Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất:
- Tăng cường và thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện. - Tận dụng tối đa các thiết bị kiểm soát chất lượng hiện có.
- Cần tích cực thực hiện biện pháp phòng ngừa các khuyết tật sản phẩm, đảm bảo tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho hoạt động kiểm tra.
Thứ hai, thường xuyên theo dõi và đo lường sự thoả mãn của khách hàng:
Xí nghiệp cần theo dõi các thông tin về sự chấp nhận của khách hàng về việc tổ chức có đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không, coi đó như một trong những thước đo mức độ thực hiện của HTQLCL. Phải xác định các phương pháp để thu thập và sử dụng các thông tin này.
Thứ ba, chú trọng đánh giá nội bộ:
- Để biết sự phù hợp với các bố trí sắp xếp được hoạch định với các yêu cầu của tiêu chuẩn đề ra và với các yêu cầu của HTQLCL đã được xí nghiệp thiết lập.
- Có được áp dụng một cách hiệu lực và được duy trì hay không.
Thứ tư, kiểm soát sản phẩm không phù hợp:
- Tiến hành loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện.
- Tiến hành loại bỏ khỏi việc sử dụng hoặc áp dụng dự kiến ban đầu.
- Phải duy trì hồ sơ về bản chất các hiện tượng không phù hợp và bất kỳ hành động tiếp theo nào được tiến hành, kể cả các nhân nhượng có được.
- Khi sản phẩm không phù hợp được khắc phục, chúng phải được kiểm tra xác nhận lại để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu.
- Khi sản phẩm không phù hợp được phát hiện sau khi chuyển giao hoặc đã bắt đầu sử dụng, tổ chức phải có các hành động thích hợp đối với các tác động hoặc hậu quả tiềm ẩn của sự không phù hợp.
Thứ năm, cần có hành động phòng ngừa:
- Đánh giá nhu cầu thực hiện các hành động để phòng ngừa việc xuất hiện sự không phù hợp
- Xác định và thực hiện các hành động cần thiết - Hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện. - Xem xét các hành động phòng ngừa được thực hiện.
Thứ sáu, hành động khắc phục:
- Xem xét sự không phù hợp (Cùng các khiếu nại của khách hàng). - Xác định nguyên nhân của sự không phù hợp.
- Các hoạt động đảm bảo rằng sự không phù hợp không tái diễn. - Xác định và thực hiện các hành động cần thiết.
- Lưu hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện. - Xem xét các hành động khắc phục đã được thực hiện.
Thứ bảy, tăng cường công tác quản lý và kiểm tra chất lượng vật tư:
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống kho tàng, bến bãi của công ty.
- Tăng cường nhân sự kiểm tra chất lượng vật tư trước khi xuất nhập kho. - Xây dựng các tiêu chuẩn về bảo quản cho các loại vật tư khác nhau. - Có chính sách đối với các nhà cung ứng vật tư có uy tín với xí nghiệp.
Thứ tám, tăng cường quản lý và đổi mới máy móc, thiết bị:
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, tối đa hóa nhu cầu của khách hàng, XNXL lập kế hoạch đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Để đạt được điều này, cần nắm bắt các yếu tố sau:
- Nhu cầu về chất lượng sản phẩm của các khách hàng hiện tại và tiềm năng. - Chiến lược sản xuất kinh doanh, chính sách đểmục tiêu chất lượng.
- Xu hướng đổi mới máy móc, thiết bị chung trong nước và thế giới.
- Tận dụng các loại máy móc có tính năng tương tự máy móc, nước ngoài nhưng do trong nước sản xuất nhằm giảm chi phí đầu tư.
- Thực trạng và khả năng công nghệ hiện có của xí nghiệp.
- Phát huy khả năng sáng tạo và khuyến khích những nghiên cứu của đội ngũ kỹ thuật cũng như những người công nhân lao động trực tiếp.
Thứ chín, chú trọng phát triển và đào tạo nguồn nhân lực:
- Tổ chức đào tạo kết hợp theo dõi thường xuyên đảm bảo hiệu quả đào tạo. - Xây dựng qui trình đào tạo cụ thể được văn bản hoá làm căn cứ cho việc tổ
chức thực hiện và triển khai hoạt động đào tạo có hiệu quả.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích khả năng sáng tạo và tinh thần tự học hỏi của cán bộ nhân viên, bao gồm:
- Định kỳ tổ chức rà soát, kiểm tra trình độ, tay nghề của người lao động để có hướng đào tạo và phát triển.
- Kiểm tra, đào tạo cho công nhân làm việc trực tiếp tại công trình đảm bảo đạt yêu cầu sức khoẻ, tay nghề và tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thế giới hiện nay đang được toàn cầu hóa,nhiều hàng rào kỹ thuật mặc dù đã được gỡ bỏ, tuy nhiên hiện nay để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển song song với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt quả thật là không đơn giản. Lần đầu biết đến một doanh nghiệp, khách hàng khó có thể đánh giá được chính xác và đầy đủ năng lực của doanh nghiệp đó. Vì thế, uy tín của doanh nghiệp thường được đánh giá và xem xét thông qua HTQLCL. Việc hình thành một HTQLCL và duy trì hệ thống đó theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 phù hợp với yêu cầu chất lượng, không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có chất lượng, nhưng đây là yếu tố góp phần tạo nên lòng tin của khách hàng, vì một trong những nguyên tắc đầu tiên của hệ thống là làm đúng ngay từ đầu.
