5. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa thu thập thông tin
Để có đƣợc thông tin về việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên, phƣơng pháp đƣợc tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu chính là phƣơng pháp khảo sát, điều tra, phỏng vấn sâu kết hợp với tìm hiểu và nghiên cứu trực tiếp trên cơ sở quan sát.
Phƣơng pháp này giúp ngƣời nghiên cứu có đƣợc những tƣ liệu, số liệu, nhân chứng, vật chứng để làm luận cứ, luận chứng cho các luận điểm; làm sáng tỏ cho các kết quả đƣợc rút ra qua quá trình nghiên cứu.
Việc sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu này trong phạm vi đề tài của luận văn đƣợc thể hiện qua các thao tác cụ thể nhƣ:
- Chọn mẫu điều tra khảo sát: chọn mẫu có chủ đích:
+ Chọn xã: Để phát hiện các nguyên nhân nghèo và việc thực hiện các chính sách giảm nghèo tác giả chọn nghiên cứu 3 xã tiêu biểu những đặc trƣng về kinh tế - xã hội và địa lý, gồm các xã:
* Xã Hƣng Trung là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện, có nhiều đồng bào theo đạo, dân trí thấp, là xã vùng cao có rừng núi, ít đất sản xuất lúa, lại bạc màu, đƣờng giao thông đi lại còn khó khăn.
* Xã Hƣng Xuân là xã vùng sâu, vùng ven sông Lam, vùng thƣờng xuyên bị lũ lụt, ngập úng, là xã xa trung tâm Huyện;
* Xã Hƣng Tân là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất và ít tái nghèo nhất, xã có các thiết chế văn hóa thông tin đạt chuẩn, vừa là xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
Chọn 3 xã trên là để khảo sát chuyên sâu và phát hiện nguyên nhân, thế mạnh, đề xuất các chính sách, giải pháp cần thiết cho việc thực hiện các chính sách giảm nghèo tại Hƣng Nguyên. Nội dung khảo sát tại mỗi xã bao gồm: Trao đổi chuyên sâu với cán bộ lãnh đạo, quản lý, các tổ chức đoàn thể của các xã. Phỏng vấn, trao đổi với những ngƣời thực thi thực hiện chính sách tại cơ sở, phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với những hộ thuộc diện nghèo và những hộ thoát nghèo nhanh....
+ Chọn hộ: Chọn các hộ để phỏng vấn sâu là những hộ thuộc diện nghèo, có chú ý tới các hộ rất nghèo. Tuy nhiên, để có thể đề xuất những giải pháp có hiệu quả trong công tác giảm nghèo nên tác giả lựa chọn thêm cả các hộ có kinh nghiệm vƣợt nghèo, các hộ làm ăn giỏi để phỏng vấn.
+ Chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý để phỏng vấn sâu. Đó là các cán bộ lãnh đạo, quản lý phụ trách về công tác XĐGN để tiến hành phỏng vấn sâu có chủ đích.
Thu thập thông tin:
+ Thu thập tài liệu thứ cấp: thu thập tài liệu, số liệu báo cáo từ UBND Huyện, Chi cục thống kê Huyện, phòng LĐ-TB&XH huyện; tra cứu các thông tin từ sách, báo, tạp chí, Internet…
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Phát 90 phiếu điều tra cho 90 hộ nghèo/45 xóm, khối ở 03 xã tiêu biểu với những đặc trƣng về kinh tế - xã hội và địa lý.
Gồm các xã: Hƣng Trung 30 phiếu; xã Hƣng Xuân 26 phiếu; xã Hƣng Tân 34 phiếu. Phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin ngƣời nghèo có biết về chính sách XĐGN hay không. Trong 90 phiếu phát ra, thu lại 81 phiếu trong đó có 70 phiếu (87,6%) trả lời họ có biết về các chính sách XĐGN của Nhà nƣớc, có 6 phiếu ( 8,5%)trả lời không biết, có 5 phiếu ( 7,1 %) trả lời biết nhƣng không đầy đủ, tuy nhiên, khi hỏi sâu cụ thể vào từng chính sách thì chỉ có 50 % ngƣời trả lời là có biết nhƣng không hiểu vì thế có những chính sách họ không đƣợc đảm bảo đầy đủ về quyền lợi của mình. Với nhóm câu hỏi đánh giá về cán bộ thực thi chính sách thì chỉ có 15/81 (18,5 %) phiếu trả lời đánh giá tốt cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách, 20/81 (24,6 %) phiếu đánh giá ở mức độ khá và hầu hết đều trả lời là cán bộ thực hiện chính sách còn ở mức trung bình và kém trong công tác, (chiếm 56,7 %). Điều này cho thấy cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách chƣa thật sự gần gũi, chƣa giải thích rõ ràng những chế độ chính sách cho ngƣời dân hoặc có lúc còn làm sai chính sách khiến cho ngƣời dân mất niềm tin vào cán bộ thực hiện chính sách.
