Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 65)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên

Thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án về giảm nghèo dƣới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân Huyện, Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp, các đơn vị, các tổ chức cùng mọi ngƣời dân đã thực hiện các nội dung công việc sau.

Hàng năm tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo. Chủ thể trực tiếp tham mƣu thực hiện công tác này là Phòng lao động thƣơng binh và xã hội Huyện. Các ban, ngành, đoàn thể, uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn phối hợp để thực thi theo kế hoạch đề ra; tổ chức quán triệt mục đích, yêu cầu và tập huấn nghiệp vụ điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cho cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo, lực lƣợng điều tra viên ở khối, xóm của 23 xã, thị trấn; thành lập Ban chỉ đạo điều tra hộ nghèo từ cấp huyện đến cấp xã; xây dựng dự toán kinh phí, tổ chức điều tra ở cấp huyện, cấp xã; tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho nhân dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc điều tra để nhân dân tham gia tích cực vào quá trình này; tiến hành tổ chức điều tra, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo trên phạm vi toàn Huyện; cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.Xác định đây là một khâu quan trong, có vai trò quyết định thành công trong công tác giảm nghèo tại địa phƣơng, nên trong thời gian qua, đƣợc sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng, Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ huyện đến xã, thị trấn đã khắc phục mọi khó khăn để tổ chức thành công cuộc điều tra, đảm bảo chất lƣợng số liệu và tiến độ.

Nhằm khẳng định trách nhiệm cao đối với công tác xoá đói giảm nghèo, Ban chỉ đạo đã thực hiện ký cam kết giảm nghèo giữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện với Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn; giữa uỷ ban nhân dân cấp xã với các khối, xóm. Việc tổ chức ký cam kết xoá đói giảm nghèo đã đƣợc thực hiện nghiêm túc từ huyện đến xã, thị trấn. Tuy nhiên việc tổ chức đến từng hộ gia đình chƣa đƣợc thực hiện tốt. Một số xã chƣa tổ chức ký cam kết xoá đói giảm nghèo với khối, xóm theo quy định.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm nghèo cũng đƣợc đẩy mạnh với nhiều hình thức. Từ năm 2010 - 2013 đã in ấn, cấp phát 11. 000 tài liệu tuyên truyền, phổ biến; tổ chức 21 đợt tập huấn cho các hộ nghèo và cho cán bộ làm công tác giảm nghèo; phát thanh hơn 1.200 giờ trên hệ thống Đài truyền thanh - truyền hình huyện, xã, thị trấn để phổ biến chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời giáo dục nhận thức cho ngƣời dân đối với công tác giảm nghèo; nêu gƣơng điển hình phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo. Thông qua Ủy ban mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân có những hình thức tổ chức lồng ghép nội dung giảm nghèo vào các hoạt động tuyên truyền vận động của tổ chức mình, nhằm nâng cao nhận thức, động viên kịp thời sự đồng tình ủng hộ, hƣởng ứng của các chi hội cơ sở cũng nhƣ các hội viên tham gia tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Tổ chức thực hiện các chính sách, các dự án của Nhà nƣớc đối với ngƣời nghèo nhƣ: chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, chi trả tiền điện, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh con gia đình hộ nghèo, học sinh tàn tật, trẻ em mồ côi; triển khai hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo; giải quyết vốn vay tại ngân hàng chính sách xã hội....Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân Huyện đã có các chƣơng trình giảm nghèo theo từng giai đoạn, kèm theo kế hoạch thực hiện và phân công cụ thể cho các ban, ngành đoàn thể để tổ chức triển khai. Trên cơ sở chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc

phê duyệt, Ban chỉ đạo chƣơng trình xoá đói giảm nghèo Huyện chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng, các địa phƣơng cơ sở xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể của địa phƣơng mình, của ngành mình gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho từng năm, từng giai đoạn; thƣờng xuyên kiểm tra tổng kết đánh giá tình hình thực hiện chính sách, nhằm loại bỏ cơ chế chính sách không phù hợp, bổ sung những chính sách mới phù hợp với tình hình thực tế. Kết quả công tác giảm nghèo là một trong các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá, xếp loại thi đua hàng năm của các cơ quan ban, ngành đoàn thể cấp huyện đến cơ sở khối, xóm. Kết quả đƣợc thể hiện cụ thể trên một số lĩnh vực sau:

3.2.3.1. Chính sách hỗ trợ về y tế

Để đảm bảo công bằng trong công tác y tế chăm sóc sức khoẻ toàn dân, đặc biệt là cho ngƣời nghèo, trong những năm qua huyện Hƣng Nguyên đã có nhiều giải pháp kịp thời nhƣ: củng cố và hoàn thiện mạng lƣới y tế cơ sở, đƣa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu có chất lƣợng tới gần hộ nghèo, vùng nghèo, triển khai tốt các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia (phòng chống sốt rét, lao, bƣớu cổ, tiêm chủng mở rộng, HIV/AIDS,…); áp dụng nhiều hình thức chi trả nhƣ mua thẻ bảo hiểm y tế, cấp thuốc miễn phí, miễn giảm viện phí cho ngƣời nghèo, góp phần đáng kể trong việc giúp ngƣời nghèo có điều kiện thuận lợi tiếp cận các dịch vụ y tế khi cần thiết. Trong 4 năm (2010 - 2013) đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 94.763 lƣợt ngƣời nghèo và cận nghèo, đạt 103% so với kế hoạch, với tổng kinh phí là 42,6 tỷ đồng, bình quân hàng năm có hơn 23.000 ngƣời nghèo đƣợc cấp thẻ BHYT, đảm bảo 100% ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời gian, đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo. Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa Huyện và trạm y tế 23 xã, thị trấn đã tổ chức tốt việc khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, đảm bảo giá trị tiền thuốc chữa bệnh,

bình quân mỗi năm có hơn 8.000 lƣợt ngƣời khám và chữa bệnh, chiếm 30% số ngƣời nghèo, với số tiền trên 60 tỷ đồng, đồng thời tăng cƣờng vận động nhân dân giúp đỡ, hỗ trợ thêm cho ngƣời nghèo bị ốm đau, bệnh nặng, điều trị lâu dài ở các cơ sở y tế.

3.2.3.2.Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, huyện Hƣng Nguyên đã quyết tâm khắc phục khó khăn đƣa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với ngƣời dân kịp thời, mang lại cơ hội phát triển kinh tế cho hộ nghèo, cơ hội học tập cho hàng nghìn học sinh, sinh viên nghèo hiếu học. Chính sách tín dụng đã nhanh chóng đi vào cuộc sống góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Từ năm 2003 - 2012, tổng doanh số cho vay đạt 294.312 triệu đồng, tổng số lƣợt hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác đƣợc vay vốn là 18.012 hộ, trong đó: Chƣơng trình hộ nghèo đạt 120.530 triệu đồng với 7.021 lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn. Chƣơng trình giải quyết việc làm đạt 8.740 triệu đồng với 1.023 lƣợt hộ đƣợc vay vốn sản xuất kinh doanh. Chƣơng trình học sinh sinh viên (HSSV) đạt 128.302 triệu đồng với 12.019 sinh viên đƣợc vay phục vụ cho việc học tập; cho học sinh phổ thông có hoàn cảnh khó khăn vay 103.423 đồng. Hiện đang có 5.322 hộ gia đình (với 6.145 học sinh) đƣợc vay vốn cho con em đi học. Chƣơng trình hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở đạt 2.456 triệu đồng, số hộ nghèo đƣợc vay vốn là 308 hộ. Tổng dƣ nợ đến hết năm 2012 đạt 182.210 triệu đồng. Tổng số khách hàng hiện đang vay vốn 11.732 hộ. (Bảng 3.1)

Bảng 3.1. Bảng dƣ nợ các chƣơng trình tín dụng Đơn vị: Triệu đồng, hộ TT Tên chƣơng trình Dƣ nợ 31/12/2003 Dƣ nợ 31/12/2012 Tăng so với 2003 Số khách hàng dƣ nợ 1 Hộ nghèo 17.264 54.739 34.475 3.334 2 Học sinh sinh viên 103.423 103.423 5.322 3 Giải quyết việc làm 1.729 3.554 1.825 210 4 Nƣớc sạch và VSMT 16.992 16.992 2.513

5 Xuất khẩu lao động 1.045 1.045 46

6 Hộ nghèo về nhà ở 2.456 2.456 307

Cộng 18.994 182.210 163.216 11.732

(Nguồn Ngân hàng CSXH huyện Hưng Nguyên)