Có thể nói dầu khí là một ngành còn non trẻ ở Việt Nam, song với sức ép cạnh tranh từ thị trường trong và ngoài nước rất lớn với những yêu cầu tương đối khắt khe về mặt chất lượng. Do đó, luôn đòi hỏi ngành cần phải áp dụng HTQLCL cho công tác sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác dầu khí cũng như để đánh giá năng lực của các doanh nghiệp trong ngành dầu khí Việt Nam.
Đã trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí đã tự mình khẳng định mình và phát triển. Xí nghiệp đã xây dựng nên một thương hiệu cho riêng mình, tạo dựng được niềm tin, uy tín với nhiều khách hàng, bằng những thực tiễn xây lắp các công trình khai thác dầu khí cho ngành và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực về xây lắp các công trình khai thác dầu khí tại Việt Nam, cũng như trong khu vực. Tuy nhiên, để có thể đứng vững và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế nói trên, Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí phải tiếp tục duy trì, phát triển thị trường cũng như thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng bền vững, cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho HTQLCL của mình,tạo hiệu quả cho các quá trình kinh doanh, thi công sản xuất và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Trong điều kiện đó, Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí cần xem xét kỹ lưỡng các chiến lược, mục tiêu sản xuất kinh doanh của
mình với các giải pháp thông qua HTQLCL. Để có thể phát huy cao nhất hiệu lực của HTQLCL cũng như các lợi thế khác của Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí, trong bài luận này đã đề xuất 4 nhóm giải pháp chính sau:
1) Nhóm giải pháp về hoạch định chất lượng. 2) Nhóm giải về kiểm soát chất lượng.
3) Nhóm giải về đảm bảo chất lượng. 4) Nhóm giải về cải tiến chất lượng.
Và một giải pháp hỗ trợ nhằm phát huy mọi nguồn lực của xí nghiệp.
Mặc dù các giải pháp đã được đề xuất, thế nhưng xét cho cùng các nội dung cần thực hiện được nêu trong các giải pháp không phải là các hành động riêng lẻ mà có liên kết với nhau tương đối chặt chẽ. Chính vì thế, khi cần thực hiện các giải pháp này, các thành viên QLCL của xí nghiệp nên chú ý để tránh chồng chéo, giảm hiệu quả trên từng giải pháp riêng biệt.
Có một yếu tố rất quan trọng dẫn đến sự thành bại của nhiều doanh nghiệp, đó là tính quyết liệt “Suy nghĩ cặn kẽ, mạnh dạng áp dụng” của các lãnh đạo. Qua thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp do bị ràng buộc vì rào cản lãnh đạo, cho nên nhiều sáng kiến – cải tiến cũng như nhiều giải pháp hổ trợ nâng cao hiệu quả không được áp dụng đưa vào thực tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Quản lý chất lượng trong các tổ chức”, GS.TS Nguyễn Đình Phan (2005), NXB Giáo dục.
2. “Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm trong thời kỳ mới”, Hoàng Mạnh Tuấn (1997), NXB Khoa học Kỹ thuật.
3. “Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế”. TS Lưu Thanh Tâm (2003), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
4. “Các công cụ mới cho quản lý và cải tiến chất lượng”, Nguyễn Thị Bích Hằng,Nguyễn Xuân Khôi (2000), NXB Khoa học và Kỹ thuật.
5. “Hệ thống quản lý chất lượng-Hướng dẫn cải tiến”, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng (2000), TCVN 9004:2000, Hà Nội.
6. “Hướng dẫn cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9004:2000”, Trung tâm Quatest III (2005), tài liệu đào tạo.
7. “Quản lý chất lượng đồng bộ”, John S. Oakland (1994), NXB Thống kê.
8. “Kaizen-chìa khóa của sự thành công về quản lý của Nhật Bản”, Masaakiimai (1994), NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
9. “Quản lý chất lượng”, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (1999), sách tham khảo.
10. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng - Hà Nội 2004.
11. Hướng dẫn cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9004:2000 - Trung tâm Quatest III, tài liệu đào tạo.
12. Bài giảng trên lớp của các Thầy Cô Trường đại học công nghệ TP HCM 13. “Sổ tay chất lượng”XNXLKS&SC (2006).
14. “Mục tiêu chất lượng”, XNXLKSSC (2007,2008).
15. “Hướng dẫn cải tiến theo ISO 9004:2000”, DNV (2008), tài liệu đào tạo nội bộ. 16. “Đào tạo đánh giá viên trưởng theo IRCA”, DNV (2008), tài liệu đào tạo nội bộ. 17. “Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu” _ TCVN ISO 9001:2008 _ Xuất
bản lần 3 – Hà nội 2008.
18. “Quản lý chất lượng trong các tổ chức”. Gs, Ts Nguyễn Đình Phan. NXB Giáo dục 2002.