Đánh giá về hiệu quả của chính sách, phần lớn ngƣời tham gia đƣợc hỏi đánh giá cao hiệu quả, (với 60/81 phiếu, chiếm tỷ lệ 74 %) và đem lại đƣợc nhiều lợi ích cho ngƣời nghèo.
Lập bảng hỏi 30 nhà lãnh đạo quản lý trực tiếp phụ trách công tác giảm nghèo, các cán bộ thực thi nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện (cán bộ các ngân hàng, các phòng chức năng, đại diện các tổ chức chính trị,.. có liên quan của huyện, xã, thị trấn trên địa bàn Huyện. Phiếu này nhằm mục đích thu thập ý kiến để tìm ra giải pháp để Hƣng Nguyên tiếp tục thực hiện chính sách một cách có hiệu quả hơn, tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. Muốn đạt đƣợc mục tiêu trên cần có những giải pháp gi? Xác định đâu là giải pháp chủ yếu và chính yếu.
Phỏng vấn sâu 16 cán bộ là những ngƣời đứng đầu công tác XĐGN của huyện trên các lĩnh vực nhƣ: Phó chủ tịch UBND huyện (Trƣởng ban
XĐGN), các thành viên trong Ban giảm nghèo Huyện, Giám đốc Ngân hàng các ngân hàng, trƣởng các Ngành đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội. Nhằm mục đích để biết đƣợc những đánh giá của họ về hiệu quả chính sách XĐGN, những khó khăn trong quá trình triển khai chính sách trong thực tế để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp
- Tiến hành công tác quan sát, phỏng vấn (tìm hiểu tình hình tại địa bàn nghiên cứu) về các nội dung và mục đích:
+ Qua quan sát, phỏng vấn các đối tƣợng có liên quan cũng nhƣ qua các tài liệu sách báo, các báo cáo chuyên đề,..để thấy đƣợc thực trạng đói nghèo và việc thực hiện các chính sách giảm nghèo của Nhà nƣớc trên địa bàn cả nƣớc nói chung, trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng.
+ Thấy đƣợc thực trạng đói nghèo và việc thực hiện chính sách giảm nghèo của Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Hƣng Nguyên.
+ Tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu nhằm có cơ sở xác lập hệ thống chính sách cũng nhƣ giải pháp thực hiện, hƣớng tới đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững.
- Tiến hành tập hợp và xử lí tƣ liệu, số liệu đã thu thập qua thực tế về các nội dung và mục đích đã định, nhằm:
+ Trên cơ sở quan sát, điều tra, ngƣời nghiên cứu tổng hợp các cứ liệu để làm căn cứ cho việc đƣa ra các ý kiến đề xuất điều chỉnh, bổ sung vào các chủ trƣơng chính sách cho phù hợp với thực tế địa bàn; làm cơ sở để kết luận về tính phù hợp, tính sát thực của sự vận dụng các chính sách đó vào thực tiễn huyện Hƣng Nguyên, đồng thời có căn cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thực tế, có khả năng thực thi hiệu quả. Bên cạnh các cứ liệu thu thập đƣợc qua thực tế địa bàn nghiên cứu, tác giả luận văn còn có các nguồn cứ liệu thông qua tham khảo các tài liệu của các nhà khoa học, các báo cáo chuyên đề của các tổ chức quốc tế và Việt Nam về chủ đề XĐGN; các kết quả từ việc khảo sát các địa bàn khác.
+ Làm rõ thực trạng nghèo (bằng trực chứng; bằng các số liệu thực tế qua thống kê, phỏng vấn)
+ Xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói (bằng trực chứng; bằng các kết quả thực tế qua phỏng vấn các đối tƣợng thụ hƣởng; những ngƣời trực tiếp triển khai thực hiện các chính sách; cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội; các hộ và ngƣời dân ngoài đối tƣợng thụ hƣởng chính sách trong cộng đồng)
+ Cung cấp các luận cứ khoa học, các luận chứng thuyết phục giúp các nhà hoạch định chính sách kịp thời khắc phục, điều chỉnh những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo một cách bền vững cho giai đoạn tiếp theo.
Các số liệu thu thập đƣợc tác giả xử lý bằng phần mềm Excel.