5. Kết cấu của luận văn
2.2. Địa bàn, thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài luận văn đƣợc tiến hành nghiên cứu trên địa bàn của 22 xã và 01 thị trấn của huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tập trung vào các xã đƣợc chọn điểm nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân đói nghèo, những kinh nghiệm thoát nghèo hay đề ra những giải pháp phù hợp cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đây là khoảng thời Hƣng Nguyên đạt đƣợc kết quả cao nhất trong công tác xóa đói giảm nghèo và đây cũng là thời gian số liệu về công tác giảm nghèo đƣợc lƣu giữ, thể hiện rõ ràng, sát thực nhất, chính xác nhất.
Khoảng thời gian nghiên cứu luận văn cũng nhấn mạnh vào năm 2013, là năm mà công tác giảm nghèo đạt đƣợc kết quả cao nhất.
Chƣơng 3
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN
3.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên nghèo ở huyện Hƣng Nguyên
3.1.1. Yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội
3.1.1.1. Yếu tố tự nhiên
Hƣng Nguyên là huyện nằm ở vị trí phía Nam của Tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc; phía Đông giáp thành phố Vinh; phía Tây giáp huyện Nam Đàn; phía Nam giáp huyện Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh; là địa bàn có tọa độ địa lý: 18 độ 34 phút đến 18 độ 48 phút vĩ độ Bắc; 105 độ 33 phút đến 105 độ 42 phút 5 kinh độ Đông, có địa hình thấp trũng, thấp dần từ Tây sang Đông, độ cao trung bình 1,5 - 2 mét, nơi cao nhất 3m, thấp nhất 0,6m so với mực nƣớc biển. Khí hậu thƣờng xuyên thay đổi, khắc nghiệt: mùa đông giá rét, hanh khô, mùa hè nóng nực, thƣờng có gió Lào. Nhiệt độ trong năm tƣơng đối cao, cao nhất là 40oC, thấp nhất là 14oC, trung bình là 27,5o
C. Khí hậu nóng ẩm, thay đổi thất thƣờng, đột ngột ảnh hƣởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân cũng nhƣ sự sinh trƣởng của cây trồng và vật nuôi. Diện tích tự nhiên là 16.533ha, trong đó đất canh tác 7.421 ha, đất phi nông nghiệp: 6.982. Hƣng Nguyên không có nhiều khoáng sản nhƣng đất canh tác màu mỡ, phì nhiêu, dồi dào về đất, đá xây dựng; có sông, kênh đào, đƣờng sắt, đƣờng bộ chạy qua. Giao thông nội huyện khá tốt, thuận lợi cho việc đi lại và lƣu thông hàng hóa. Hƣng Nguyên còn có nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú. Bên cạnh các loại cây lƣơng thực và màu nhƣ: lúa, ngô, khoai, sắn, đậu đỗ còn có các loại cây ăn quả nhƣ: hồng, chanh, nhãn, vải, xoài, chuối, cam, quýt…Diện tích đất lâm nghiệp 2.130 ha. Nhiều cây rừng có nguồn gen quý nhƣ: thông, trám, keo, xoan, dổi....góp phần làm tăng giá trị trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng .... để phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.1.2. Yếu tố kinh tế
Là một địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp nhƣng lại rất khó khăn để phát triển quy mô lớn về một lĩnh vực nào đó do sự đa dạng về địa hình, thổ nhƣỡng cũng nhƣ những điều kiện để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Nói cách khác, Hƣng Nguyên là địa phƣơng có nhiều thuận lợi cho sản xuất theo hƣớng tự cấp tự túc mà khó khăn cho làm giàu. Vì vậy, trong lịch sử, Hƣng Nguyên ít bị đói gay gắt, nhƣng vẫn luôn là địa phƣơng nghèo.
