Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

1.3.1. Kinh nghiệm XĐGN của một số địa phƣơng

Tại Việt Nam, nhiều địa phƣơng có những mô hình, giải pháp hay trong XĐGN, đã mang lại hiệu quả to lớn trong công tác XĐGN bền vững. Trong phạm vi khảo sát đƣợc, tác giả thấy một số điển hình nhƣ: huyện Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh; huyện Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên Huế; huyện Chợ Mới của tỉnh An Giang; thị xã Cửa Lò của tỉnh Nghệ An.

* Huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh

Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, trƣớc đây đƣợc nhiều ngƣời biết đến bởi sự nghèo nàn, lạc hậu. Gần đây đã có những chuyển biến đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm đạt 10-12%, bình quân thu nhập đầu ngƣời đạt 3,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 20,4%, không còn hộ đói. Nhìn lại những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trƣớc, tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn chiếm hơn 70% số dân. Thời đó, với nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi diện tích canh tác ít, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thấp kém,... Để đƣa nhân dân thoát khỏi đói nghèo thực sự là một thử thách lớn đối với Đảng bộ, chính quyền địa phƣơng.

Cuộc sống mới đƣợc đánh dấu bằng một mốc son khi Huyện uỷ, HĐND, UBND Huyện thống nhất đề ra Nghị quyết về công tác XĐGN vào năm 1993. Bắt tay vào công việc với đầy khó khăn, Huyện tiến hành tổng điều tra mức sống của dân, tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn của địa phƣơng. Huyện từng bƣớc tiếp cận ngƣời nghèo, xây dựng một số mô hình XĐGN và đã tạo đƣợc sự ủng hộ của Trung ƣơng, của Tỉnh và của các tầng lớp nhân dân. Từ những kinh nghiệm đúc rút đƣợc, Huyện tập trung nhiều nguồn lực, tạo điều kiện về vốn, nâng cao kiến thức làm ăn cho nhân dân, nhất là các hộ nghèo, đồng thời đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình, biểu dƣơng các tập thể, cá nhân làm kinh tế giỏi trong Huyện.

Với những kinh nghiệm và bài học có đƣợc từ hơn 10 năm nay, chính quyền Huyện đã nhận thức sâu sắc công cuộc XĐGN là phải biết phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, mở rộng ngành nghề, đồng thời tranh thủ tốt sự hỗ trợ, đầu tƣ từ các nguồn lực bên ngoài. Xuất phát từ quan điểm đó, Huyện đã xây dựng cụ thể các chƣơng trình, mục tiêu, xác định rõ các vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở thế mạnh của từng vùng, đồng thời tập trung thực hiện

việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Theo đó, vùng đồng bằng ven quốc lộ 1A tập trung thâm canh lúa, phát triển dịch vụ sau thu hoạch và chăn nuôi lợn; vùng núi phát triển kinh tế vƣờn đồi, cải tạo vƣờn tạp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày kết hợp với chăn nuôi trâu bò; vùng ven biển khai thác thế mạnh nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các tổ hợp, cơ sở chế biến; vùng trung tâm phát triển các ngành nghề, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp gắn với khu công nghiệp cảng biển Vũng Áng.

Với những cố gắng nỗ lực của cán bộ và nhân dân, trong 2 năm (2001- 2002), huyện Kỳ Anh đã xét miễn giảm thuế nông nghiệp cho gần 17.000 lƣợt hộ nghèo, miễn giảm học phí cho 8.150 học sinh là con em các hộ nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 7.000 hộ. Đến năm 2012 thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt trên 4,5 triệu đồng, các hoạt động văn hoá, giáo dục có nhiều chuyển biến, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững ổn định.

* Huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế

Huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) trƣớc đây là vùng đất khó khăn của Tỉnh bởi địa bàn miền núi, xa xôi, cách trở. Huyện có 12 xã - thị trấn thì có tới 7 xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 1.628/4.145 hộ, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 35,4% (năm 2001). Đến năm 2005, Nam Đông dƣờng nhƣ đã mang một diện mạo mới. Những con đƣờng trải bê tông thẳng băng giúp Huyện xích gần hơn với thành phố Huế. Trƣờng học, trạm y tế cũng đƣợc xây dựng mới khang trang, sạch đẹp. Năm 2005, Huyện chỉ còn hơn 10% hộ nghèo và đã chính thức xin rút khỏi Chƣơng trình 135. Có đƣợc thành tựu đó là do Huyện đã tập trung mọi nguồn lực từ chƣơng trình 135/CP đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội. Để có thêm nguồn vốn, ngoài hỗ trợ của Chƣơng trình 135 và của Tỉnh, Nam Đông đã thực hiện chính sách tiết kiệm, mỗi năm dôi ra 400 - 500 triệu đồng dùng xây

dựng hạ tầng. Đặc biệt, nhằm thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con, Huyện coi trọng việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi và các mô hình phát triển kinh tế vƣờn, cây công nghiệp, trồng rừng. Tuy nhiên, bí quyết quan trọng nhất giúp Nam Đông giảm nghèo nhanh thành công chính là khơi dậy ý thức tự vƣơn lên của mỗi hộ nông dân. Hai xã Hƣơng Sơn và Hƣơng Phú trƣớc đây thuộc diện nghèo nhất huyện nhƣng nhờ sự năng động của bà con trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế mới, hai xã đã tiên phong xin ra khỏi Chƣơng trình 135 để nhƣờng sự hỗ trợ cho những địa phƣơng khó hơn mình.

* Huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang

Chợ Mới là huyện có tỷ lệ hộ nghèo giảm dần hàng năm, không có diễn biến tăng giảm bất thƣờng nhƣ một số huyện, thị khác. Tỷ lệ hộ nghèo của Huyện chỉ cao hơn thành phố Long Xuyên, còn lại đều thấp hơn các huyện, thị khác trong tỉnh An Giang.

Qui mô nhân khẩu của các hộ nghèo giảm từ 5,3 ngƣời/hộ năm 2000 xuống còn 5,1 ngƣời/ hộ ở năm 2005, chủ yếu do tách hộ và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Số ngƣời trong độ tuổi lao động có việc làm tăng lên. Trình độ giáo dục các hộ nghèo đƣợc nâng lên rõ rệt. Năm 2000 số trẻ từ 6 đến 14 tuổi chƣa tốt nghiệp cấp I đã nghỉ học là 3.392 em, năm 2005 chỉ còn 698 em. Số ngƣời từ 15 tuổi đến 35 tuổi chƣa biết chữ ở năm 2000 là 2.853 ngƣời đến năm 2005 chỉ còn 1.445 ngƣời.

Điều kiện sinh hoạt ăn ở của hộ nghèo ngày càng đƣợc cải thiện. Gần 80% hộ nghèo trong Huyện đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm hỗ trợ thoát nghèo bằng một hay nhiều chính sách (vay vốn tôn nền, vay quỹ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội, vay quỹ XĐGN của các đoàn thể, vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm, học nghề ngắn hạn, đƣợc xét cất nhà tình nghĩa, tình thƣơng…). Bình quân một hộ nghèo đƣợc vay tôn nền 7 triệu đồng và cho

vay vốn sản xuất là 3 triệu đồng. Năm 2000 có 4.809 hộ nghèo có nền và sàn nhà bị ngập trong mùa lũ thì đến năm 2006 đối tƣợng này chỉ còn 400 hộ, chủ yếu ở vùng ven sông ngoài bờ bao. Số hộ nghèo có sử dụng điện năm 2000 là 46%, đến năm 2006 tăng lên là 76%... Số ngƣời nghèo đƣợc chăm sóc y tế tăng lên từ chỗ chỉ có 1/3 ngƣời nghèo đƣợc mua thẻ bảo hiểm y tế, đến năm 2006 có 100% ngƣời nghèo khi ốm đau đƣợc chữa trị bệnh miễn phí (thông qua việc cấp thẻ bảo hiểm y tế). Nhiều chính sách xã hội đƣợc địa phƣơng triển khai thực hiện khá tốt, từ đó đã hỗ trợ cho ngƣời nghèo vƣợt qua khó khăn và vƣơn lên trong cuộc sống (nhƣ y tế, giáo dục, tín dụng, miễn giảm thuế…).

