Phƣơng pháp phân tíc h tổng hợp

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Phƣơng pháp phân tíc h tổng hợp

Phƣơng pháp này giúp ngƣời nghiên cứu làm rõ đƣợc bản chất của các sự kiện, các con số,...nhằm có đƣợc cái nhìn tổng quan về những vấn đề liên quan trong quá trình nghiên cứu.

- Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về vấn đề đói nghèo; tình trạng đói nghèo trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam; xác định các tiêu chí về nghèo của Tổ chức quốc tế, của Việt Nam trong từng giai đoạn; xác định nguyên nhân của nghèo đói; các giải pháp chung về XĐGN.

- Phân tích các chính sách về XĐGN; vai trò của hệ thống chính sách đó. - Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến hệ thống các chính sách; đến kết quả của việc thực hiện các chính sách đó ở Việt Nam cũng nhƣ trên địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích nhằm đánh giá tính hợp lý của chính sách (bao gồm chính sách tổng thể và các chính sách bộ phận).

- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc tiếp tục triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho giai đoạn tiếp theo.

- Tổng hợp, đánh giá khái quát các nội dung đạt đƣợc; những tồn tại khuyết điểm trên các tiêu chí mà mục tiêu của chính sách đặt ra, đó là tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững của hệ thống chính sách XĐGN hiện nay.

Đề tài luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau: Bƣớc 1. Xác định vấn đề cần phân tích

Tác giả đề tài luận văn thực hiện phân tích các tài liệu của các nhà khoa học, các tài liệu của các tổ chức quốc tế, các kết quả của các nhà nghiên cứu thực tiễn về vấn đề đói nghèo và các vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích vì sao cần đẩy mạnh công tác XĐGN ? Đói nghèo có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội? Những thành tích cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế trong công tác XĐGN của Việt Nam cũng nhƣ tỉnh Nghệ An và huyện Hƣng Nguyên nói riêng ? Chúng tác động nhƣ thế nào đến phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ địa phƣơng mà đề tài nghiên cứu? Những thuận lợi và thách thức đối với việc thực hiện giảm nghèo bền vững của Hƣng Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.

Bƣớc 2. Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan:

- Nguồn thông tin đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về vấn đề đói nghèo và XĐGN trong các sách chuyên khảo, sách tham khảo, các báo cáo chuyên đề của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế và trong nƣớc, các bài báo khoa học, các bài viết trong kỷ yếu hội thảo, các trang web về vấn đề XĐGN và các tài liệu có liên quan. Đây là hệ thống tài liệu thứ cấp. Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn.. Các thông tin trong hệ thống các tài liệu này đều đƣợc tác giả đề tài luận văn đánh giá thận trọng và đƣợc quan tâm sử dụng có chọn lọc. Một số thông tin đƣợc sử dụng làm luận chứng bằng cách trích dẫn trực tiếp; một số thông tin đƣợc tác giả sử dụng trong quá trình tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích, lập luận.

- Nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ các kết quả điều tra, các tài liệu thể hiện hoạt động triển khai trên tất cả các nội dung liên quan đến công tác XĐGN của địa phƣơng; các số liệu về tài chính, ngân hàng, các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng; danh sách, bảng biểu; kết quả phỏng vấn trực tiếp,...của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trên địa bàn nghiên cứu cùng các kết quả nhận đƣợc thông qua thực hiện phỏng vấn các chuyên gia, qua các buổi họp thảo luận nhóm...do tác giả thực hiện. Đây là các thông tin xác thực làm cơ sở và dẫn chứng để tác giả đề tài luận văn thực hiện các phân tích, nhằm có cơ sở để đánh giá vấn đề trong phạm vi đề tài nghiên cứu.

Bƣớc 3. Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc từ lý luận về vấn đề đói nghèo và XĐGN, tác giả đề tài đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về các lĩnh vực hoạt động thực hiện chính sách XĐGN trên địa bàn nghiên cứu và

tiến hành phân tích các nội dung trong các hoạt động đó; lý giải ý nghĩa của những số liệu về các nội dung hoạt động của địa phƣơng trong việc thực hiện các chính sách giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên. Các phân tích đƣợc thực hiện đa chiều, sử dụng mô hình phân tích tiên tiến để lý giải thực trạng công tác giảm nghèo của địa phƣơng mà tác giả luận văn lấy làm địa bàn nghiên cứu. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dƣới hình thức phân tích định tính. Tuy vấn đề đƣợc rút ra từ việc phân tích đánh giá thực tiễn, nhằm lựa chọn những giải pháp thích hợp cho việc thực hiện trên một địa bàn cụ thể nhƣng những số liệu thu đƣợc trên các lĩnh vực cũng chỉ mang tính nhất thời. Vấn đề đặt ra là những tác động của chính sách đối với địa bàn thông qua việc triển khai và năng lực quản lí (tức hiệu quả từ những yếu tố chủ quan và có giá trị bền vững). Vì vậy, những thao tác của phƣơng pháp phân tích định lƣợng không phải là chủ yếu và không đƣợc vận dụng xuyên suốt đối với đề tài luận văn.

Bƣớc 4. Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, tác giả tổng hợp các kết quả phân tích để khái quát thành bức tranh chung về những vấn đề phân tích. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với vấn đề thực hiện chính sách XĐGN và giảm nghèo bền vững trong mối quan hệ với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hƣng Nguyên.

Với một đề tài mang tính ứng dụng nhƣ đề tài của luận văn đang thực hiện, có thể có nhiều cách thức tiếp cận. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, với

phương pháp điều tra và phương pháp phân tích - tổng hợp có một vai trò quan trọng đặc biệt đối với đề tài nghiên cứu, bởi các phƣơng pháp này giúp ngƣời nghiên cứu làm rõ đƣợc bản chất của các sự kiện, các con số,...nhằm có đƣợc cái nhìn tổng quan về những vấn đề liên quan trong quá trình nghiên cứu. Cũng qua đó, chúng ta có đƣợc sự nhận thức một cách thuyết phục hơn

từ các công trình nghiên cứu về hiện tƣợng nghèo đói qua cách nhìn nhận của các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị, các tổ chức quốc tế về vấn đề này; thấy rõ sự tác động của đói nghèo đến vấn đề tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội đối với các quốc gia cũng nhƣ trên phạm vi toàn cầu.

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phƣơng pháp thực chứng, dựa trên những tƣ liệu thực tế của các ngành, các địa phƣơng trong Huyện để làm luận chứng và củng cố cho các luận cứ trong quá trình nghiên cứu, lập luận. Bên cạnh các phƣơng pháp chủ yếu, đặc biệt là hai phƣơng pháp nghiên cứu chính yếu trên đây, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗ trợ nhƣ phương pháp so sánh.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)