Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.8. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách

nghèo

1.2.8.1. Yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội

Một quốc gia, một địa phƣơng hay một gia đình nghèo đói đều xuất phát từ những tác động tiêu cực mang tính khách quan hoặc chủ quan.

Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên. Sự chi phối và tác động lớn từ yếu tố thời tiết và khí hậu là điều tất yếu. Đây đƣợc xem là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo và gia tăng khoảng cách giàu - nghèo.

Thứ hai, chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh để lại, đã tàn phá đất đai, cơ sở hạ tầng. Đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông chƣa đồng bộ, thiếu tƣ liệu sản xuất và khoa học kỹ thuật. Đây là yếu tố quyết định đến năng suất lao động. Đa số ngƣời lao động đều sử dụng các công cụ truyền thống, đa phần là lạc hậu để sản xuất, thiếu sự ứng dụng khoa học kỹ thuật, nên năng suất cây trồng vật nuôi chƣa cao, quá trình phát triển kinh tế, vƣơn lên làm giàu là tƣơng đối khó khăn.

Thứ ba, những nhân tố xã hội tác động đến việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bao gồm: Dân số và lao động, trình độ dân trí, giáo dục đào tạo, sức khỏe, môi trƣờng, phong tục tập quán...

Sự gia tăng dân số cả tự nhiên và cơ học, cơ cấu dân cƣ có liên quan chặt chẽ với tình trạng đói nghèo, ngƣời nghèo phổ biến ở những gia đình có quy mô lớn, hộ có nhiều con, tuổi còn ít. Do sinh nhiều con nên thời gian lao động và thu nhập của hộ gia đình sẽ giảm, đồng thời nhân khâu trong gia đình

tăng lên, nên chi tiêu cho những vấn đề thiết yếu tăng lên, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời giảm.

Với một nguồn lực hạn chế mà phải cân đối cho một lực lƣợng dân cƣ lớn thì sẽ khó khăn cho việc huy động nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, tăng trƣởng kinh tế thấp, đi đôi với tình trạng khai thác cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng, bệnh tật....gây ảnh hƣởng tiêu cực tới việc làm và thu nhập bởi khi sức khỏe không tốt họ phải gánh chịu hai gánh nặng đó là mất đi thu nhập và chi phí cho việc khám chữa bệnh, họ lại rơi vào vòng luẩn quẩn của nợ nần và bệnh tật nên không có cơ hội để thoát nghèo.

Môi trƣờng an ninh, trật tự có tác động đáng kể tới việc thực hiện các chính sách giảm nghèo. Thực tế cho thấy tệ nan xã hội thƣờng đồng hành cùng với đói nghèo, nơi nào tệ nạn xã hội gia tăng, an ninh trật tự không đảm bảo thì ở đó kinh tế phát triển chậm. Ngƣời nghèo là nhóm có mức sống dễ bị tổn thƣơng cao, họ có thu phập thấp, tài sản ít, nếu bị rủi ro mất cắp dung cụ lao động thì họ dễ bị rơi vào cảnh khốn cùng. Ngoài ra khi môi trƣờng an ninh trật tự không đảm bảo ảnh hƣởng không nhỏ đến thu hút đầu tƣ phát triển sản xuất, làm cho sản xuất giảm, kinh tế ngày càng khó khăn, cơ hội làm việc cho ngƣời nghèo giảm, dẫn đến khó vƣơn lên thoát nghèo.

1.2.8.2. Các chính sách giảm nghèo của Nhà nước

Muốn mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảm nghèo, hạn chế đƣợc những tác động tiêu cực của những yếu tố cực đoan; những quan điểm bảo thủ hoặc mặt trái của cơ chế thị trƣờng, bên cạnh sự vƣơn lên mạnh mẽ từ nội lực thì việc xây dựng một hệ thống chính sách và giải pháp thực hiện chính sách phù hợp là cần thiết. Chính sách phải trở thành động lực mang tính chiến lƣợc chứ không chỉ là giải pháp tình huống, tạm thời. Nó phải là yếu tố tạo nguồn lực để thực hiện các chƣơng trình phát triển. Cần phải khẳng định rằng, những chính sách và dự án hỗ trợ của Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội

trong thời gian qua đã góp phần làm thay đổi diện mạo của nhiều địa phƣơng các khu vực khó khăn. Cuộc sống của các cƣ dân những vùng này đƣợc cải thiện một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận một sự thật là trong thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ chủ yếu là để tháo gỡ những vấn đề đang diễn ra mà chƣa chú ý nhiều đến việc ngăn ngừa để không diễn ra vấn đề đó, thậm chí sự hữu khuynh trong vận dụng đã làm hạn chế hiệu quả của chính sách hỗ trợ và đầu tƣ, phát sinh hiện tƣợng tiêu cực trong quá trình thực hiện, từ đó tạo nên tâm lý hoài nghi và ỷ lại trong đối tƣợng thụ hƣởng. Nhiều chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc có lúc đƣợc thực hiện một cách máy móc. Một số địa phƣơng do cán bộ ngại va chạm nên có xu hƣớng giải quyết cào bằng, mỗi ngƣời hƣởng một chút quyền lợi trong thực hiện chính sách. Nhận thức của một số lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể về công tác giảm nghèo chƣa thực sự sâu sắc và toàn diện. Địa phƣơng thiếu các văn bản hƣớng dẫn hoặc cụ thể hóa các chủ trƣơng và văn bản của trên cho phù hợp với tình hình cụ thể địa bàn. Các cơ quan quản lý tuy đã xây dựng kế hoạch thực hiện các chính sách giảm nghèo và bổ sung những khiếm khuyết cho các chính sách và cơ chế trƣớc đây, song vẫn còn thiếu, còn chồng chéo, chƣa thực sự phù hợp và đồng bộ. Một số ngành chức năng chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác giảm nghèo, chƣa làm hết trách nhiệm đƣợc phân công, dẫn tới việc lồng ghép các chƣơng trình kinh tế xã hội phục vụ cho công tác giảm nghèo chƣa hiệu quả. Một số ngƣời dân gặp khó khăn về vốn, trong khi đó đồng vốn của Nhà nƣớc cho vay thì lại rất hạn chế, dàn trải và phải trải qua nhiều thủ tục, nhiều khâu trung gian nên ngƣời nghèo gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tƣ mua tƣ liệu sản xuất, cây, con giống.

Năng lực quản lý, điều hành chƣơng trình giảm nghèo của cán bộ còn nhiều hạn chế. Công tác xây dựng các mô hình điểm để từ đó nhân rộng

chƣa đƣợc quan tâm. Việc triển khai các văn bản thực hiện chƣơng trình giảm nghèo của cấp trên còn chậm, thiếu đồng bộ dẫn đến việc tổ chức triển khai kém hiệu quả. Nguồn lực đầu tƣ dành cho chƣơng trình giảm nghèo còn hạn chế, đặc biệt kinh phí dành cho công tác thực hiện chính sách giảm nghèo. Sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp chƣa quyết liệt, kịp thời, thiếu sự chủ động sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện.

1.2.8.3. Năng lực và ý chí thoát nghèo của người nghèo

Một trong những khó khăn mang tính chủ quan đã trở thành trở ngại lớn cho quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo là yếu tố từ bản thân ngƣời nghèo. Nguyên nhân có nhiều nhƣng chung quy lại có hai vấn đề cơ bản đó là năng lực để thoát khỏi đói nghèo và ý chí thoát nghèo của những ngƣời trong cuộc. Có thể thấy qua một số biểu hiện sau đây:

Thứ nhất, thiếu kiến thức làm ăn, thiếu kinh nghiệm sản xuất.

Thứ hai, trình độ dân trí thấp, đông con.

Thứ ba, một bộ phận hộ nghèo vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc; lƣời lao động và mắc vào các tệ nạn xã hội; chƣa có ý thức và trách nhiệm vƣơn lên thoát nghèo. Một bộ phận ngƣời dân thậm chí còn chưa muốn thoát nghèo vì nhằm để đƣợc hƣởng lợi từ các chƣơng trình dự án; các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)