Về cơ bản, nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu của các đối tƣợng thụ hƣởng. Một số chƣơng trình tín dụng tiếp tục duy trì mức tăng trƣởng khá và chiếm tỷ trọng cao nhƣ: Chƣơng trình hộ nghèo 54.739 triệu đồng, tăng 34.745 triệu đồng so với năm 2003. Số hộ nghèo đang đƣợc vay vốn 3.334 hộ, bình quân dƣ nợ 16,4 triệu đồng/hộ. Trong 5 năm qua, Ngân hàng CSXH Huyện đã phục vụ 9.256 lƣợt hộ gia đình đƣợc vay vốn với hơn 13 ngàn lƣợt HSSV các trƣờng đại học , cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và phổ thông . Trong thời gian triển khai QĐ 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tín du ̣ng HSSV , tại huyện Hƣng Nguyên không có trƣờng hợp nào HSSV bỏ học vì thiếu tiền đóng ho ̣c phí.

Bên canh đó, Ngân hàng CSXH Huyện còn thƣờng xuyên ký hợp đồng ủy thác với 4 tổ chức hội: Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên để triển khai cho vay các chƣơng trình tín dụng, thực hiện 6/9 công đoạn cho vay ƣu đãi. Đến năm 2013 đã có 8/8 chƣơng trình tín dụng

đƣợc cho vay thông qua phƣơng thức uỷ thác, tổng dƣ nợ ủy thác cho vay qua các tổ chức chính tri ̣ xã hội là : 180.948 triệu đồng, chiếm 99,3% dƣ nợ NHCSXH. Số hộ quản lý là 9.518 hộ. Đã thu lãi nộp Ngân hàng CSXH là 10.913 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 99,2% tổng lãi thu của Ngân hàng. Kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm trong công động ngƣời nghèo đạt 3.264 triệu đồng, 322/326 tổ tiết kiệm và vay vốn có số dƣ tiền gửi với 7.769 hộ tham gia gửi tiền tiết kiệm.(Bảng 3.2)

Bảng 3.2. Nguồn vốn cho vay theo đơn vị ủy thác

Đơn vị: triệu đồng, tổ, hộ TT Tổ chức hội Dƣ nợ Số hộ quản Số Tổ TK& VV Thu lãi Thu tiền gửi tiết kiệm Số dư Tỷ trọng %

1 Hội nông dân 52.328 28,9 2.762 99 3.155 948 2 Hội phụ nữ 60.774 33,6 3.198 110 3.868 1.174 3 Hội Cựu chiến

binh 48.333 26,7 2.619 87 2.865 839

4 Đoàn Thanh

niên 19.514 10,8 939 30 1.025 303

Tổng cộng 180.948 100 9.518 326 10.913 3.264

(Nguồn Ngân hàng CSXH huyện Hưng Nguyên)

Chính sách tín dụng ƣu đãi đã góp phần cải thiện đời sống ngƣời nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn, hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân về đời sống sinh hoạt (ăn ở, đi lại, học tập, điện thắp sáng…), ổn định xã hội, phát triển kinh tế tại địa phƣơng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ Huyện Hƣng Nguyên nhiệm kỳ 2010 -2015.

3.2.3.3. Chính sách hỗ trợ về nhà ở, tư liệu sản xuất - Chính sách hỗ trợ về nhà ở

Từ năm 2010 - 2013, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà ở dột nát tạm bợ, toàn Huyện đã làm đƣợc 521 nhà ở cho hộ nghèo, trong đó có 292 nhà đƣợc làm có kinh phí hỗ trợ của Chính phủ; làm mới 187 nhà, sữa chữa 334 nhà với tổng số tiền đƣợc hỗ trợ đầu tƣ là 2,9 tỷ đồng, trong đó kinh phí do Chính phủ hỗ trợ là 2,1 tỷ đồng, vận động xã hội hỗ trợ thông qua Quỹ vì ngƣời nghèo là 827 triệu đồng ( xem phụ lục số 3).