Qua kết quả điều tra đƣợc tỉnh An Giang công nhận cho thấy, số hộ nghèo trên địa bàn huyện Chợ Mới hàng năm đều giảm (từ 8,81% năm 2000 đến cuối 2005 còn 3,98%); bình quân giảm mỗi năm là 1%. Hộ chính sách nghèo đƣợc địa phƣơng chăm lo nhà tình nghĩa và nhiều mặt trong sinh hoạt đời sống. Các trƣờng hợp nghèo do neo đơn, không có lao động, đƣợc Huyện chi trợ cấp hàng tháng.

* Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Thị xã Cửa Lò nằm phía đông nam tỉnh Nghệ An, có vị trí giao thông thuận lợi, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nhiều Di tích và danh lam thắng cảnh đẹp, đặc biệt có chiều dài bãi biển trên 10 km, với 2 cảng biển Cửa Lò và Cựa Hội; 3 hòn đảo( đảo Lan Châu, đảo Ngƣ, đảo Mắt), nhiều khách sạn, nhà nghỉ sang trọng đƣợc xây dựng, …. tạo nên một địa thế du lịch hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nƣớc. Nếu đến thị xã Cửa lò, sẽ thấy sự tấp nập các hoạt động du lịch. Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi, bởi chỉ có một bộ phận nhỏ hộ dân trực tiếp hoạt động dịch vụ du lịch, thƣơng mại, còn đa phần ngƣời dân sống bằng nghề lâm, ngƣ nghiệp, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Để xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo và nâng cao đời sống cho ngƣời dân, thị xã Cựa Lò đã có những cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác XĐGN.

Từ năm 2004, Thị ủy Cửa Lò đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo XĐGN do chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò làm trƣởng ban vận động. Ban vận động đã tiến hành triển khai thống kê và phân loại số lƣợng hộ nghèo theo từng nhóm tiêu chí khác nhau nhƣ: Hộ nghèo do thiếu vốn, thiếu kiến thức, hộ không có khả năng lao động, hộ nghèo không có nơi nƣơng tựa…Xác định với hộ nghèo phải an cƣ mới có thể lạc nghiệp. Ban vận động đã vận động các doanh nghiệp vào cuộc cùng chung tay hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà dột nát và nhận đƣợc sự hƣởng ứng mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp. Năm 2004, toàn thị xã Cửa Lò đã xây dựng đƣợc 31 nhà ở mới, sửa chữa đƣợc 4 nhà. Năm 2005, có thêm 48 nhà đƣợc xây dựng, sửa chữa với số tiền hàng trăm triệu đồng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ. Sau khi có nhà ở vững chắc, 102 hộ nghèo đã yên tâm tự lực làm ăn, tích lũy, vƣơn lên thoát nghèo, nhiều hộ đã vƣơn lên thành hộ khá giả. Ban vận động đã giao cho các doanh nghiệp nhận hỗ trợ giám sát việc làm mới và sửa chữa nhà ở với quan điểm: nhà của dân phải để họ trực tiếp làm, làm tốt thì ở đƣợc lâu, còn làm dối thì nhanh hỏng. Chính vì vậy, sau 10 năm các ngôi nhà hiện nay vẫn đang rất vững chắc.

Để đạt chỉ tiêu hộ nghèo giảm 5% theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ thị xã khóa IV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Ban Thƣờng vụ Thị ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, từ việc giao cho UBND Thị xã cụ thể hóa kế hoạch, chƣơng trình mục tiêu để chỉ đạo, thành lập ban chỉ đạo XĐGN từ thị xã đến phƣờng, xã; Phân công các đồng chí trong Ban Thƣờng vụ thị ủy phụ trách chỉ đạo công tác XĐGN tại cơ sở. Các đoàn thể phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, đoàn thanh niên đều vào cuộc với từng phần việc cụ thể, trong đó quan tâm nhất là cơ hội để các hội viên, đoàn viên của mình đƣợc tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, các nguồn vốn vay từ các tổ chức Hội, các làng nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp, khuyến nông, khuyến công, khuyến ngƣ, Quỹ vì ngƣời nghèo…để tập trung phát triển kinh

tế, trong đó ƣu tiên chăm lo cho đối tƣợng nghèo. Theo đó, ở mỗi phƣờng, xã từ tiềm năng lợi thế, cấp ủy các địa phƣơng ban hành những Nghị quyết đột phá, nhân rộng cách làm hay hiệu quả.

