Những tồn tại:

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng quá trình sản xuất của xí nghiệp xây lắp khảo sát và sửa chữa công trình khai thác dầu khí liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro (Trang 71)

Thứ nhất, cam kết của lãnh đạo vẫn chưa được triệt để thi hành:

Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng và việc áp dụng HTQLCL là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9000. Tuy nhiên tại XNXL, dù lãnh đạo hoàn toàn thấu hiểu và ủng hộ chương trình QLCL song do quá bận rộn nên chưa thực sự dành thời gian để thực hiện đầy đủ các cam kết được nêu ra trong sổ tay chất lượng.

Gần như mọi công tác chính về QLCL đều do PCL-AT (QHSE-Quality Assuarance - Health, Safety & Environment) đảm trách và còn thiếu nhân lực. Tuy nhiên, do mọi biên chế đều do PCB-HC của VSP quyết định nên đến nay vẫn chưa được cải thiện.

Thứ hai, còn tồn tại tình trạng đối phó mỗi khi có đợt đánh giá; sự tham gia của một số nhân viên vào HTCL vẫn mang tính hình thức:

Có thể khẳng định rằng có chứng chỉ không có nghĩa là đã có đầy đủ chất lượng. Thực tế cho thấy, tại xí nghiệp mặc dù đã áp dụng ISO nhiều năm nhưng vẫn lâm vào vào tình trạng “sai đâu sửa đấy”. Việc làm mang tính đối phó này gây ra những kết quả không tích cực đối với toàn bộ hoạt động của xí nghiệp.

Mặt khác, các nhân viên dù đã thấu hiểu và tham gia vào HTQLCL, nhưng trên thực tế đối với một số nhân viên, đặc biệt là ở các đơn vị trực tiếp sản xuất như

XBI, XBO, XĐO, ..., việc áp dụng hệ thống QLCL vẫn còn mang tính hình thức, viện lý do là phải bảo đảm tiến độ sản xuất.

Ngoài ra, xí nghiệp chưa có phòng lưu trữ riêng với nhân viên lưu trữ có chuyên môn nên toàn bộ tài liệu của xí nghiệp tản mát ở các bộ phận chức năng, thường xuyên xảy ra tình trạng mất mát thất lạc.

Thứ ba, việc cải tiến chất lượng vẫn chưa mang tính thực tiễn cao:

Hiện tại, hệ thống mục tiêu chất lượng vẫn chỉ dừng ở mức đo lường hiệu lực của các hoạt động, chưa phải đo lường hiệu quả của các hoạt động và các quá trình. Xí nghiệp chưa nghiên cứu sâu vào cải tiến thực tế theo những yếu tố khác để có ý nghĩa thiết thực hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải tìm kiếm một hệ thống chỉ tiêu thực có thể áp dụng vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu này phải đảm bảo đo đếm được.

Thứ tư, chưa xây dựng hệ thống tính toán chi phí ẩn:

Mặc dù áp dụng ISO đã lâu nhưng xí nghiệp chưa xây dựng được hệ thống tính toán chi phí ẩn theo đúng yêu cầu về cải tiến HTQLCL theo ISO 9004: 2000.

Thực tế chi phí của xí nghiệp từ khi thành lập đến nay đều được LDVN bao cấp, dẫn tới lãng phí trong sản xuất, đo lường và kiểm tra rất lớn. Đơn cử như chi phí phát sinh do vật liệu nhận về không phù hợp (Ống cong, méo, thép không đúng quy cách, thừa thiếu số lượng…) do công tác đặt hàng không tốt đều chưa được tính toán cụ thể; chi phí phát sinh do khuyết tật hàn gây ra rất cao song chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nhiều CBCNV làm việc theo tâm lý “sai đâu sửa đó”.

Thứ năm, chưa chú trọng tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng nội bộ; ý kiến đề xuất để nâng cao công tác QLCL chưa thật sự được quan tâm:

Mặc dù khách hàng nội bộ là một phần rất quan trọng của hệ thống chất lượng, tuy nhiên xí nghiệp vẫn chưa chú trọng các biện pháp cần thiết để biết đánh giá chung.

Đồng thời, xí nghiệp cũng chưa chú trọng lấy ý kiến của CBCNV về mức độ hài lòng đối với công việc, chưa tìm được tiếng nói chung cho chương trình cải tiến

kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất cho xí nghiệp. Từ đó, chưa huy động tốt sức mạnh của tập thể để góp phần nâng cao QLCL cho xí nghiệp.

Thứ sáu, chưa tích cực áp dụng công nghệ hỗ trợ thêm cho công tác QLCL:

Xí nghiệp có hệ thống mạng nội bộ (LAN) và kết nối internet cho từng máy vi tính của bộ phận điều hành và một số xưởng sản xuất nhưng vẫn chưa đủ, chất lượng đường truyền không tốt, dẫn đến những hạn chế trong chia sẻ thông tin trực tuyến và tốn thời gian cho các công tác in ấn.

Việc sao chụp tài liệu, phân phối cho các đơn vị vẫn mang tính thủ công nên còn nhiều sai sót hoặc nhầm lẫn không đáng có; trang bị bộ đàm – nguồn thông tin truyền thông cho công tác thi công sản xuất còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ tầng số.

Mặc dù đã có đề xuất về trang bị các phần mềm như phần mềm quản lý tài liệu, lưu trữ song đến nay vẫn chưa được trang bị.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng quá trình sản xuất của xí nghiệp xây lắp khảo sát và sửa chữa công trình khai thác dầu khí liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro (Trang 71)