Những năm qua, mặc dù trong tình hình khó khăn chung của cả nƣớc, cả tỉnh, nhƣng với sự nổ lực phấn đấu của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân Hƣng Nguyên nên tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều khởi sắc. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 2010 - 2013 là 11,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, phù hợp với điều kiện cụ thể của Huyện. Tỷ trọng các ngành kinh tế chuyển dịch trong 3 năm gần đây: Nông, lâm, thủy sản tăng 7,5%; công nghiệp, xây dựng tăng từ 40,0% lên 41,5%; dịch vụ, thƣơng mại tăng từ 30,0% lên 31%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 18 triệu lên 23 triệu đồng/ngƣời/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 2,5%. ( Xem phụ lục số 5)
Về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Diện tích gieo trồng hàng năm cơ bản đƣợc khép kín, trong đó lúa lai, lúa thuần chất lƣợng cao chiếm hơn 50% diện tích. Diện tích gieo trồng 6 tháng đầu năm 2014 là 7.530 ha, trong đó diện tích lúa là 5.972 ha, đạt 104% kế hoạch. Tổng đàn trâu, bò 24.000 con, đàn lợn 23.500 con; gia cầm 500.000 con. Các khâu dịch vụ sản xuất nông nghiệp, công tác phòng chống dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi, công tác phòng chống bão lụt, phòng chống cháy rừng đƣợc triển khai nghiêm túc có hiệu quả. Sản xuất bia, giấy, gạch ngói,
đất đá xây dựng, cát sỏi, vận tải, chế biến nông sản, bánh kẹo, xuất khẩu lao động.... có nhiều chuyển biến tích cực. Các sản phẩm chủ yếu tăng: gạch, ngói 35 triệu viên; nƣớc sạch 500.000 m3; giấy 7.500 tấn, bia 60 triệu lít, bánh, kẹo lạc, đỗ 1.200 tấn... Tổng sản lƣợng lƣơng thực 60.000 tấn/năm... có 11/23 xã thực hiện bán điện tại nhà, 12 xã đã và đang thực hiện đầu tƣ xây dựng theo dự án REII và REII mở rộng, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. [35] .
Về thương mại và dịch vụ. Hiện toàn Huyện có 103 công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), 4.221 hộ tiểu thƣơng, có 4.200 thuê bao internet, mật độ 3,7 thuê bao/100 dân và 66.600 thuê bao điện thoại, mật độ 59 thuê bao/100 dân; tổng mức lƣu chuyển hàng hoá đạt 1.400 tỷ đồng, tăng trƣờng bình quân 9%/năm. Dịch vụ vận tải, ngân hàng, BHXH, BHYT, bƣu chính, viễn thông đều có sự tăng trƣởng khá. Năm 2013 dƣ nợ ngân hàng đạt 750 tỷ đồng, tăng trƣởng 25%.[36]
Về đầu tư phát triển. Những năm gần đây, Hƣng Nguyên là một trong những địa phƣơng của Nghệ An đã và đang đƣợc triển khai tích cực. Tổng vốn đầu tƣ xây d ựng cơ bản trên đi ̣a bàn : từ 2010 - 2013 là 2.484 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm đa ̣t 5,7%; năm 2013 là 751,9 tỷ đồng, bằng 101,3% cùng kỳ. Nhiều công trình, dự án quan trọng đã và đang triển khai phát huy tốt hiệu quả, nhƣ: Đƣờng giao thông 542 B, 8B, Quốc lộ 46 nối Quốc lộ 1A tránh thành phố Vinh, Cầu Bến Thuỷ 2, Đập Thạch Tiền, Đê Kênh Thấp, Nhà máy nƣớc, hệ thống điện RE2, và RE 2 mở rộng; Đài tƣởng niệm Xô viết Nghệ Tĩnh, Khu di tích Lê Hồng Phong; Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe... Các công trình kết cấu hạ tầng ở các xã theo quy hoạch xây dựng Nông thôn mới, đã đƣợc tập trung đầu tƣ nhƣ: hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi, trƣờng học, trạm y tế, nhà văn hoá…
Về chương trình xây dựng Nông thôn mới. Chƣơng trình đã đƣợc triển khai khá tốt, 22/22 xã đã đƣợc phê duyệt quy hoạch và đề án xây dựng Nông thôn mới. Thực hiện chủ trƣơng lồng ghép các chƣơng trình, đề án và phong trào chung tay xây dựng Nông thôn mới, toàn Huyện đã huy động đƣợc 68 tỷ đồng để đầu tƣ xây dựng và triển khai các mô hình sản xuất (bao gồm cả cấp trên hỗ trợ 26 tỷ đồng và 9.200 tấn xi măng tƣơng đƣơng 12,2 tỷ đồng), có 252 hộ gia đình tự nguyện hiến đất với diện tích 12.300m2 (trong đó đất ở 300m2). Nhiều gia đình hiến hàng rào, cổng, công trình phụ trợ để triển khai xây dựng các công trình. Đến nay, đã có 9 xã đạt 10-16 tiêu chí, 10 xã đạt 5-9 tiêu chí, 3 xã đạt dƣới 5 tiêu chí. Dự kiến năm 2014 có 2 xã về đích xây dựng Nông thôn mới. [32]
Về thu ngân sách. Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vƣợt dự toán đƣợc giao. Tổng thu ngân sách trên địa bàn Huyện năm 2013 là 518 tỷ đồng, trong đó phân cấp cho Huyện trực thu là 90,1 tỷ đồng, đạt 140,6%. Các khoản thu đều đúng quy định hiện hành của Nhà nƣớc.
