Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 62)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên

3.2.1. Tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo của Trung ƣơng, tỉnh Nghệ An ở huyện Hƣng Nguyên

Công tác tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Hƣng Nguyên trong thời gian qua đƣợc triển khai trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhƣng cũng không ít khó khăn.

Nền kinh tế của Hƣng Nguyên luôn tăng trƣởng khá, năm sau cao hơn năm trƣớc, bình quân hàng năm là 7,12 %, vƣợt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện đề ra (6-7%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, đã và đang từng bƣớc khai thác đƣợc tiềm năng, thế mạnh. Kinh tế thị trƣờng cũng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn để huy động mọi nguồn lực cho phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là cho ngƣời nghèo. Kết cấu hạ tầng cơ sở: điện, đƣờng, trƣờng học, trạm y tế, hệ thống thuỷ lợi, thông tin liên lạc,… đƣợc chú trọng xây dựng và mở rộng, từng bƣớc, phát huy đƣợc tác dụng, đáp ứng nhu cầu thực tế của nhân dân. Đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ban, ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở, đã trở thành phong trào sâu rộng, mang tính xã hội cao, bƣớc đầu tổng kết đƣợc một số kinh nghiệm về cơ chế, chính sách, về quản lý, điều hành, về huy động nguồn lực trong công tác giảm nghèo. Tuy vậy, quá trình thực hiện các chủ trƣơng, chính sách và Chƣơng trình XĐGN của trên, Hƣng Nguyên cũng gặp không ít khó khăn. Bản thân Hƣng Nguyên vấn còn là một huyện nghèo. Do nhiều yếu tố khách quan cũng nhƣ chủ quan, nhiều nội dung của chƣơng trình vãn chƣa đƣợc trở thành hiện thực một cách mĩ mãn.

Chính sách giảm nghèo là chủ trƣơng lớn của Đảng, Nhà nƣớc và là nhiệm vụ của toàn dân. Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

huyện Hƣng Nguyên xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.

Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến Chƣơng trình XĐGN nhằm để hỗ trợ cho các hộ gia đình đang còn lâm vào cảnh khó khăn bằng nhiều cách thoát ra khỏi cảnh nghèo đói và tụt hậu. Các văn bản đều đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị xã hội trong Huyện quán triệt một cách đầy đủ và nghiêm túc, nhƣ ::

-- Chỉ thị số: 23 CT/TW ngày 29/11/1997 của Bộ Chính trị về Lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN;

- Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về miễn giảm

học phí,...;

- Quyết định số: 139/2002/QĐ-Ttg ngày 15/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc “khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo”;

- Quyết định số: 49/2007/QĐ-Ttg ngày 11/4/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về hỗ trợ cho học sinh, sinh viên hộ nghèo đƣợc vay tín dụng ƣu đãi để đi học;

- Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo về nhà ở;

- Quyết định số: 1143/QĐ-LĐTB&XH về điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 của nƣớc ta, bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2001;

- Quyết định số: 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tƣớng Chính phủxác định tiêu chí hộ nghèo Giai đoạn 2006 - 1010;

- Quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định tiêu chí hộ nghèo từ 2011;

- Thông tƣ số: 21/2012/TT-BLĐTBXH, ngày 05/9/2012 của Bộ Lao động -Thƣơng binh & Xã hội về hƣớng dẫn quy trình điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm.

Các nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của tỉnh Nghệ An cũng đƣợc Đảng bộ và chính quyền các cấp ở Huyện quán triệt và triển khai một cách nghiêm

túc, đặc biệt là Quyết định số 3946/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015. Từ những nội dung đƣợc quy định, Huyện đã xây dựng các nghị quyết quan trọng, cụ thể hóa thành các chƣơng trình, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện và bƣớc đầu đã mang lại hiệu quả tích cực.

3.2.2. Tình hình xây dựng kế hoạch, chƣơng trình hành động về giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên

Nhƣ đã nói ở trên, Đảng bộ và nhân dân Hƣng Nguyên nhận thức một cách sâu sắc rằng, giảm nghèo là chủ trƣơng lớn của Đảng, Nhà nƣớc và là nhiệm vụ của toàn dân. Từ nhận thức đó, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Hƣng Nguyên xác định đây là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn của Huyện.

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả, trong thời gian qua đã ban hành 02 nghị quyết; 13 Quyết định, 3 Chỉ thị, 9 Kế hoạch và nhiều văn bản khác của các cấp, các ngành, đoàn thể địa phƣơng (Xem phụ lục số 2), đặc biệt có 23 Nghị quyết chuyên đề về công tác giảm nghèo của 23 xã, thị trấn trên địa bàn toàn Huyện. Các Nghị quyết đã cụ thể hóa các chỉ tiêu, giải pháp, việc làm cụ thể về thực hiện các chƣơng trình, chính sách giảm nghèo theo từng giai đoạn. Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung triển khai đồng bộ những nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hóa. Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ƣơng, của Tỉnh và các chƣơng trình, dự án… để phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hệ thống điện, kiên cố hóa trƣờng lớp học, cơ sở khám chữa bệnh và các thiết chế văn hóa cơ sở nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Triển khai chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới, cuộc

vận động “Toàn xã hội tham gia xóa nhà tạm”, “Ngày vì ngƣời nghèo” đã đƣợc đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, giúp đỡ hàng trăm hộ nghèo xóa đƣợc nhà dột nát, tạm bợ. Phát huy hiệu quả các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo mua sắm phƣơng tiện, công cụ sản xuất, đầu tƣ phát triển - kinh tế, nâng cao đời sống.

