Những bài học rút ra cho huyện Hƣng Nguyên

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Những bài học rút ra cho huyện Hƣng Nguyên

Qua phân tích một số kinh nghiệm, mô hình giải quyết vấn đề XĐGN của một số địa phƣơng (cấp huyện) trong nƣớc, có thể rút ra những bài học cho huyện Hƣng Nguyên nhƣ sau:

Thứ nhất, công tác chỉ đạo và điều hành thực hiện kịp thời: Để công tác XĐGN thực sự có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, thƣờng xuyên của cấp ủy Đảng, sự điều hành trực tiếp của chính quyền từ huyện đến xã, khối xóm, sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác XĐGN; đồng thời phải có sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chƣơng trình, dự án đầu tƣ cho giảm nghèo; thông qua các ban, ngành, tổ chức đoàn thể để tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nhận thức, hành động đến từng hội viên và nhân dân, đồng thời huy động nguồn lực, bồi dƣỡng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, bảo lãnh tín chấp để ngƣời nghèo đƣợc vay vốn làm ăn.

Thứ hai, phải tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo mốt cách chính xác. Để từ đó xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn từng khối, xóm, từng xã, từng vùng nghèo đói khác nhau. Trên cơ sở đó, xác định đƣợc quy mô, tính chất, mức độ nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của từng vùng, từng địa phƣơng trong Huyện. Đây là cơ sở để có những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể, vừa là cơ sở để "đo đếm " đánh giá kết quả đạt đƣợc, định ra phƣơng hƣớng, giải pháp phù hợp, có hiệu quả trong tiến trình thực hiện XĐGN, trong đó vai trò của cấp xã, thị trấn là cấp gần dân nhất, cấp trực tiếp triển khai thực hiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện các chính sách tại địa phƣơng.

Thứ ba, XĐGN phải luôn được coi là mục tiêu quan trọng, xuyên suốt trong chiến lược phát triển KT - XH hàng năm của Huyện. Huyện phải có chính sách, giải pháp XĐGN rõ ràng, cụ thể, phù hợp và có tính khả thi đối với từng vùng, từng địa phƣơng phù hợp với các nhóm đối tƣợng theo nguyên tắc "cho cần câu hơn cho xâu cá", đồng thời đa dạng hóa việc huy động nguồn lực, trƣớc hết, chủ động phát huy nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực của cộng đồng kết hợp với sự hỗ trợ đầu tƣ của nhà nƣớc; mở rộng hợp tác đầu tƣ về kỹ thuật, tài chính cho XĐGN, đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Thứ tư, phải tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về XĐGN. Công cuộc XĐGN phải huy động đƣợc tất cả các cấp, các ngành, toàn xã hội tham gia, không ai là ngƣời ngoài cuộc, trong đó ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Những hộ nghèo đói thƣờng hay gặp nhiều khó khăn, ít hiểu biết, không nắm đƣợc thông tin, ít đƣợc tham gia vào quá trình phát triển, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công v.v... Bản thân họ dễ bị mặc cảm, tự ti. Do vậy, để phát huy đầy đủ nội lực trong công cuộc XĐGN, trƣớc hết phải làm cho các hộ

nghèo vƣợt qua đƣợc những mặc cảm, tự ti vốn có của họ; bảo đảm cho họ đƣợc tham gia vào mọi hoạt động của chƣơng trình XĐGN, làm chuyển biến nhận thức của hộ nghèo, cận nghèo, không ỷ lại, trông chờ vào Nhà nƣớc mà phải ý thức tự lực phấn đấu, chủ động tạo việc làm, vƣơn lên thoát nghèo.

Thứ năm, làm tốt công tác tổ chức- cán bộ, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo. Tổ chức tập huấn, hội thảo tham quan học tập kinh nghiệm ….chú trọng tập huấn kỹ năng nhận thức, kỷ năng triển khai thực hiện, kỹ năng thực hành nhƣ tuyên truyền vận động, xây dựng kế hoạch, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo. Thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, nhất là cấp xã, thị trấn; là một trong những yếu tố quan trọng mang lại thành công trong quá trình thực hiện. Kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, ở đâu có Ban XĐGN xã, thị trấn mạnh thì ở đó hoạt động XĐGN đạt kết quả tốt.

