Kiểm soát chất lượng là một phần của QLCL, tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng (TCVN ISO 9000: 2007).
Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm soát chất lượng :
- Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm có và đạt chất lượng yêu cầu. - Đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của tổ chức.
- So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những thiếu sót sai lệch. - Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch thiếu sót,
đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu. 1.2.3. Đảm bảo chất lượng:
Theo K.Ishikawa: “Đảm bảo chất lượng có nghĩa là đảm bảo một mức chất
lượng của sản phẩm cho phép người tiêu dùng tin tưởng mua và sử dụng nó trong một thời gian dài, hơn thế nữa sản phẩm phải thỏa mãn hoàn toàn những yêu cầu của người tiêu dùng”.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000: 2007: “Đảm bảo chất lượng là
một phần của QLCL, tập trung vào việc cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất
lượng sẽ được thực hiện” .
Các hình thức cơ bản :
- Đảm bảo chất lượng dựa trên sự kiểm tra.
- Đảm bảo chất lượng dựa trên quản trị quá trình sản xuất. - Đảm bảo chất lượng trong suốt chu trình sản phẩm.
Các biện pháp :
- Thu thập thông tin về sự không thỏa mãn nhu cầu.
- Thỏa mãn các khiếu nại khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng. - Cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng, ấn định thời hạn bảo hành.
- Tổ chức mạng lưới bảo dưởng, sửa chữa thường kỳ và cung cấp phụ tùng thay thế trong một thời gian dài.
1.2.4. Cải tiến chất lượng:
Theo Masaaki Imai: “Cải tiến chất lượng có nghĩa là nỗ lực không ngừng
nhằm không những duy trì mà còn nâng cao hơn nữa chất lượng”
Theo TCVN ISO 9000: 2007: “Cải tiến chất lượng là một phần không thể
thiếu của QLCL tập trung vào nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu”
Các hướng tiến hành:
- Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm. - Thực hiện công nghệ mới.
- Thay đổi quá trình nhằm giảm khuyết tật.
Các bước công việc chủ yếu :
- Thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết để cải tiến chất lượng.
- Xác định nhu cầu đặc trưng về cải tiến chật lượng. Đề ra dự án hoàn thiện. - Thành lập tổ công tác đủ khả năng thực hiện thành công dự án.
- Cung cấp các nguồn lực cần thiết (tài chính, kỹ thuật, lao động). - Đào tạo và khuyến khích quá trình thực hiện dự án cải tiến chất lượng.
1.3. VAI TRÒ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP
HTQLCL theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nó được coi như giấy thông hành để doanh nghiệp đi vào thị trường thế giới.
Một HTQLCL phù hợp theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh một cách có hệ thống, có kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại. Bên cạnh đó, việc cải tiến liên tục HTQLCL theo yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, việc xây dựng và áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO là nhằm giúp cho doanh nghiệp:
- Một là, giúp tăng năng suất và giảm giá thành:
HTQLCL theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO sẽ cung cấp các phương tiện giúp doanh nghiệp thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ. Nhờ đó sẽ giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, đồng thời giảm sự lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO sẽ giảm được chi phí kiểm tra không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả khách hàng.
- Hai là, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp:
Thông qua giấy chứng nhận HTQLCL của doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000, doanh nghiệp sẽ có bằng chứng đảm bảo với khách hàng rằng các sản phẩm mà họ sản xuất ra phù hợp với chất lượng mà họ cam kết. Trong khi đó, người tiêu dùng lại luôn mong muốn sản phẩm mà họ mua về có chất lượng đúng như chất lượng mà nhà sản xuất đã khẳng định.
- Ba là, tăng uy tín của doanh nghiệp về đảm bảo chất lượng:
Khi doanh nghiệp áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO là đồng nghĩa với việc cung cấp cho khách hàng những bằng chứng khách quan về chất lượng sản phẩm và khẳng định với khách hàng rằng hoạt động của doanh nghiệp là luôn được kiểm soát. HTQLCL còn cung cấp các dữ liệu sử dụng cho việc
xác định hiệu quả quá trình, các thông số về sản phẩm nhằm không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động và nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.
