCĐ vào sử dụng đến ngày cuối cùng của kỳ.

+ Theo công thức của Nguyễn Thị Đông (2013) kế hoạch khấu hao TSCĐ giảm trong kỳ được tính như sau:

Kế hoạch khấu hao TSCĐ giảm trong kỳ = ∑ ( NG TSCĐ phải tính khấu hao giảm trong kỳ trước *

Số ngày tính khấu hao giảm thêm trong kỳ này

* Tỷ lệ khấu hao năm của TSCĐ )

Số ngày trong kỳ

+ ∑ ( kế hoạch NG TSCĐ phải tính khấu hao giảm trong kỳ này *

Số ngày kế hoạch phải tính khấu hao giảm

thêm trong kỳ này

* Tỷ lệ khấu hao năm của TSCĐ )

Số ngày trong kỳ Trong đó:

 NG TSCĐ phải tính khấu hao giảm trong kỳ trước: xác định dựa trên NG TSCĐ giảm trong kỳ trước loại bỏ TSCĐ không phải tính khấu hao.

 Số ngày tính khấu hao giảm thêm trong kỳ này: đối với từng TSCĐ: là số chênh lệch giảm giữa số ngày tính khấu hao năm nay và số ngày tính khấu hao năm trước đối với từng TSCĐ.

 Số ngày trong kỳ: là 365 ngày hoặc 366 ngày tùy vào năm.

 Tỷ lệ khấu hao năm của TSCĐ: được xác định theo phương pháp khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp và phù hợp với quy định kế toán của quốc gia.

 Kế hoạch NG TSCĐ phải tính khấu hao giảm trong kỳ này: được xác định dựa trên kế hoạch nguyên TSCĐ giảm trong kỳ này (số được lập ở phần trên) loại bỏ những TSCĐ không phải tính khấu hao.

 Số ngày kế hoạch phải tính khấu hao giảm thêm trong kỳ này: là số ngày TSCĐ được sử dụng trong kỳ, tính từ ngày kế hoạch đưa TSCĐ vào sử dụng đến ngày cuối cùng của kỳ.

+ Kế hoạch khấu hao lũy kế của TSCĐ giảm trong kỳ được tính theo công thức sau: Kế hoạch khấu hao lũy kế của TSCĐ giảm trong kỳ = ∑ ( kế hoạch NG TSCĐ phải tính khấu hao giảm trong kỳ này *

Số ngày kế hoạch phải tính khấu hao

trong kỳ này

* Tỷ lệ khấu hao năm của TSCĐ )

Số ngày trong kỳ

+ ∑ ( Khấu hao lũy kế đầu kỳ của TSCĐ giảm trong kỳ )

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn cố định tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w