0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nguyên tắc hoạt động quản lý chất lượng:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP KHẢO SÁT VÀ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC DẦU KHÍ LIÊN DOANH VIỆT-NGA VIETSOVPETRO (Trang 25 -25 )

Nguyên tắc: Định hướng vào khách hàng:

Giá trị chất lượng do khách hàng đánh giá. Tổ chức phải biết rõ khách hàng của mình cần tìm hiểu những nhu cầu gì cho hiện tại và tương lai để không chỉ đáp ứng mà còn vượt cao hơn sự mong đợi của họ. Định hướng vào khách hàng được coi là một nguyên tắc cơ bản nhất của quản lý chất lượng.

Nguyên tắc: Sự lãnh đạo.

Lãnh đạo các doanh nghiệp cần đi đầu trong nỗ lực về chất lượng, phải cam kết thực hiện HTQLCL. Sự cam kết này sẽ tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa chiến lược kinh doanh của tổ chức và chiến lược QLCL.

Nguyên tắc: Sự tham gia của mọi thành viên:

Chất lượng hình thành trong suốt quá trình hoạt động, nó không tự nhiên sinh ra, mà cần phải được quản lý. Nó liên quan đến mọi thành viên trong tổ chức.

Nguyên tắc: Quản lý theo quá trình.

“Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra”.

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.

Nguyên tắc: Tính hệ thống.

Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.

Phương pháp hệ thống của quản lý là cách huy động, phối hợp toàn bộ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

Nguyên tắc: Kiểm tra:

Trong quản lý chất lượng luôn lấy nguyên tắc kiểm tra và phòng ngừa làm phương châm chính .

Nguyên tắc: Quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu thực tế:

Hệ thống phân tích dữ liệu và thông tin phải chính xác và kịp thời và có khả năng lượng hóa được.

Nguyên tắc: Cải tiến liên tục:

Cải tiến liên tục là mục tiêu, cũng là phương pháp của mọi tổ chức. Sự cải tiến có thể là từng bước nhỏ hoặc nhảy vọt.

Nguyên tắc: Phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi với các đối tác:

Các mối quan hệ hợp tác là sự liên kết để bổ sung với nhau là tạo ra mối quan hệ tương hỗ cùng có lợi, nâng cao năng lực để tạo ra giá trị cho cả hai.

Nguyên tắc: Pháp lý.

Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các hoạt động quản lý chất lượng trong các tổ chức phải luôn tuân thủ theo đúng các văn bản pháp luật của nhà nước qui định về QLCL và CLSP.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP KHẢO SÁT VÀ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC DẦU KHÍ LIÊN DOANH VIỆT-NGA VIETSOVPETRO (Trang 25 -25 )

×