Thứ sáu, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Thông qua các hội nghị sơ, tổng kết để nêu lên những nội dung đã thực hiện tốt, nhằm phổ biến học hỏi cũng nhƣ những nội dung chƣa làm đƣợc để có các giải pháp khắc phục cho giai đoạn tiếp theo, đồng thời đánh giá các mô hình giảm nghèo có hiệu quả để nhân rông và tuyên dƣơng kịp thời, nhằm hƣớng đến việc XĐGN bền vững.

Từ những vấn đề trên, có thể thấy rằng, đói nghèo và công cuộc chống đói nghèo đã trở thành vấn đề nóng có tính chất toàn cầu trong giai đoạn hiện nay; là chủ đề luôn đƣợc nhiều quốc gia, các tổ chức trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ các nhà quản lí, các nhà khoa học quan tâm. Muốn đẩy lùi sự nghèo đói một cách có hiệu quả, bền vững, đòi hỏi sự vào cuộc của của mọi tầng lớp, mọi lực lƣợng, không chỉ của cá nhân, của địa phƣơng hay của riêng quốc gia nào. Sự quan tâm đó đƣợc thể hiện, bên cạnh sự vƣơn lên từ nội lực

còn đòi hỏi sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội, sự hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó có sự góp sức quan trọng của một hệ thống lý luận, hàng loạt những công trình nghiên cứu, những thể nghiệm và nhiều bài học thực tiễn. Đó cũng là cơ sở, là hành trang cần thiết để có thể giải quyết một cách hiệu quả vấn đề đói nghèo đã và đang diễn ra vô cùng phức tạp nhƣ hiện nay.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Một cách tổng quát, đề tài luận văn vận dụng phƣơng pháp luận nghiên cứu chung dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Với tính chất của một đề tài mang tính ứng dụng, thực nghiệm (thực nghiệm việc vận dụng các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên một địa bàn cụ thể). Trƣớc hết để đạt đƣợc các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra, cần phải trả lời một cách thỏa đáng một số vấn đề nghiên cứu sau:

Chính sách XĐGN là gì? Tình hình nghiên cứu trong nƣớc đã đƣợc giải quyết nhƣ thế nào?

Chính sách giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên đã đƣợc triển khai, tổ chức thực hiện nhƣ thế nào? Hạn chế và nguyên nhân?

Giải pháp gì để thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở Hƣng Nguyên?

Để giải quyết các vấn đề nêu trên tác giả sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây.

2.1.1. Phƣơng pháp hệ thống

Phƣơng pháp này giúp cho quá trình nghiên cứu bảo đảm đƣợc tính khoa học của các dữ liệu nhằm tạo đƣợc tính minh bạch và thuyết phục trong việc đánh giá, kiến nghị; việc lồng ghép các chƣơng trình hỗ trợ trong quá trình vận dụng thực hiện chính sách giảm nghèo, đồng thời có cơ sở để đề xuất việc nhân rộng các mô hình có hiệu quả tốt một cách thuyết phục.

Việc sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu này trong phạm vi đề tài của luận văn đƣợc thể hiện qua các thao tác cụ thể nhƣ:

của Nhà nƣớc và địa phƣơng có nhất quán với chính sách XĐGN và đặc biệt, có phù hợp và có sức mạnh hỗ trợ một cách đắc lực đối với các chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, các Nghị quyết của Chính phủ trong công cuộc XĐGN. Tác động của các chính sách, các chƣơng trình đối với các địa phƣơng; tính nhất quán trong chỉ đạo tổ chức thực hiện.

- Việc đánh giá kết quả triển khai cùng những tiêu chí để đánh giá kết quả phải đƣợc xem xét trên một hệ thống các tiêu chí có tính nhất quán. Vì vậy, kế hoạch, biện pháp có thể tùy thuộc tình hình cụ thể ở từng địa phƣơng nhƣng hệ thống các chính sách cũng nhƣ hệ thống các văn bản chỉ đạo, các tiêu chí đánh giá cũng nhƣ kết quả đánh giá đều dựa trên hƣớng dẫn chung. Và cũng chính vì vậy, có thể có những giải pháp nhân rộng các điển hình cho những địa phƣơng có những điều kiện về không gian địa lý xa nhau và khác nhau.