Chính nhờ những cách làm hay mà tỷ lệ hộ nghèo đầu nhiệm kỳ (2010- 2015) của thị xã là 11%, nhƣng đến cuối năm 2013 giảm còn 6,3%. Cửa Lò không chỉ giảm về tỷ lệ nghèo, mà ngƣời dân Cựa Lò còn có mức sống cao hơn so với các địa phƣơng khác trong tỉnh. Đó là thành công lớn trong công tác XĐGN ở thị xã Cửa Lò. Song song với đó, Đảng bộ thị xã Cửa Lò đang tiếp tục đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng thị xã trở thành trung tâm du lịch, đô thị giàu mạnh - văn minh của khu vực bắc miền trung.

1.3.2. Những bài học rút ra cho huyện Hƣng Nguyên

Qua phân tích một số kinh nghiệm, mô hình giải quyết vấn đề XĐGN của một số địa phƣơng (cấp huyện) trong nƣớc, có thể rút ra những bài học cho huyện Hƣng Nguyên nhƣ sau:

Thứ nhất, công tác chỉ đạo và điều hành thực hiện kịp thời: Để công tác XĐGN thực sự có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, thƣờng xuyên của cấp ủy Đảng, sự điều hành trực tiếp của chính quyền từ huyện đến xã, khối xóm, sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác XĐGN; đồng thời phải có sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chƣơng trình, dự án đầu tƣ cho giảm nghèo; thông qua các ban, ngành, tổ chức đoàn thể để tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nhận thức, hành động đến từng hội viên và nhân dân, đồng thời huy động nguồn lực, bồi dƣỡng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, bảo lãnh tín chấp để ngƣời nghèo đƣợc vay vốn làm ăn.

Thứ hai, phải tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo mốt cách chính xác. Để từ đó xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn từng khối, xóm, từng xã, từng vùng nghèo đói khác nhau. Trên cơ sở đó, xác định đƣợc quy mô, tính chất, mức độ nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của từng vùng, từng địa phƣơng trong Huyện. Đây là cơ sở để có những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể, vừa là cơ sở để "đo đếm " đánh giá kết quả đạt đƣợc, định ra phƣơng hƣớng, giải pháp phù hợp, có hiệu quả trong tiến trình thực hiện XĐGN, trong đó vai trò của cấp xã, thị trấn là cấp gần dân nhất, cấp trực tiếp triển khai thực hiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện các chính sách tại địa phƣơng.

Thứ ba, XĐGN phải luôn được coi là mục tiêu quan trọng, xuyên suốt trong chiến lược phát triển KT - XH hàng năm của Huyện. Huyện phải có chính sách, giải pháp XĐGN rõ ràng, cụ thể, phù hợp và có tính khả thi đối với từng vùng, từng địa phƣơng phù hợp với các nhóm đối tƣợng theo nguyên tắc "cho cần câu hơn cho xâu cá", đồng thời đa dạng hóa việc huy động nguồn lực, trƣớc hết, chủ động phát huy nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực của cộng đồng kết hợp với sự hỗ trợ đầu tƣ của nhà nƣớc; mở rộng hợp tác đầu tƣ về kỹ thuật, tài chính cho XĐGN, đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Thứ tư, phải tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về XĐGN. Công cuộc XĐGN phải huy động đƣợc tất cả các cấp, các ngành, toàn xã hội tham gia, không ai là ngƣời ngoài cuộc, trong đó ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Những hộ nghèo đói thƣờng hay gặp nhiều khó khăn, ít hiểu biết, không nắm đƣợc thông tin, ít đƣợc tham gia vào quá trình phát triển, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công v.v... Bản thân họ dễ bị mặc cảm, tự ti. Do vậy, để phát huy đầy đủ nội lực trong công cuộc XĐGN, trƣớc hết phải làm cho các hộ

nghèo vƣợt qua đƣợc những mặc cảm, tự ti vốn có của họ; bảo đảm cho họ đƣợc tham gia vào mọi hoạt động của chƣơng trình XĐGN, làm chuyển biến

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)