Nói cách khác, HTQLCL theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO là một hệ thống các hoạt động, các biện pháp và các qui định cụ thể quan tâm đến chất lượng, phòng ngừa các sai sót và kích thích tất cả mọi người tham gia. Dù các biện pháp và các qui định có cụ thể bao nhiêu, chính xác bao nhiêu thì vẫn vô hiệu nếu người sản xuất và người tiêu dùng không có ý thức tuân thủ. Vậy QLCL là trách nhiệm của mọi thành viên của xã hội, chỉ khi nào con người cảm thấy rằng mình và chính mình có trách nhiệm về CLSP thì lúc đó mới làm công tác QLCL được. QLCL là trách nhiệm của tất cả các cấp nhưng phải được lãnh đạo cấp cao nhất chỉ đạo.
QLCL có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay bởi vì QLCL một mặt làm cho CLSP hoặc dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và mặt khác nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý. Đó là cơ sở để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường. QLCL cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp với những mong đợi của khách hàng cả về tính hữu ích và giá cả.
Sản xuất là khâu quan trọng tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Về mặt chất, đó là các đặc tính hữu ích của sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người ngày càng cao hơn. Về mặt lương, là sự gia tăng của giá trị tiền tệ thu được so với những chi phí ban đầu bỏ ra. Giảm chi phí trên cơ sở quản lý sử dụng tốt hơn các yếu tố sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, có thể tập trung vào cải tiến công nghệ hoặc sử dụng công nghệ mới hiện đại hơn. Hướng này rất quan trọng nhưng gắn với chi phí ban đầu lớn và quản lý không tốt sẽ gây ra lãng phí lớn. Mặt khác, có thể nâng cao chất lượng trên cơ sở giảm chi phí thông qua hoàn thiện và tăng cường công tác QLCL. CLSP được tạo ra từ quá trình sản xuất, các yếu tố lao động, công nghệ và con người kết hợp chặt chẽ với nhau theo những hình thức khác nhau. Tăng cường QLCL sẽ giúp cho xác định đầu tư đúng hướng, khai thác quản lý sử dụng công nghệ, con người có hiệu quả hơn. Đây là lý do vì sao QLCL được đề cao trong các doanh nghiệp những năm gần đây.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XNXL –VIETSOVPETRO 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XNXLKS&SC (XNXL)
Trụ sở của XNXLKS&SC (XNXL):
XNXL là một trong các đơn vị trực thuộc của Vietsovpetro.
Tên giao dịch: Xí Nghiệp Xây Lắp, Khảo Sát và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí.
Tên tiếng Anh: Offshore Construction Division (OCD).
Từ ngày thành lập đến nay tại: Số 67 – Đường 30/4 – Phường Thắng Nhất – Thành phố Vũng Tàu – Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:
Điện thoại: (84) (64) - 3839871 # 3418
Fax: (84) (64) – 3839798
Email : ocd@vietsov.com.vn
Website: www.vietsov.com.vn
2.1.1. Sự hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ:
Tổng quan về sự ra đời và phát triển của XNXL:
Ngày 9 tháng 9 năm 1982 cục Xây lắp (nay là XNXL) được thành lập theo quyết định số 31/TC ngày 09/07/1982 của tổng giám đốc Vietsovpetro – thực hiện nghị quyết hội đồng VSP lần thứ II, với nhiệm vụ xây lắp các công trình biển (Cụ thể: Thực hiện lắp đặt, sửa chữa các công trình biển, giàn cố định, giàn nhẹ và lắp đặt các đường ống dầu khí nội bộ mỏ của VSP).
Trải qua các thời kỳ phát triển của XNXL,năm 1990 đổi tên thành Xí Nghiệp Xây lắp công trình biển và năm 2004 đổi tên thành Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí (theo quyết định số 1992/LĐTL ngày 31/12/2003 của tổng giám đốc Vietsovpetro – Thực hiện nghị quyết hội đồng VSP lần thứ 17), bổ xung thêm nhiệm vụ khảo sát các công trình biển của VSP.
