Mục đích, tầm quan trọng và tiêu chí để đánh giá học sinh giỏi

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 28)

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Câu nói của vị tiến sĩ triều Lê Nhân Thân Trung cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG là không thể bàn cãi. Điều này được thể hiện qua báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ…”

Bồi dưỡng HSG có tác động tích cực đến quá trình dạy và học, tạo động lực, làm nòng cốt trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; kích thích ý chí vươn lên đỉnh cao thành tích trong học tập, rèn luyện, góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho HS, hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Ngoài ra, bồi dưỡng HSG còn góp phần đào tạo đội ngũ GV vừa tâm huyết yêu nghề, vừa có trình độ chuyên môn vững vàng ; góp phần quan trọng nâng cao uy tín về trí tuệ, về truyền thống thông minh, hiếu học của dân tộc Việt Nam.

Hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường phổ thông đặc biệt là các trường phổ thông chuyên đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phát hiện và bồi dưỡng những HSG, có năng khiếu để trở thành những người có đóng góp cho đất nước.

Vậy học sinh giỏi là gì? Theo Clark khi đánh giá học sinh giỏi cần tuân thủ

một số nguyên tắc sau: Thứ nhất, phải xem xét toàn diện các môn học đối với các học sinh nổi trội. Thứ hai, phải sử dụng kiểm tra và các hình thức đánh giá khác nhau. Thứ ba, đảm bảo cho tất cả học sinh có được điều kiện thử sức đầu vào một cách công bằng và không thiên vị. Thứ tư, phát triển các hình

Thứ năm, tìm kiếm các học sinh có dấu hiệu tiềm ẩn bằng những cách thức đa

dạng kể cả những cách thức không rành mạch.

Ngoài ra, phải chú ý đến những nhân tố động cơ như sự hứng thú, sự nỗ lực và cảm xúc trong việc đánh giá tài năng (National excellence: A case for Developing America’ s Talent Clark, 2002). Hoặc sự đánh giá HSG cần dựạ trên các cơ sở: khả năng tinh thần, trí tuệ, sáng tạo và động cơ học tập (“Giftedness”- Under Georgia Law). Một số trường áp dụng kiểm tra chỉ số thông minh IQ của HS như trường Highly Gifted Magnet (HGM), Los Angeles United School’s District tuyển vào trường những HS có chỉ số IQ từ 145 trở lên.

Việc bồi dưỡng HSG và đánh giá HSG ở các nước khác nhau cũng có những điểm khác nhau, như Singapore, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… bồi dưỡng HSG từ cấp tiểu học đến THPT ở một số môn nhất định. Trong khi đó Đức, Tây Ban Nha, Pháp thì lại bồi dưỡng HSG từ cấp THPT với hình thức các trường chất lượng cao, trường chuyên. Còn ở Việt Nam công tác bồi dưỡng HSG được tiến hành ở hầu hết các cấp, từ trường đến địa phương, trung ương…Các trường chuyên, lớp chọn, trường chất lượng cao cũng được đầu tư xây dựng và phát triển nhằm có thể lựa chọn và phát triển tài năng.

1.4. Các quy định của cơ quan quản lý về bồi dưỡng HSG

1.4.1. Các quy định của cơ quan quản lý về đào tạo, bồi dưỡng HSG và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bồi dưỡng HSG là một vấn đề được các cấp Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện qua các chính sách, chiến lược và quy định của nhà nước về công tác này qua những năm qua. Cụ thể là:

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 12/01/2011 nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ chủ yếu phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 là “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực”

- Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam”; “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”; “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.” Đồng thời đề cập một trong những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục là: “Phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển

của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng” [4, tr.8]

và một trong những giải pháp về đổi mới giáo dục là: “Chú trọng xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến, trọng điểm, chất lượng cao để đào tạo bồi dưỡng các tài năng”[4, tr.10].

- Nghị quyết số 40/NQ/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về “đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”.

- Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy

chế thi chọn HSG cấp quốc gia theo quyết định số 56/2011/TT-BGDĐT. Điều 2 của quy chế này nêu rõ: “Thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước”.

- Ngày 12 tháng 12 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và học sinh THPT theo quyết định số 58/2011/TT-BGDĐT

1.4.2. Quy định về thành lập trường THPT chuyên

Trường trung học phổ thông chuyên được thành lập ở cấp THPT, dành cho những HS đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của HS về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện. Ngoài nhiệm vụ đã quy định trong Điều lệ trường trung học, trường THPT

chuyên còn có các nhiệm vụ khác như: bồi dưỡng và phát triển năng khiếu

của HS về một môn học nhất định gọi là môn chuyên; đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch và chương trình giáo dục toàn diện của THPT và tổ chức các hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và tâm

sinh lý HS.

1.5.2.1. .Hình thức tổ chức

Trường THPT chuyên được thành lập theo các hình thức sau:

- Trường THPT chuyên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là trường THPT chuyên thuộc tỉnh).

- Trường THPT chuyên thuộc đại học quốc gia, đại học khu vực, các trường đại học sư phạm (sau đây gọi chung là trường THPT chuyên thuộc trường đại học).

1.5.2.2. Điều kiện, thủ tục thành lập

Ngoài những điều kiện và thủ tục quy định tại Điều lệ trường trung học, việc thành lập trường THPT chuyên phải có thêm các điều kiện sau:

- Có đội ngũ CBQL và GV đủ trình độ giảng dạy theo chương THPT chuyên;

- Có cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết theo quy định đối với trường trung học đạt chuẩn quốc gia;

- Có nguồn tuyển sinh ổn định, có chỗ ở nội trú cho HS ở xa.