Ngoài mức hỗ trợ của Nhà nƣớc, các xã, thị trấn còn hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách địa phƣơng và các cuộc vận động ủng hộ "Quỹ vì ngƣời nghèo", huy động thêm sự hỗ trợ của doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, của cộng đồng, bình quân mỗi năm ủng hộ đƣợc từ 2- 3 tỷ đồng. Nhiều gia đình đã xây dựng đƣợc nhà ở tƣơng đối tốt, chắc chắn. Đa số các căn nhà hỗ trợ đƣợc xây dựng bằng xi măng, gạch, mái ngói. Diện tích căn nhà từ 50 đến 80m2

, giá trị căn nhà từ 50-100 triệu đồng. Trong quá trình xây dựng, bà con cũng đƣợc tƣ vấn để xây, thiết kế và sử dụng những vật liệu sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng kinh tế của hộ gia đình. Rất nhiều vật liệu đƣợc khai thác trong khối, xóm nhƣ gỗ, đá, sỏi, cát… do đó tiết kiệm đƣợc một phần chi phí cho gia đình. Chính sách hỗ trợ nhà ở đã giúp ngƣời nghèo đƣợc an cƣ lạc nghiệp, tăng cƣờng đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái trong nhân dân.

- Hỗ trợ về tư liệu sản xuất

Trên cơ sở đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng "Quỹ vì ngƣời nghèo" đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ƣơng và Tỉnh để hỗ trợ giống, vật tƣ, công lao động giúp hộ nghèo phát triển sản xuất. Đối với những hộ khó khăn

về đất đai, UBND các xã, thị trấn cho các hộ nghèo thuê, mƣợn đất công ích để phát triển sản xuất, miễn giảm các loại thuế liên quan đến sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo....Từ năm 2010 đến nay, đã trợ giúp cho 1.251 hộ nghèo mua vật tƣ, con giống, để phát triển sản xuất, trị giá hơn 1,4 tỷ đồng, ngoài ra còn trợ giá nhiều loại vật tƣ, phân bón, con giống, thuốc bảo vệ thực vật, mỗi năm hơn 200 triệu đồng.

3.2.3.4. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm thực hiện nguyên tắc mọi công dân đều đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật. Từ năm 2010 đến nay, đã tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho 4.900 lƣợt ngƣời nghèo, số tiền thực hiện là là 4,1 tỷ đồng đạt 68,3% kế hoạch. Trợ giúp pháp lý đƣợc thực hiện trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, với nhiều hình thức đa dạng, nhƣ trợ giúp pháp lý tại công sở hoặc lƣu động để thuận tiện cho ngƣời nghèo, tạo điều kiện để ngƣời nghèo tiếp cận và hiểu các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, thực thi tốt pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ đồng thời với tăng cƣờng năng lực cho các tổ chức và cá nhân làm công tác trợ giúp pháp lý, nhằm đảm bảo 100% ngƣời nghèo trên địa bàn Huyện có nhu cầu, đƣợc trợ giúp pháp lý.

3.2.3.5. Thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

Công cuộc giảm nghèo không chỉ dừng lại ở một cá thể hộ, một nhóm dân cƣ hay một địa phƣơng đơn lẻ nào. Nó thực sự có hiệu quả khi đƣợc nhân rộng và trở thành thành quả chung cho mọi địa phƣơng, mọi quốc gia. Với huyện Hƣng Nguyên của tỉnh Nghệ An, công tác nhân rộng mô hình giảm nghèo trong thời gian qua đã có những kết quả tích cực.

Bảng 3.3. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2010 -2013

Đơn vị tính: Triệu đồng, mô hình

STT Nội dung Năm 2010 2010 Năm 2011 Năm 2012 2012 Năm 2013 2013 SL KP SL KP SL KP SL KP 1 Đề án 18 1.700 9 800 9 850 9 900 - Ngân sách TW - 1.700 800 900 900 2 Thực hiện - - 5 500 3 500 3 500 - Ngân sách TW 500 500 500 - Số hộ tham gia 50 400 30 450 50 500

Giai đoạn 2010-2013, trên địa bàn Huyện đã xây dựng và mở rộng 11 mô hình với tổng số 130 hộ nghèo tham gia. Tổng kinh phí đã đầu tƣ cho các mô hình là 1,5 tỷ đồng, trong đó: đầu tƣ trực tiếp hỗ trợ ngƣời nghèo là 1,5 tỷ đồng (đạt 33,3% so với đề án). Nội dung hoạt động chủ yếu của các mô hình chăn nuôi bê cái lai sind (red sindhi) sinh sản, với số lƣợng 1 hộ /1con,

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)