Thực trạng nghèo ở huyên Hƣng Nguyên hiện nay

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Thực trạng nghèo ở huyên Hƣng Nguyên hiện nay

Cùng với quá trình đổi mới của đất nƣớc, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hƣng Nguyên đã có bƣớc chuyển biến. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện. Công tác giảm nghèo của Huyện đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó, cũng không ít những khó khăn cần đƣợc giải quyết, vẫn còn nhiều ngƣời nghèo, thậm chí thiếu ăn giáp hạt; một số gia đình con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, thiếu đất sản xuất, nhà ở không đảm bảo...

Theo kết quả điều tra, rà soát năm 2013, (xem phụ lục số 1) tổng số hộ nghèo trên địa bàn Huyện là 3.151 hộ, chiếm tỷ lệ 10,6 %. Số ngƣời nghèo 9.676 ngƣời (trong đó nữ là 5.290, nam 4.386). Số hộ nghèo thuộc diện chính sách là 1.162 hộ. Số hộ thoát nghèo: 998 hộ. Số hộ nghèo mới: 522 hộ. Hộ nghèo khu vực nông thôn: 13,2 %; khu vực thành thị (thị trấn): 6,62 %. Tổng số hộ cận nghèo là 3.705 hộ, chiếm tỷ lệ 12,4 %. Số ngƣời cận nghèo 16.029 ngƣời (trong đó nữ là 7.826 ngƣời, nam 8.203 ngƣời).

Số hộ có nhà ở tạm bợ là 591 hộ, chiếm 18,7 % tổng số hộ nghèo trên địa bàn toàn Huyện. Số hộ có trẻ em không đi học: 36 hộ, chiếm tỷ lệ 1,14%. Số hộ có ngƣời ốm đau, tàn tật: 249 hộ, chiếm tỷ lệ 7,9%. Số hộ thiếu đất sản xuất (so với các hộ trong vùng) 231 hộ chiếm tỷ lệ 7,33%;

Thực trạng nghèo trên địa bàn toàn Huyện trong thời gian qua, phần lớn là rơi vào các nhóm hộ gia đình thuần nông, độc canh cây lúa và tự cung tự cấp, ít có tƣ liệu sản xuất, đông con, thiếu lao động, thu nhập thấp. Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm dẫn đến hiện tƣợng ngƣời dân nông thôn ở Hƣng Nguyên ra thành phố Vinh đi làm thuê, bốc vác, phần lớn đi làm “cửu vạn” thu nhập thấp, không ổn định. Trong số ngƣời này có cả trẻ em, phụ nữ, ngƣời nhiều tuổi. Cuộc sống của họ luôn bấp bênh, nguy cơ nghèo và tái nghèo luôn cao, tập trung chủ yếu ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (bảng 3.1) nhƣ xã Hƣng Tây: 13,78 %, Hƣng Yên Nam: 20 %, Hƣng Yên Bắc: 22,28 % , Hƣng Trung: 17,28, Hƣng Phú: 12,87%, Hƣng Lam: 11,79%, Hƣng Nhân: 14,96 %. Đặc điểm chung ở các xã này là tỷ lệ ngƣời dân theo công giáo khá cao, bình quân từ 30% - 40% số dân trong xã. Các hộ giáo dân thƣờng sinh nhiều con (bình quân mỗi gia đình có 3 đến 4 ngƣời con, chiếm tỷ lệ 42 %),

không có các điều kiện cần thiết để nuôi dạy, đầu tƣ học tập cho con cái.... Bên cạnh đó điều kiện của hộ nghèo thiếu thốn nhiều thứ, chỉ có 2,6 % có nhà kiên cố; 78,7% nhà bán kiên cố; 18% nhà cửa tạm bợ. Đồ dùng sinh hoạt gia đình đơn sơ, chủ yếu dùng gỗ, tre, nhựa, giá trị thấp. Các hộ này hầu nhƣ không có những trang thiết bị, vật dụng nhƣ ti vi, xe máy, tủ lạnh...Tƣ liệu sản xuất phục vụ rất thấp, các loại tƣ liệu sản xuất nông nghiệp ít. Họ thƣờng dùng sức lao động bằng cơ bắp và sức kéo của gia súc là chủ yếu, nên hiệu quả sử dụng đất thấp. Về đất sản xuất, Hƣng Nguyên là vùng địa thế thấp trũng, khó canh tác, giao thông thủy lợi không đồng bộ, hiệu quả cây trồng không cao, năng suất lúa chỉ đạt bình quân khoảng 60 tạ/ha. Hộ nghèo không thiếu lao động (trung bình 3 đến 4 ngƣời/hộ) nhƣng hiệu quả lao động và số ngày lao động thấp, chỉ đạt 140 - 180 ngày/ năm. Đây là thực trạng đáng lƣu tâm, cần có các giải pháp sát hợp trong chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Hƣng Nguyên trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 60)