3.2.3. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên

Thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án về giảm nghèo dƣới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân Huyện, Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp, các đơn vị, các tổ chức cùng mọi ngƣời dân đã thực hiện các nội dung công việc sau.

Hàng năm tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo. Chủ thể trực tiếp tham mƣu thực hiện công tác này là Phòng lao động thƣơng binh và xã hội Huyện. Các ban, ngành, đoàn thể, uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn phối hợp để thực thi theo kế hoạch đề ra; tổ chức quán triệt mục đích, yêu cầu và tập huấn nghiệp vụ điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cho cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo, lực lƣợng điều tra viên ở khối, xóm của 23 xã, thị trấn; thành lập Ban chỉ đạo điều tra hộ nghèo từ cấp huyện đến cấp xã; xây dựng dự toán kinh phí, tổ chức điều tra ở cấp huyện, cấp xã; tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho nhân dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc điều tra để nhân dân tham gia tích cực vào quá trình này; tiến hành tổ chức điều tra, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo trên phạm vi toàn Huyện; cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.Xác định đây là một khâu quan trong, có vai trò quyết định thành công trong công tác giảm nghèo tại địa phƣơng, nên trong thời gian qua, đƣợc sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng, Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ huyện đến xã, thị trấn đã khắc phục mọi khó khăn để tổ chức thành công cuộc điều tra, đảm bảo chất lƣợng số liệu và tiến độ.

Nhằm khẳng định trách nhiệm cao đối với công tác xoá đói giảm nghèo, Ban chỉ đạo đã thực hiện ký cam kết giảm nghèo giữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện với Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn; giữa uỷ ban nhân dân cấp xã với các khối, xóm. Việc tổ chức ký cam kết xoá đói giảm nghèo đã đƣợc thực hiện nghiêm túc từ huyện đến xã, thị trấn. Tuy nhiên việc tổ chức đến từng hộ gia đình chƣa đƣợc thực hiện tốt. Một số xã chƣa tổ chức ký cam kết xoá đói giảm nghèo với khối, xóm theo quy định.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm nghèo cũng đƣợc đẩy mạnh với nhiều hình thức. Từ năm 2010 - 2013 đã in ấn, cấp phát 11. 000 tài liệu tuyên truyền, phổ biến; tổ chức 21 đợt tập huấn cho các hộ nghèo và cho cán bộ làm công tác giảm nghèo; phát thanh hơn 1.200 giờ trên hệ thống Đài truyền thanh - truyền hình huyện, xã, thị trấn để phổ biến chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời giáo dục nhận thức cho ngƣời dân đối với công tác giảm nghèo; nêu gƣơng điển hình phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo. Thông qua Ủy ban mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân có những hình thức tổ chức lồng ghép nội dung giảm nghèo vào các hoạt động tuyên truyền vận động của tổ chức mình, nhằm nâng cao nhận thức, động viên kịp thời sự đồng tình ủng hộ, hƣởng ứng của các chi hội cơ sở cũng nhƣ các hội viên tham gia tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Tổ chức thực hiện các chính sách, các dự án của Nhà nƣớc đối với ngƣời nghèo nhƣ: chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, chi trả tiền điện, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh con gia đình hộ nghèo, học sinh tàn tật, trẻ em mồ côi; triển khai hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo; giải quyết vốn vay tại ngân hàng chính sách xã hội....Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân Huyện đã có các chƣơng trình giảm nghèo theo từng giai đoạn, kèm theo kế hoạch thực hiện và phân công cụ thể cho các ban, ngành đoàn thể để tổ chức triển khai. Trên cơ sở chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc

phê duyệt, Ban chỉ đạo chƣơng trình xoá đói giảm nghèo Huyện chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng, các địa phƣơng cơ sở xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể của địa phƣơng mình, của ngành mình gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho từng năm, từng giai đoạn; thƣờng xuyên kiểm tra tổng kết đánh giá tình hình thực hiện chính sách, nhằm loại bỏ cơ chế chính sách không phù hợp, bổ sung những chính sách mới phù hợp với tình hình thực tế. Kết quả công tác giảm nghèo là một trong các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá, xếp loại thi đua hàng năm của các cơ quan ban, ngành đoàn thể cấp huyện đến cơ sở khối, xóm. Kết quả đƣợc thể hiện cụ thể trên một số lĩnh vực sau:

3.2.3.1. Chính sách hỗ trợ về y tế

Để đảm bảo công bằng trong công tác y tế chăm sóc sức khoẻ toàn dân, đặc biệt là cho ngƣời nghèo, trong những năm qua huyện Hƣng Nguyên đã có nhiều giải pháp kịp thời nhƣ: củng cố và hoàn thiện mạng lƣới y tế cơ sở, đƣa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu có chất lƣợng tới gần hộ nghèo, vùng nghèo, triển khai tốt các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia (phòng chống sốt rét, lao, bƣớu cổ, tiêm chủng mở rộng, HIV/AIDS,…); áp dụng nhiều hình thức chi trả nhƣ mua thẻ bảo hiểm y tế, cấp thuốc miễn phí, miễn giảm viện phí cho ngƣời nghèo, góp phần đáng kể trong việc giúp ngƣời nghèo có điều kiện thuận lợi tiếp cận các dịch vụ y tế khi cần thiết. Trong 4 năm (2010 - 2013) đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 94.763 lƣợt ngƣời nghèo và cận nghèo, đạt 103% so với kế hoạch, với tổng kinh phí là 42,6 tỷ đồng, bình quân hàng năm có hơn 23.000 ngƣời nghèo đƣợc cấp thẻ BHYT, đảm bảo 100% ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời gian, đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo. Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa Huyện và trạm y tế 23 xã, thị trấn đã tổ chức tốt việc khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, đảm bảo giá trị tiền thuốc chữa bệnh,

bình quân mỗi năm có hơn 8.000 lƣợt ngƣời khám và chữa bệnh, chiếm 30% số ngƣời nghèo, với số tiền trên 60 tỷ đồng, đồng thời tăng cƣờng vận động nhân dân giúp đỡ, hỗ trợ thêm cho ngƣời nghèo bị ốm đau, bệnh nặng, điều trị lâu dài ở các cơ sở y tế.

3.2.3.2.Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, huyện Hƣng Nguyên đã quyết tâm khắc phục khó khăn đƣa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với ngƣời dân kịp thời, mang lại cơ hội phát triển kinh tế cho hộ nghèo, cơ hội học tập cho hàng nghìn học sinh, sinh viên nghèo hiếu học. Chính sách tín dụng đã nhanh chóng đi vào cuộc sống góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Từ năm 2003 - 2012, tổng doanh số cho vay đạt 294.312 triệu đồng, tổng số lƣợt hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác đƣợc vay vốn là 18.012 hộ, trong đó: Chƣơng trình hộ nghèo đạt 120.530 triệu đồng với 7.021 lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn. Chƣơng trình giải quyết việc làm đạt 8.740 triệu đồng với 1.023 lƣợt hộ đƣợc vay vốn sản xuất kinh doanh. Chƣơng trình học sinh sinh viên (HSSV) đạt 128.302 triệu đồng với 12.019 sinh viên đƣợc vay phục vụ cho việc học tập; cho học sinh phổ thông có hoàn cảnh khó khăn vay 103.423 đồng. Hiện đang có 5.322 hộ gia đình (với 6.145 học sinh) đƣợc vay vốn cho con em đi học. Chƣơng trình hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở đạt 2.456 triệu đồng, số hộ nghèo đƣợc vay vốn là 308 hộ. Tổng dƣ nợ đến hết năm 2012 đạt 182.210 triệu đồng. Tổng số khách hàng hiện đang vay vốn 11.732 hộ. (Bảng 3.1)

Bảng 3.1. Bảng dƣ nợ các chƣơng trình tín dụng Đơn vị: Triệu đồng, hộ TT Tên chƣơng trình Dƣ nợ 31/12/2003 Dƣ nợ 31/12/2012 Tăng so với 2003 Số khách hàng dƣ nợ 1 Hộ nghèo 17.264 54.739 34.475 3.334 2 Học sinh sinh viên 103.423 103.423 5.322 3 Giải quyết việc làm 1.729 3.554 1.825 210 4 Nƣớc sạch và VSMT 16.992 16.992 2.513

5 Xuất khẩu lao động 1.045 1.045 46

6 Hộ nghèo về nhà ở 2.456 2.456 307

Cộng 18.994 182.210 163.216 11.732

(Nguồn Ngân hàng CSXH huyện Hưng Nguyên)

Về cơ bản, nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu của các đối tƣợng thụ hƣởng. Một số chƣơng trình tín dụng tiếp tục duy trì mức tăng trƣởng khá và chiếm tỷ trọng cao nhƣ: Chƣơng trình hộ nghèo 54.739 triệu đồng, tăng 34.745 triệu đồng so với năm 2003. Số hộ nghèo đang đƣợc vay vốn 3.334 hộ, bình quân dƣ nợ 16,4 triệu đồng/hộ. Trong 5 năm qua, Ngân hàng CSXH Huyện đã phục vụ 9.256 lƣợt hộ gia đình đƣợc vay vốn với hơn 13 ngàn lƣợt HSSV các trƣờng đại học , cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và phổ thông . Trong thời gian triển khai QĐ 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tín du ̣ng HSSV , tại huyện Hƣng Nguyên không có trƣờng hợp nào HSSV

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 62)