Phƣơng pháp so sánh

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.5. Phƣơng pháp so sánh

Đề tài luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Đối chiếu, tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề đói nghèo trên thế giới, vấn đề đói nghèo và công tác thực hiện chính sách XĐGN của Việt Nam, của một số địa phƣơng trong cả nƣớc, nhƣ vấn đề chuẩn nghèo; các tiêu chí để xác định thoát nghèo; những bài học thực tiễn về XĐGN thành công của một số địa phƣơng,...qua đó, thấy đƣợc tổng quan và sự đa dạng trong vấn đề nghiên cứu.

- Thông qua việc so sánh các chỉ số, các tiêu chí, các địa phƣơng điển hình thành công trong công cuộc giảm nghèo, việc phân tích các luận chứng để đƣa ra các luận cứ, giả thuyết khoa học có đƣợc sức thuyết phục hơn; quá trình đánh giá, nhìn nhận công tác giảm nghèo đa chiều hơn, từ đó giúp ngƣời tiếp nhận thông tin và đặc biệt là những ngƣời trong cuộc (những đối tƣợng thụ hƣởng chính sách cũng nhƣ những ngƣời trực tiếp thực thi chính sách) có thể định lƣợng đƣợc thông tin một cách tối đa nhất, từ đó tăng cƣờng đƣợc nhận thức, củng cố đƣợc niềm tin, tạo thêm đƣợc động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ, vƣơn lên thoát nghèo và làm giàu một cách bền vững. Thao tác này

cũng đồng thời nhằm khắc phục những khoảng cách, sai số trong việc đánh giá các thông tin mang tính định tính.

- Nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích, trên cơ sở đó có những đề xuất, khuyến nghị về vấn đề giảm nghèo ở địa phƣơng mà đề tài nghiên cứu.

Với mục đích trên, tác giả đề tài luận văn thực hiện phƣơng pháp này bằng các thao tác nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định các chỉ tiêu, nội dung so sánh

Nội dung đƣợc so sánh phải là những nội dung liên quan, có ảnh hƣởng hay có mối liên hệ với vấn đề cần phân tích, tức là những vấn đề về lý luận, về thực tiễn của công tác XĐGN mà đề tài luận văn quan tâm và có liên quan trực tiếp. Ví dụ: Các tiêu chí xác định hộ nghèo, cận nghèo mà địa phƣơng áp dụng; các chỉ số và tiêu chí để giải quyết cho các đối tƣợng hộ nghèo vay trên cơ sở nhu cầu thực tế để có thể đạt hiệu quả giúp họ giảm nghèo; tỷ lệ hộ thoát nghèo từng thời gian so với chỉ tiêu chung của cả nƣớc cũng nhƣ mục tiêu của địa phƣơng xác định; những điều kiện để có thể giảm nghèo bền vững và bối cảnh hiện tại cũng nhƣ năng lực của địa phƣơng,...

Bƣớc 2. Xác định phạm vi, số gốc so sánh

- Phạm vi so sánh đƣợc tiến hành trên cơ sở các tiêu chí đƣợc thể hiện trong các văn bản thuộc hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, của địa phƣơng đang có hiệu lực pháp luật; các điển hình tốt đƣợc lấy làm cơ sở thực tiễn, làm thước đo mà mục tiêu của địa bàn nơi đề tài nghiên cứu hƣớng đến.

- Số gốc so sánh đƣợc xác định tùy theo nội dung so sánh, cụ thể là: + Khi phân tích mức độ biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu: số gốc để so sánh đƣợc lấy là chỉ tiêu đó ở kỳ trƣớc.

+ Khi nghiên cứu mức độ hoàn thành nhiệm vụ của việc thực hiện các chính sách bộ phận trong việc hỗ trợ ngƣời dân thoát nghèo thì nhu cầu thực tế và khả năng của đối tƣợng tiếp nhận để hoàn thành nhiệm vụ là gốc so sánh.

+ Khi nghiên cứu khả năng thoát nghèo của ngƣời dân, hộ gia đình, nhóm dân cƣ hay một địa phƣơng thì số gốc để so sánh là các tiêu chí xác định của Nhà nƣớc đƣợc thể hiện trong các văn bản pháp quy.

+ Khi đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của việc thực hiện các chính sách giảm nghèo thì gốc so sánh là các chỉ tiêu giảm nghèo của quốc gia, mục tiêu cũng nhƣ các chỉ tiêu của địa phƣơng.

Bƣớc 3. Xác định điều kiện để so sánh đƣợc các chỉ tiêu, các tiêu chí: - Đảm bảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu, tiêu chí

- Đảm bảo tính thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu, các tiêu chí. Có những chỉ tiêu, tiêu chí đƣợc thực hiện so sánh tuyệt đối (nhƣ tiêu chí quốc tế, của Chính phủ Việt Nam; các chỉ tiêu của Nhà nƣớc; số lƣợng và tỷ lệ xác định nghèo, cận nghèo, thoát nghèo,...), có những chỉ tiêu thực hiện so sánh tƣơng đối (nhƣ năng lực, trình độ, kinh nghiệm của các chủ thể,…).

- Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lƣợng, tỷ lệ, thời gian.

Bƣớc 4. Xác định mục đích so sánh

Mỗi số liệu của kết quả khảo sát trên địa bàn nghiên cứu có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích so sánh để sẽ giúp đề tài luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

Ví dụ: So sánh yêu cầu của việc thoát khỏi đói nghèo với yêu cầu của giảm nghèo bền vững sẽ đặt ra cho địa phƣơng bổ sung các chủ trƣơng, chính sách và những yêu cầu về con ngƣời trực tiếp chỉ đạo thực hiện phù hợp.

Bƣớc 5. Thực hiện và trình bày kết quả so sánh

Kết quả của so sánh là đƣa ra những “con số biết nói”, giúp tác giả đề tài đƣa ra những nhận xét, đánh giá chính xác, làm cơ sở cho những đề xuất, khuyến nghị đối với huyện Hƣng Nguyên trong việc nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phƣơng.

Trong nghiên cứu ứng dụng, triển khai, phƣơng pháp so sánh thƣờng đƣợc sử dụng đi kèm với phƣơng pháp phân tích tổng hợp và phƣơng pháp thống kê.

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra, với đề tài này, ngƣời nghiên cứu cũng có thể sử dụng Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 51)