3.1.1.3. Yếu tố văn hóa - xã hội
Hƣng Nguyên là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng. Con ngƣời nơi đây cần cù lao động, giàu lòng yêu nƣớc, hiếu học và nghĩa khí. Từ thời nhà Lê đến thời nhà Nguyễn có 13 ngƣời đỗ tiến sĩ và phó bảng, 26 ngƣời đỗ hƣơng cống và cử nhân, hàng trăm ngƣời đỗ tú tài; là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, với 111 di tích, trong đó có 12 di tích đã đƣợc xếp hạng Quốc gia, 14 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Đến năm 2013, có 153 làng, khối, cơ quan, đơn vị, xã, dòng họ đƣợc công nhận là “Đơn vị văn hóa”; 22.081 “Gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 78,8%; 30,4% xã và thị trấn có thiết chế văn hóa thông tin thể thao đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống truyền thanh cơ sở đƣợc phủ kín 23/23 xã, thị trấn. 116/252 xóm, khối; không có ngƣời sinh con thứ 3. Hơn 8.000 gia đình đƣợc thƣởng
Huân, Huy chƣơng kháng chiến, 56 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 5 Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân và 1 Anh hùng lao động. 9 xã đã đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân. Hƣng Nguyên còn là nơi bảo tồn đƣợc nhiều vốn quý văn học dân gian nhƣ hát giặm, vè, ví, phƣờng vải, tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ, câu đối phản ánh sinh động cuộc sống của nhân dân. Tất cả những yếu tố truyền thống ấy vừa là nền tảng, vừa là động lực thúc đẩy nền văn hóa Hƣng Nguyên phát triển.
Tình hình dân số, nguồn lao động. Theo số liệu thông kê của Chi cục thông kê huyện Hƣng Nguyên, tính đến năm 2013 dân số huyện Hƣng Nguyên là 111.042 ngƣời, nam chiếm tỷ lệ 49,6%, nữ chiếm tỷ lệ 50,4%, trong đó hộ nông nghiệp chiếm đến 83%, hộ nghèo chiếm 10,6%. Có 5.212 hộ theo thiên chúa giáo, chiếm tỷ lệ 4,69%, với 22.229 nhân khẩu. Dự kiến, nếu tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số bình quân hàng năm là 0,67% thì đến năm 2015 số nhân khẩu toàn Huyện sẽ có 115.667 ngƣời. [4]
Nguồn lao động trong độ tuổi: nam từ đủ 15 - 60, nữ từ đủ 15 - 55 tuổi có: 71.787 ngƣời, trong đó độ tuổi nam từ 18 - 60, nữ từ 18 - 55 là 64. 875 ngƣời. Số lao động thực tế tham gia lao động là 63.972 ngƣời, trong đó lao động nông nghiệp, lâm, thuỷ sản: 53.984 ngƣời, lao động công nghiệp - xây dựng 10.180 ngƣời, lao động dịch vụ 14.690 ngƣời; lao động có việc làm 57.974 ngƣời chiếm 97%; lao động thiếu việc làm: 1.800 ngƣời chiếm 3%. 6.815 ngƣời lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; 28.787 ngƣời có trình độ trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật lành nghề, ngƣời lao động đƣợc đào tạo nghề. Tổng số lao động trong độ tuổi tham gia làm kinh tế chiếm 49,3 % dân số. Cơ cấu lao động nam, nữ xấp xỉ nhau. Lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng: 61,1%, phi nông nghiệp chiếm 38,8%. Hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động là 75,1%, còn 24,8% thời gian nhàn rỗi (chủ yếu là nông dân). Nhƣ vậy số lao động có nhu cầu việc làm thêm là 15.890 ngƣời.
Tình hình giáo dục đào tạo. Chất lƣợng giáo dục- đào tạo tiếp tục đƣợc nâng lên; là đơn vị xếp thứ 5 toàn Tỉnh. Năm học 2012-2013, đạt phổ cập giáo dục ở cả 3 cấp học. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học là 99,4%, công nhận tốt nghiệp THCS là 96%, học sinh tốt nghiệp THPT là 98%. Kết quả thi đỗ đại học, cao đẳng đạt 38,6%, số trƣờng đạt chuẩn Quốc gia là 33/61 trƣờng, đạt 54,1 %, đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Công tác xã hội hóa, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục đƣợc quan tâm.
3.1.2. Thực trạng nghèo ở huyên Hƣng Nguyên hiện nay
Cùng với quá trình đổi mới của đất nƣớc, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hƣng Nguyên đã có bƣớc chuyển biến. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện. Công tác giảm nghèo của Huyện đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó, cũng không ít những khó khăn cần đƣợc giải quyết, vẫn còn nhiều ngƣời nghèo, thậm chí thiếu ăn giáp hạt; một số gia đình con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, thiếu đất sản xuất, nhà ở không đảm bảo...