2.1.2.Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa thu thập thông tin

Để có đƣợc thông tin về việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hƣng Nguyên, phƣơng pháp đƣợc tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu chính là phƣơng pháp khảo sát, điều tra, phỏng vấn sâu kết hợp với tìm hiểu và nghiên cứu trực tiếp trên cơ sở quan sát.

Phƣơng pháp này giúp ngƣời nghiên cứu có đƣợc những tƣ liệu, số liệu, nhân chứng, vật chứng để làm luận cứ, luận chứng cho các luận điểm; làm sáng tỏ cho các kết quả đƣợc rút ra qua quá trình nghiên cứu.

Việc sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu này trong phạm vi đề tài của luận văn đƣợc thể hiện qua các thao tác cụ thể nhƣ:

- Chọn mẫu điều tra khảo sát: chọn mẫu có chủ đích:

+ Chọn xã: Để phát hiện các nguyên nhân nghèo và việc thực hiện các chính sách giảm nghèo tác giả chọn nghiên cứu 3 xã tiêu biểu những đặc trƣng về kinh tế - xã hội và địa lý, gồm các xã:

* Xã Hƣng Trung là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện, có nhiều đồng bào theo đạo, dân trí thấp, là xã vùng cao có rừng núi, ít đất sản xuất lúa, lại bạc màu, đƣờng giao thông đi lại còn khó khăn.

* Xã Hƣng Xuân là xã vùng sâu, vùng ven sông Lam, vùng thƣờng xuyên bị lũ lụt, ngập úng, là xã xa trung tâm Huyện;

* Xã Hƣng Tân là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất và ít tái nghèo nhất, xã có các thiết chế văn hóa thông tin đạt chuẩn, vừa là xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Chọn 3 xã trên là để khảo sát chuyên sâu và phát hiện nguyên nhân, thế mạnh, đề xuất các chính sách, giải pháp cần thiết cho việc thực hiện các chính sách giảm nghèo tại Hƣng Nguyên. Nội dung khảo sát tại mỗi xã bao gồm: Trao đổi chuyên sâu với cán bộ lãnh đạo, quản lý, các tổ chức đoàn thể của các xã. Phỏng vấn, trao đổi với những ngƣời thực thi thực hiện chính sách tại cơ sở, phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với những hộ thuộc diện nghèo và những hộ thoát nghèo nhanh....

+ Chọn hộ: Chọn các hộ để phỏng vấn sâu là những hộ thuộc diện nghèo, có chú ý tới các hộ rất nghèo. Tuy nhiên, để có thể đề xuất những giải pháp có hiệu quả trong công tác giảm nghèo nên tác giả lựa chọn thêm cả các hộ có kinh nghiệm vƣợt nghèo, các hộ làm ăn giỏi để phỏng vấn.

+ Chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý để phỏng vấn sâu. Đó là các cán bộ lãnh đạo, quản lý phụ trách về công tác XĐGN để tiến hành phỏng vấn sâu có chủ đích.

Thu thập thông tin:

+ Thu thập tài liệu thứ cấp: thu thập tài liệu, số liệu báo cáo từ UBND Huyện, Chi cục thống kê Huyện, phòng LĐ-TB&XH huyện; tra cứu các thông tin từ sách, báo, tạp chí, Internet…

+ Thu thập số liệu sơ cấp: Phát 90 phiếu điều tra cho 90 hộ nghèo/45 xóm, khối ở 03 xã tiêu biểu với những đặc trƣng về kinh tế - xã hội và địa lý.