Cơ cấu tổ chức của XNXL :
Hình 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA XNXL GIÁM ĐỐC Phòng Vật tư Phòng T.kế - Q.Lý D.Án Phòng D.Vụ - H.Đồng Phòng Cán bộ Hành chính Phòng Kế toán Phòng K.Hoạch – Tiền lương Phòng C.L An toàn Phòng Kỹ thuật PHÓ GIÁM ĐỐC VẬT TƯ PHÓ GIÁM ĐỐC DỊCH VỤ PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT CHÁNH KỸ SƯ Xưởng Lắp ráp Biển Xưởng Lắp ráp Bờ Xưởng Lắp đặt đường ống Xưởng S.chữa C.T Biển & CAM Xưởng cơ khí- thiết bị Ban Khảo sát công trình biển Ban Kiểm tra C.Lượng – C.Hàn Xưởng Điện và Tự động hoá
XNXL là xí Nghiệp loại 1 của VSP và tổ chức hoạt động theo mô hình ổng công ty/xí nghiệp thành viên. Vì thế cho nên mọi quy chế hoạt động, biên chế nhân viên, hạch toán, kế hoạch công việc hàng năm, chi phí hoạt động…của Xí Nghiệp đều do hội đồng và VSP quyết định. Theo đó, Xí Nghiệp có cơ cấu tổ chức:
Ban lãnh đạo gồm có 6 người:
- 1 Giám đốc: Điều hành chung các hoạt động của XNXL.
- 1 Chánh kỹ sư: Phụ trách điều phối phương tiện và thiết bị thi công. - 1 Phó giám đốc: Phụ trách thi công sản xuất (cả trên bờ và ngoài biển). - 1 Phó giám đốc: Phụ trách thiết kế, quản lý dự án và thương mại - dịch vụ. - 1 Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm điều phối vật tư, thiết bị và hàng hóa. - 1 Chánh kế toán: Chịu trách nhiệm về tài chính kế toán.
Với 8 phòng chức năng chuyên môn: - Phòng cán Bộ hành chính (PCB-HC):
Có chức năng quản lý nhân sự, đảm bảo nguồn nhân lực, công tác an ninh, hành chính văn phòng, thực hiện công tác bảo hiểm tài sản và con người.
- Phòng kế hoạch và tiền lương (PKH):
Lập kế hoạch tổng hợp, phân tích, định mức ngày giờ công trong thi công sản xuất, phân bổ chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các bộ phận và xem xét đề xuất chế độ tiền lương và theo dõi quản lý thi đua, khen thưởng.
- Phòng dịch vụ - hợp đồng (PDV):
Có chức năng xem xét, tiếp thị và ký kết các hợp đồng kinh tế, kiểm soát hợp đồng theo luật định và chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục hợp đồng cho các dự án với đối tác ngoài VSP.
- Phòng thiết kế - quản lý dự án (PTK):
Xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hóa các công trình khai thác dầu khí biển một cách tối ưu phù hợp với kế hoạch và thiết kế đã được phê duyệt; thiết kế và tổ chức giám sát thi công các công trình dịch vụ cho khách hàng bên ngoài.
- Phòng tài chính – kế toán (PKTo):
Thực hiện các chế độ hạch toán kế toán, quản trị tài chính của Xí Nghiệp theo luật định.
- Phòng kỹ thuật sản xuất (PKT):
Chuẩn bị các điều kiện sản xuất, bãi thi công, phát hành và theo dõi nhiệm vụ sản xuất, thực hiện kiểm tra giám sát kỹ thuật trước, trong và sau khi thực hiện thi công các công trình; tham gia các dự án cho các đối tác bên ngoài VSP.
- Phòng vật tư (PVT):
Thực hiện nhiệm vụ mua sắm, tiếp nhận, quản lý và cung ứng vật tư thiết bị cho các bộ phận thi công sản xuất, kiểm soát đầu vào các vật tư, thiết bị .