Theo kết quả điều tra, rà soát năm 2013, (xem phụ lục số 1) tổng số hộ nghèo trên địa bàn Huyện là 3.151 hộ, chiếm tỷ lệ 10,6 %. Số ngƣời nghèo 9.676 ngƣời (trong đó nữ là 5.290, nam 4.386). Số hộ nghèo thuộc diện chính sách là 1.162 hộ. Số hộ thoát nghèo: 998 hộ. Số hộ nghèo mới: 522 hộ. Hộ nghèo khu vực nông thôn: 13,2 %; khu vực thành thị (thị trấn): 6,62 %. Tổng số hộ cận nghèo là 3.705 hộ, chiếm tỷ lệ 12,4 %. Số ngƣời cận nghèo 16.029 ngƣời (trong đó nữ là 7.826 ngƣời, nam 8.203 ngƣời).
Số hộ có nhà ở tạm bợ là 591 hộ, chiếm 18,7 % tổng số hộ nghèo trên địa bàn toàn Huyện. Số hộ có trẻ em không đi học: 36 hộ, chiếm tỷ lệ 1,14%. Số hộ có ngƣời ốm đau, tàn tật: 249 hộ, chiếm tỷ lệ 7,9%. Số hộ thiếu đất sản xuất (so với các hộ trong vùng) 231 hộ chiếm tỷ lệ 7,33%;
Thực trạng nghèo trên địa bàn toàn Huyện trong thời gian qua, phần lớn là rơi vào các nhóm hộ gia đình thuần nông, độc canh cây lúa và tự cung tự cấp, ít có tƣ liệu sản xuất, đông con, thiếu lao động, thu nhập thấp. Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm dẫn đến hiện tƣợng ngƣời dân nông thôn ở Hƣng Nguyên ra thành phố Vinh đi làm thuê, bốc vác, phần lớn đi làm “cửu vạn” thu nhập thấp, không ổn định. Trong số ngƣời này có cả trẻ em, phụ nữ, ngƣời nhiều tuổi. Cuộc sống của họ luôn bấp bênh, nguy cơ nghèo và tái nghèo luôn cao, tập trung chủ yếu ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (bảng 3.1) nhƣ xã Hƣng Tây: 13,78 %, Hƣng Yên Nam: 20 %, Hƣng Yên Bắc: 22,28 % , Hƣng Trung: 17,28, Hƣng Phú: 12,87%, Hƣng Lam: 11,79%, Hƣng Nhân: 14,96 %. Đặc điểm chung ở các xã này là tỷ lệ ngƣời dân theo công giáo khá cao, bình quân từ 30% - 40% số dân trong xã. Các hộ giáo dân thƣờng sinh nhiều con (bình quân mỗi gia đình có 3 đến 4 ngƣời con, chiếm tỷ lệ 42 %),
không có các điều kiện cần thiết để nuôi dạy, đầu tƣ học tập cho con cái.... Bên cạnh đó điều kiện của hộ nghèo thiếu thốn nhiều thứ, chỉ có 2,6 % có nhà kiên cố; 78,7% nhà bán kiên cố; 18% nhà cửa tạm bợ. Đồ dùng sinh hoạt gia đình đơn sơ, chủ yếu dùng gỗ, tre, nhựa, giá trị thấp. Các hộ này hầu nhƣ không có những trang thiết bị, vật dụng nhƣ ti vi, xe máy, tủ lạnh...Tƣ liệu sản xuất phục vụ rất thấp, các loại tƣ liệu sản xuất nông nghiệp ít. Họ thƣờng dùng sức lao động bằng cơ bắp và sức kéo của gia súc là chủ yếu, nên hiệu quả sử dụng đất thấp. Về đất sản xuất, Hƣng Nguyên là vùng địa thế thấp trũng, khó canh tác, giao thông thủy lợi không đồng bộ, hiệu quả cây trồng không cao, năng suất lúa chỉ đạt bình quân khoảng 60 tạ/ha. Hộ nghèo không thiếu lao động (trung bình 3 đến 4 ngƣời/hộ) nhƣng hiệu quả lao động và số ngày lao động thấp, chỉ đạt 140 - 180 ngày/ năm. Đây là thực trạng đáng lƣu tâm, cần có các giải pháp sát hợp trong chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Hƣng Nguyên trong thời gian tới.
3.2. Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên 3.2.1. Tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về giảm 3.2.1. Tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo của Trung ƣơng, tỉnh Nghệ An ở huyện Hƣng Nguyên
Công tác tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Hƣng Nguyên trong thời gian qua đƣợc triển khai trong bối cảnh có