Tổng hợp 10 luận án tiến sĩ kinh tế học có lượt tải cao nhất 2024

Kinh tế học nghiên cứu rất nhiều vấn đề, bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiêu thụ của các tài nguyên như nguồn vốn, lao động, đất đai,… hay ảnh hưởng của các quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế. Để làm được làm luận án tiến sĩ kinh tế học một cách tốt nhất bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây

Nội dung chính

I. 10 luận văn tiến sĩ kinh tế học có lượt tải cao nhất 2024

1. Các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của hạ tầng giao thông vận tải đến phát triển kinh tế tại Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của luận án tiến sĩ kinh tế học này chính là nhằm đánh giá tác động của hệ thống giao thông vận tải đến tăng trưởng kinh tế, từ đó rút ra các khuyến nghị về chính sách phát triển giao thông nhằm phát huy hiệu quả của đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải.

Đề tài áp dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của hạ tầng giao thông vận tải
Đề tài áp dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của hạ tầng giao thông vận tải

Download tài liệu

2. Giáo dục, y tế và ảnh hưởng tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của luận án tiến sĩ kinh tế học này chính là nghiên cứu ảnh hưởng của hai yếu tố chính cấu thành vốn con người là giáo dục, y tế, ảnh hưởng tương tác của chúng lên tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Từ đó đề xuất các kiến nghị về chính sách giáo dục, y tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế học có lượt tải cao
Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế học có lượt tải cao

Download tài liệu

3. Các mô hình toán kinh tế trong ước lượng chi phí khám chữa bệnh cho bảo hiểm y tế chi trả ở Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án tiến sĩ kinh tế học này là kiểm định lựa chọn mô hình toán kinh tế phù hợp để ước lượng chi phí do bảo hiểm y tế chi trả ở Việt Nam để từ đó đưa ra các gợi ý chính sách đối với quỹ dự phòng bảo hiểm y tế ở Việt Nam.

Download tài liệu

4. Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin không đối xứng

Luận án tiến sĩ kinh tế học này đặt mục tiêu nghiên cứu định lượng hành vi của người tiêu dùng trên thị trường cho an toàn dựa trên cơ sở lý thuyết phát tín hiệu. Từ đó đề xuất các kiến nghị về quản lý nhà nước nhằm xây dựng và phát triển thị trường RAT bền vững, cũng như kiến nghị tới các bên tham gia vào thị trường rau an toàn gồm nhà cung cấp và người tiêu dùng.

Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn

Download tài liệu

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung bộ

Bộ tài liệu luận án tiến sĩ kinh tế học này bao gồm các phần chính sau:

– Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế liên quan đến luận án

– Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh

– Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế các tỉnh duyên hải Trung bộ

– Tác nhân ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến các tỉnh duyên hải Trung bộ

Download tài liệu

6. Các mô hình phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của luận án tiến sĩ kinh tế học này là chỉ định, lựa chọn các mô hình phù hợp cho việc phân tích tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong đó tập trung vào mức độ chuyển dịch và sự mất cân đối cơ cấu. Từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đóng góp của FDI vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nước ta.

Tham khảo đề tài luận án tiến sĩ kinh tế được đánh giá cao

Download tài liệu

>>> Đọc thêm: Tổng hợp 10 bài tiểu luận kinh tế chính trị hay nhất

7. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của luận án tiến sĩ kinh tế này là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường chứng khoán gắn với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Download tài liệu

8. Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế

Đối với những quốc gia không có sẵn nguồn năng lượng thì việc hiểu thấu đáo mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tăng trưởng kinh tế sẽ cho phép phân tích tác động, tầm quan trọng của từng loại năng lượng và xây dựng chiến lược để lựa chọn hoặc tìm kiếm các bạn năng lượng thay thế. Chính vì lý do trên, mà tác giả đã chọn đề tài: hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế để làm luận án tiến sĩ kinh tế học cho mình.

Download tài liệu

9. Phân tích tình hình bao trùm trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2004 đến 2016

Mục tiêu nghiên cứu của luận án tiến sĩ kinh tế này bao gồm các phần sau:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tăng trưởng bao trùm các thành tố tác động tới tăng trưởng bao trùm với sự nhấn mạnh vào khía cạnh thu nhập

– Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng bao trùm và thu nhập tại Việt Nam

– Gợi ý một số chính sách cho Việt Nam nhằm thúc đẩy tính bao trùm trong tăng trưởng kinh tế

Download tài liệu

10. Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp ở một số nước châu Á

Thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được coi là chất xúc tác thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập của các quốc gia đối với nền kinh tế thế giới. Luận án tiến sĩ kinh tế học này đều trong mối quan hệ giữa chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại quốc tế, tích lũy tài sản cố định gộp và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Download tài liệu

II. Một số chính sách quản lý kinh tế chủ yếu của Nhà nước

1. Chính sách tài khoá

Theo cách hiểu chung nhất, chính sách tài khóa (chính sách tài chính) là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xử lý của Nhà nước đối với các quan hệ tài chính quốc gia thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính, cụ thể là thuế và chi tiêu ngân sách. Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế, đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng.

