Nội dung và mục đích của chính sách XĐGN

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 26)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.7. Nội dung và mục đích của chính sách XĐGN

Để giải quyết vấn đề đói nghèo, một trong những vấn đề cơ bản là xây dựng và xác định nó trong tổng thể các chính sách xã hội. Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định: Chính sách XĐGN bao trùm mọi mặt của cuộc sống con ngƣời; điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, chính trị, đạo đức … Coi nhẹ chính sách XĐGN tức là coi nhẹ yếu tố con ngƣời trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chính sách XĐGN luôn gắn với chế độ chính trị - xã hội. Ở chủ thể hoạch định chính sách này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các ban ngành đoàn thể xã hội nhƣ: Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Lao động Thƣơng binh & Xã hội, Hội nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn …Nhƣ vậy, chính sách xoá đói giảm nghèo là sự thể chế hoá, cụ thể hoá đƣờng lối, chủ trƣơng giải quyết các vấn đề đói nghèo dựa trên những tƣ tƣởng, quan điểm của chủ thể lãnh đạo phù hợp với bản chất chế độ chính trị - xã hội, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con ngƣời hƣớng tới mục tiêu cao nhất là thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân.

Với nội dung đó, chính sách xoá đói giảm nghèo phải đƣợc kế hoạch hoá bằng các chƣơng trình, dự án, hình thành các quỹ, các cơ sở và các tổ chức xã hội. Xét một cách tổng thể, chính sách xoá đói giảm nghèo có những mục đích cơ bản sau:

* Tái tạo tiềm năng nhân lực thông qua các chính sách ƣu tiên về dân số, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ con ngƣời… đối với những đối tƣợng thuộc chính sách XĐGN.

* Phát triển tổng hợp các nguồn lực. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm có nguồn vật chất đƣợc tạo ra từ sự phát triển xã hội bao gồm cả sự phát triển văn hoá. Đến lƣợt nó, những nguồn lực này lại thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở mức độ và hiệu quả cao hơn cho sự tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Chính những nguồn lực này góp phần quyết định để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Phát triển nguồn lực không chỉ là tạo vốn, cho dù đó là yếu tố không kém phần quan trọng, mà nó còn là tƣ liệu sản xuất, đào tạo và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ lúc khó khăn, tăng cƣờng khả năng sản xuất và kiến thức cho ngƣời nghèo, là sự tăng cƣờng hệ thống quản lý để xây dựng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực.

* Góp phần vào sự nghiệp xây dựng vững chắc xã hội, bằng việc thực hiện những ƣu tiên về xã hội cần thiết để xoá đói giảm nghèo ở các vùng có khó khăn, những vùng sâu, vùng xa và những cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt. Với nhiệm vụ này việc giải quyết phải xuất phát từ thực tế về sự phát triển không đồng đều giữa các vùng dân cƣ và vùng lãnh thổ nƣớc ta, do những khác biệt và hoàn cảnh kinh tế - xã hội cũng nhƣ điều kiện tự nhiên, tập quán và hậu quả thiệt hại sau 30 năm chiến tranh.

* Tạo điều kiện cho một bộ phận dân cư có nhiều khả năng hoà nhập với xã hội, có điều kiện tiêu thụ những sản phẩm vật chất và tinh thần một cách đúng đắn, tiết kiệm, phù hợp với trình độ phát triển sức sản xuất của đất

nƣớc và những chuẩn mực đạo đức, pháp lý của chế độ xã hội chủ nghĩa. * Tạo được một mô hình lối sống xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm chủ yếu là sự phát triển toàn diện của cá nhân kết hợp hài hoà với sự phát triển hài hoà của cộng đồng trên cơ sở kế thừa giá trị truyền thông đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)