- Phòng kiểm soát chất lượng - An toàn (PCL-AT):
Nhiệm vụ thiết lập, duy trì và kiểm soát hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9000 cho XNXL; quản lý, đảm bảo công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong xí nghiệp; đánh giá chất lượng nội bộ, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn cho quá trình thi công sản xuất của xí nghiệp.
Và 8 Bộ phận trực tiếp sản xuất gồm: - Xưởng lắp ráp bờ (XBO):
Đảm nhiệm công việc chế tạo, lắp ráp các cấu kiện kim loại, xây lắp các công
trình phục vụ thăm dò và KTDK cho VSP và các công trình dịch vụ khác. - Xưởng lắp ráp biển (XBI):
Lắp đặt các công trình biển cho VSP; chế tạo các cấu kiện kim loại và lắp ráp máy móc thiết bị trên các công trình biển; thực hiện các dịch vụ biển khác cho quốc phòng và các đối tác khác trong ngành dầu khí, ...
- Xưởng lắp đặt đường ống (XĐO):
Lắp đặt hệ thống ống ngầm cho các công trình trên biển dẫn dầu, khí cao áp, nước công nghiệp; chế tạo các bán thành phẩm của các đường ống và thực hiện nhiều thi công lắp đặt khác.
- Xưởng sửa chữa công trình biển & chống ăn mòn (XSC):
Thực hiện sửa chữa các công trình biển, bảo dưởng và chống ăn mòn các công trình biển của VSP và thực hiện các dịch vụ này cho các dự dầu khí khác.
- Xưởng điện và tự động hoá (XĐI):
Bảo đảm việc cung cấp điện và ánh sáng đúng tiêu chuẩn cho hoạt động sản xuất của các đơn vị trong Xí nghiệp, lắp đặt hệ thống điện, đo lường tự động hóa cho các công trình biển của VSP và các công trình dịch vụ bên ngoài. - Xưởng cơ khí và thiết bị (XCK):
Bảo dưỡng, vận hành và sửa chữa các máy móc, thiết bị xây dựng của XNXL; thực hiện các công việc liên quan đến lắp ráp các thiết bị, các dịch vụ kỹ thuật đóng cọc các công trình xây dựng trên bờ và ngoài biển cho các dự án khác.
- Ban kiểm tra chất lượng & chánh hàn (BCH):
Nghiên cứu các đặc tính của vật liệu kim loại, lập qui trình, áp dụng công nghệ hàn, kiểm tra chất lượng không hủy thể (bằng 4 phương pháp: bột từ, siêu âm, phóng xạ, chất lỏng thẩm thấu); quản lý đào tạo thợ hàn cho các dự án và thực hiện thí nghiệm kiểm soát các đặc tính cơ - lý của vật liệu kim loại.
- Ban khảo sát công trình biển (BKS):
Thực hiện công tác khảo sát phần kết cấu và thượng tầng các công trình khoan biển, lập qui trình khảo sát, bảo dưỡng sửa chữa, nâng cấp các công trình khoan KTDK biển, các công trình dịch vụ dầu khí khác và thực hiện công tác phân tích kết cấu, thiết bị công nghệ trên các công trình biển.
Cơ cấu tổ chức và đặc điểm nhân sự về nhân tố lao động trong XNXL:
Bảng 2.1: TÌNH HÌNH NHÂN LỰC THEO LĨNH VỰC CÔNG TÁC
(ĐVT: người)
STT Tiêu chí Theo lĩnh vực công tác Tổng
cộng Quản lý Nghiên cứu phát triển Sản xuất kinh doanh 1 Trình độ nhân lực: Tiến sĩ 1 1 2 Thạc sĩ 2 13 15 Đại học 13 138 151 Cao đẳng 12 12 Trung cấp 8 8
Công nhân kỹ thuật 464 464
Lao động phổ thông 10 10 2 Độ tuổi lao động: 16 646 662 Dưới 30 81 81 Từ 30 đến 39 197 197