Về nguyên tắc, Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa nhằm duy trì tổng cung của toàn xã hội luôn tương ứng hoặc xấp xỉ sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, thông qua đó có thể loại bỏ được hiện tượng suy thoái hoặc tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

Chính sách tài khoá có vai trò vô cùng quan trọng

Mục tiêu của chính sách tài khóa là nhằm đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững. Trên thực tế, bằng chính sách tài khóa không chỉ thúc đẩy tăng trưởng mà còn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất, duy trì ổn định nền kinh tế.

Hai công cụ chủ yếu của chính sách tài khóa là chi tiêu của Chính phủ và chính sách thuế.

– Chi tiêu của Chính phủ là từ ngân sách: Đó là quỹ tiền tệ quốc gia, dùng để chi tiêu cho toàn bộ hoạt động chung hàng năm, do Chính phủ quản lý và sử dụng theo luật (Luật Ngân sách nhà nước) và kế hoạch phê chuẩn. Chỉ trên cơ sở luật định, Chính phủ mới được chi tiêu. Song trong khuôn khổ luật định về các khoản chi, hạn mức chi, Chính phủ còn có một khoảng tự do nhất định trong chi tiêu ngân sách nhà nước. Chính ở góc độ này, Chính phủ cần và có thể phát huy tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân.

2. Chính sách thuế

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách và đồng thời cũng là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và cả những quan hệ ngoài kinh tế khác.

Khi nền kinh tế ở trạng thái suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp cao, tổng cầu giảm, các doanh nghiệp giảm đầu tư, dân cư giảm tiêu dùng. Nhà nước giảm thuế cho dân, nhờ đó làm tăng thu nhập khả dụng, doanh nghiệp tăng đầu tư, dân cư tăng tiêu dùng, tổng cầu tăng thúc đẩy cung, kinh tế sẽ ra khỏi suy thoái. Khi nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng nóng, cầu tăng hơn cung, Nhà nước có thể tăng thuế để hạn chế mức tiêu dùng của toàn xã hội. Khi đó, giá sẽ hạ, cũng sẽ giảm, nền kinh tế trở lại mức tăng trưởng ổn định.

3. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc do Nhà nước đề ra để chỉ đạo việc xây dựng các giải pháp tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế quốc dân.

Theo lý thuyết Keynes, điều tiết khối lượng tiền tệ là một trong những công cụ cơ bản để điều tiết nền kinh tế. Điều tiết khối lượng tiền tệ ảnh hưởng lớn đến ổn định giá cả và lãi suất.

Có thể mô tả sơ lược sự vận hành và tác động của chính sách tiền tệ như sau: việc tăng hay giảm cung về tiền tệ đều do Ngân hàng Trung ương quyết định. Trường hợp cung về tiền tệ tăng lên, kết quả đầu tiên là lãi suất giảm xuống; lãi suất giảm xuống sẽ làm gia tăng các khoản chi tiêu bao gồm chi cho đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, qua đó tổng cầu tăng lên sẽ làm gia tăng sản lượng và việc làm.

Chính sách tiền tệ có tác động quan trọng đến tăng trưởng sản lượng về mặt ngắn hạn, song do tác động đến đầu tư nên nó cũng có ảnh hưởng đến sản lượng tiềm năng về mặt dài hạn vì thế chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.

4. Chính sách thu nhập

Chính sách thu nhập là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc do Nhà nước đề ra để xử lý mối quan hệ về việc làm và thu nhập. Về nguyên tắc, chính sách thu nhập phải bao quát toàn bộ lao động xã hội. Trọng tâm của chính sách thu nhập là khuyến khích, tạo thuận lợi cho việc sử dụng nhiều lao động, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới, tăng thêm chất lượng và tính ổn định của công việc, khuyến khích thay đổi cơ cấu lao động xã hội và nâng cao trình độ lao động.

Chính sách thu nhập bao gồm các công cụ từ các quy định về tiền lương như mức lương tối thiểu, chỉ số hóa tiền lương, về thuế thu nhập cho đến các khoản trợ cấp xã hội.

Độ linh hoạt của môi trường lao động phụ thuộc nhiều vào các chế độ về thu nhập và tiền lương. Để thị trường lao động phát triển bình thường, xu thế chung là Nhà nước giảm thiểu vai trò áp đặt các quy định trực tiếp về lương,

5. Chính sách kinh tế đối ngoại

Chính sách kinh tế đối ngoại trong nền kinh tế mở thường được hiểu là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc của Nhà nước nhằm mục tiêu giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở trong tình trạng có thể chấp nhận được.

Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái cân bằng, ổn định tỷ giá hối đoái, các quy định về hàng rào thuế quan, bảo hộ mậu dịch và cả những biện pháp tài chính và tiền tệ khác tác động vào hoạt động xuất và nhập khẩu.

Tỷ giá hối đoái thông thường được hiểu là số lượng đơn vị nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cán cân thương mại vì nó tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế. Một khi giá cả sản phẩm nội địa giảm tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế thì khả năng cạnh tranh tăng lên, xuất khẩu do đó có xu hướng tăng lên, và ngược lại. Trên thực tế, tỷ giá còn có tác động mạnh đến rất nhiều đến kinh tế vĩ mô như lạm phát, xuất khẩu, nhập khẩu, lượng cung tiền tệ, hiệu quả của các chính sách tài khóa, tiền tệ đã nói ở trên.

Mong rằng với những chia sẻ của 123doc, các nghiên cứu sinh có thể dễ dàng lựa chọn được đề tài luận án tiến sĩ kinh tế học và hoàn thiện đề tài của mình tốt nhất.