19. ”TQM và ISO 9000”. Gs Nguyễn Quang Toản. NXB Thống kê 20. Các trang web: http://petrotimes.vn/ http://www.vietsov.com.vn/ http://www.pvn.vn/ http://www.isovietnam.vn/ http://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/kinhte/quantrichatluongsanpham/chuong 7.htm http://www.iso.org http://vi.wikipedia.org/wiki/ Chu_trình_PDCA http://www.isovietnam.vn/iso-9000/233-vai-tro-cua-lanh-dao-trong-he-thong- chat-luong.html http://voer.edu.vn/m/thuc-chat-va-vai-tro-cua-quan-ly-chat-luong/37ee5b
PHỤ LỤC 1
TÀI LIỆU HƯƠNG DẪN THỰC HÀNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU TRONG XNXL
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP KHẢO SÁT VÀ SỬA CHỮA CÁC CÔNG TRÌNH KHAI THÁC DẦU KHÍ PHÒNG CHẤT LƯỢNG –AN TOÀN
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU TRONG XNXLKS&SC
Ngày 15/10/2009
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Một số khái niệm
2. Giới thiệu hệ thống QLCL của Xí nghiệp 3. Hệ thống tài liệu
4. Trao đổi
PHẦN I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
ISO:Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (InternationalOrganization for standardization) • Thành lập năm 1946, có trên 150 quốc gia thành viên
• Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 72
• Nhiệm vụ : thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế
Bộ Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống QLCL ISO 9000: - Tiêu chuẩn áp dụng
+ ISO 9001: 2008 - Các yêu cầu của hệ thống QLCL - Tiêu chuẩn hướng dẫn
+ ISO 900: 2005 - Thuật ngữ và định nghĩa
Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000 Đối với bên ngoài Cung cấp cơ hội cạnh tranh
Nâng cao niềm tin của khách hàng trong việc cung cấp sản phẩm có chất lượng ổn định
Nâng cao sự thỏa mãn khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực và cải tiến thường xuyên hệ thống QLCL
Đối với nội bộ
Giảm, tránh các chi phí ẩn dẫn đến giảm giá thành sản phẩm
Ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua hoạt động hoạt động đo lường, phân tích, cải tiến
Nâng cao nhận thức của nhận viên về tầm quan trọng trong việc thỏa mãn yêu cầu khách hàng bên trong và bên ngoài
Tạo ra phong cách làm việc khoa học, tư duy hệ thống Thiết lập mối liên hệ hợp tác, cạnh tranh lành mạnh
Xây dựng phong cách sống, nét văn hóa đặc thù của Xí nghiệp • Sản phẩm : Kết quả của một quá trình
• Quá trình: Tập hợp các hoạt động có quan hệ lẫn nhau và tương tác để biến đầu vào thành đầu ra
• Chất lượng: Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng yêu cầu • Yêu cầu: Nhu cầu hay mong đợi đã được công bố ngầm hiểu chung hay bắt
buộc
• Thủ tục/qui trình : Cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay quá trình • Tài liệu: Thông tin ( dữ liệu có ý nghĩa ) và phương tiện hỗ trợ
• Hồ sơ: Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các hoạt động được thực hiện
• Sự không phù hợp : Sự không đáp ứng một yêu cầu
• Sai lỗi/khuyết tật: Sự không thực hiện một yêu cầu liên quan đến việc sử dụng định nhằm tới hay đã qui định
• Hành động khắc phục: hành động được tiến hành để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được phát hiện hay các tình trạng không mong muốn
• Hành động phòng ngừa: hành động được tiến hành để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm tàng hay các tình trạng không mong muốn khác • Sự khắc phục: hành động được tiến hành để loại bỏ sự không phù hợp đã được
phát hiện
• Hệ thống quản lý chất lượng: Hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng
• Thiết bị đo: Phương tiện, phầm mền chuẩn đo lường, mẫu chuẩn/hay các thiết bị phụ hay tổ hợp các yếu tố trên cần thiết để thực hiện một quá trình đo
PHẦN II
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA XÍ NGHIỆP
1. Chứng chỉ hệ thống QLCL, sản phẩm
Xí nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, Chứng chỉ do tổ chức chứng nhận Lloyld’ Quality Assurance cấp.
Hệ thống quản lý phòng thử nghiệm - hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2005, chứng chỉ do VILAS cấp.
Chứng chỉ chế tạo bình áp lực theo ASME, Stamp “ U “. 2. Chính sách chất lượng
XNXLKS&SC cam kết duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001:2008, đảm bảo mỗi cán bộ công nhân viên hiểu yêu cầu của khách hàng với phương châm:
“Cải tiến liên tục, thỏa mãn khách hàng " Cải tiến liên tục:
• Xây dựng và hoàn thiện các quá trình sản xuất.
• Đổi mới công nghệ, trang thiết bị để nâng cao năng suất và chất lượng. • Cải tiến môi trường và điều kiện làm việc.
• Thường xuyên xem xét để duy trì sự phù hợp của hệ thống Thỏa mãn khách hàng:
• Đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. • Hoàn thành đúng thời hạn.