Gồm các xã: Hƣng Trung 30 phiếu; xã Hƣng Xuân 26 phiếu; xã Hƣng Tân 34 phiếu. Phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin ngƣời nghèo có biết về chính sách XĐGN hay không. Trong 90 phiếu phát ra, thu lại 81 phiếu trong đó có 70 phiếu (87,6%) trả lời họ có biết về các chính sách XĐGN của Nhà nƣớc, có 6 phiếu ( 8,5%)trả lời không biết, có 5 phiếu ( 7,1 %) trả lời biết nhƣng không đầy đủ, tuy nhiên, khi hỏi sâu cụ thể vào từng chính sách thì chỉ có 50 % ngƣời trả lời là có biết nhƣng không hiểu vì thế có những chính sách họ không đƣợc đảm bảo đầy đủ về quyền lợi của mình. Với nhóm câu hỏi đánh giá về cán bộ thực thi chính sách thì chỉ có 15/81 (18,5 %) phiếu trả lời đánh giá tốt cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách, 20/81 (24,6 %) phiếu đánh giá ở mức độ khá và hầu hết đều trả lời là cán bộ thực hiện chính sách còn ở mức trung bình và kém trong công tác, (chiếm 56,7 %). Điều này cho thấy cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách chƣa thật sự gần gũi, chƣa giải thích rõ ràng những chế độ chính sách cho ngƣời dân hoặc có lúc còn làm sai chính sách khiến cho ngƣời dân mất niềm tin vào cán bộ thực hiện chính sách.

Đánh giá về hiệu quả của chính sách, phần lớn ngƣời tham gia đƣợc hỏi đánh giá cao hiệu quả, (với 60/81 phiếu, chiếm tỷ lệ 74 %) và đem lại đƣợc nhiều lợi ích cho ngƣời nghèo.

Lập bảng hỏi 30 nhà lãnh đạo quản lý trực tiếp phụ trách công tác giảm nghèo, các cán bộ thực thi nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện (cán bộ các ngân hàng, các phòng chức năng, đại diện các tổ chức chính trị,.. có liên quan của huyện, xã, thị trấn trên địa bàn Huyện. Phiếu này nhằm mục đích thu thập ý kiến để tìm ra giải pháp để Hƣng Nguyên tiếp tục thực hiện chính sách một cách có hiệu quả hơn, tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. Muốn đạt đƣợc mục tiêu trên cần có những giải pháp gi? Xác định đâu là giải pháp chủ yếu và chính yếu.

Phỏng vấn sâu 16 cán bộ là những ngƣời đứng đầu công tác XĐGN của huyện trên các lĩnh vực nhƣ: Phó chủ tịch UBND huyện (Trƣởng ban

XĐGN), các thành viên trong Ban giảm nghèo Huyện, Giám đốc Ngân hàng các ngân hàng, trƣởng các Ngành đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội. Nhằm mục đích để biết đƣợc những đánh giá của họ về hiệu quả chính sách XĐGN, những khó khăn trong quá trình triển khai chính sách trong thực tế để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp

- Tiến hành công tác quan sát, phỏng vấn (tìm hiểu tình hình tại địa bàn nghiên cứu) về các nội dung và mục đích:

+ Qua quan sát, phỏng vấn các đối tƣợng có liên quan cũng nhƣ qua các tài liệu sách báo, các báo cáo chuyên đề,..để thấy đƣợc thực trạng đói nghèo và việc thực hiện các chính sách giảm nghèo của Nhà nƣớc trên địa bàn cả nƣớc nói chung, trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng.

+ Thấy đƣợc thực trạng đói nghèo và việc thực hiện chính sách giảm nghèo của Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Hƣng Nguyên.

+ Tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu nhằm có cơ sở xác lập hệ thống chính sách cũng nhƣ giải pháp thực hiện, hƣớng tới đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững.

- Tiến hành tập hợp và xử lí tƣ liệu, số liệu đã thu thập qua thực tế về các nội dung và mục đích đã định, nhằm:

+ Trên cơ sở quan sát, điều tra, ngƣời nghiên cứu tổng hợp các cứ liệu để làm căn cứ cho việc đƣa ra các ý kiến đề xuất điều chỉnh, bổ sung vào các chủ trƣơng chính sách cho phù hợp với thực tế địa bàn; làm cơ sở để kết luận về tính phù hợp, tính sát thực của sự vận dụng các chính sách đó vào thực tiễn huyện Hƣng Nguyên, đồng thời có căn cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thực tế, có khả năng thực thi hiệu quả. Bên cạnh các cứ liệu thu thập đƣợc qua thực tế địa bàn nghiên cứu, tác giả luận văn còn có các nguồn cứ liệu thông qua tham khảo các tài liệu của các

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)