1.5.2.3. Quy định về lớp trong trường THPT chuyên

- Chỉ được thành lập một lớp cho mỗi môn chuyên trong từng khối lớp 10, 11, 12.

- Mỗi lớp chuyên có từ 30 đến 35 HS, học theo chương trình một môn chuyên. - Tuỳ điều kiện cụ thể của địa phương hoặc trường đại học, trường THPT chuyên có thể có một số hoặc tất cả các lớp chuyên sau: Chuyên Toán, chuyên Tin học, chuyên Vật lý, chuyên Hoá học, chuyên Sinh học, chuyên Văn, chuyên Lịch sử, chuyên Địa lý, chuyên tiếng Anh, chuyên tiếng Nga, chuyên tiếng Pháp.

- Trong trường THPT chuyên có thể cómột số lớp không chuyên. Số lớp không chuyên chiếm không quá 30% so với tổng số lớp chuyên toàn trường. Lớp không chuyên được tổ chức theo quy định trong Điều lệ trường trung học.

1.4.2.4. Tuyển sinh vào lớp đầu cấp

- Kế hoạch tuyển sinh:

+ Đối với trường THPT chuyên thuộctỉnh:

Sở GD và ĐT chịu trách nhiệm lập kế hoạch,phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh và dự kiến ngày thi tuyển trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

+ Đối với các trường THPT chuyên thuộc trường đại học: Hiệu trưởng trường đại học phê duyệt kế hoạch tuyển sinh, ấn định ngày thi tuyển.

- Chỉ tiêu tuyển sinh:

+ Đối với trường THPT chuyên thuộc tỉnh: do UBND cấp tỉnh giao chỉ tiêu hằng năm.

+ Đối với trường THPT chuyên thuộc trường đại học (hoặc các khối lớp THPT chuyên hiện có): do Bộ GD&ĐT quyết định sau khi đã thoả thuận với UBND cấp tỉnh nơi trường đóng.

- Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển.

Chậm nhất trước ngày thi tuyển 2 tháng, các Sở GD& ĐT, các trường đại học có trường THPT chuyên phải có thông báo tuyển sinh rộng rãi bằng văn bản và qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Môn thi:

Toán, Văn - Tiếng Việt, Môn chuyên.

Nếu môn chuyên là môn Toán hoặc Văn - Tiếng Việt, thì ở mỗi môn học này HS phải dự thi hai bài: một bài thi bình thường và một bài thi theo quy định cho môn chuyên.

- Hệ số môn thi:

Môn chuyên: Hệ số 2.

- Điều kiện dự tuyển: Ngoài các quy định chung về tuyển sinh, học sinh dự tuyển vào THPT chuyên phải có thêm 2 điều kiện:

+ Môn đăng ký vào lớp chuyên phải có điểm trung bình cả năm lớp 9 từ 8,0 trở lên đối với các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học,Tin học và từ 7,0 trở lên đối với các môn Văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Nga,tiếng Anh, tiếng Pháp.

+ Xếp loại tốt nghiệp THCS từ loại khá trở lên.

- Điểm khuyến khích cộng thêm (chỉ thực hiện đối với tuyển sinh vào trường THPT chuyên thuộc tỉnh):

Học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bộ môn lớp 9 cấp tỉnh được cộng thêm điểm khi tuyển vào lớp 10 THPT chuyên nếu môn đạt giải là môn chuyên đăng ký dự thi. Mức điểm được cộng thêm như sau:

Giải nhất: 2 điểm. Giải nhì: 1,5 điểm. Giải ba: 1 điểm.

- Điều kiện trúng tuyển:

+ Điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT chuyên là tổng số điểm của điểm bình quân các bài thi tuyển (đã tính hệ số) và điểm khuyến khích (nếu có).

Tổng điểm các bài thi tuyển (đã tính hệ số)

Điểm xét tuyển = --- + Điểm KK (nếu có)

Tổng các hệ số

Điểm xét tuyển lấy đến hai chữ số thập phân và không làm tròn.

+ Được đưa vào danh sách xét tuyển vào trường THPT chuyên những học sinh dự thi đầy đủ 3 bài thi, không vi phạm quy chế thi, không có bài thi nào bị điểm dưới 2, điểm thi môn chuyên phải đạt từ 6,5 trở lên, điểm bình quân các bài thi tuyển đạt từ 5,0 trở lên

+ Số lượng HS được tuyển phải theo đúng chỉ tiêu của từng lớp chuyên.

- Nguyên tắc xét tuyển:

+ Lấy theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển sinh cho từng lớp chuyên.

+ Nếu HS có tổng số điểm ngang nhau thì diện ưu tiên lấy trước, hạnh kiểm tốt lấy trước.

+ Khi xét tuyển theo nguyên tắc trên, nếu chưa đủ chỉ tiêu, Hiệu trưởng trường THPT chuyên có trách nhiệm báo cáo các cấp có thẩm quyền để xin chủ trương giải quyết.

- Duyệt danh sách trúng tuyển:

+ Sở GD và ĐT xét duyệt danh sách trúng tuyển vào trường THPT chuyên thuộc tỉnh.

+ Hiệu trưởng trường đại học xét duyệt danh sách trúng tuyển vào trường THPT chuyên thuộc trường đại học.

1.4.2.5. Quản lý và chỉ đạo

- Trường THPT chuyên thuộc tỉnh do Sở GD&ĐT quản lý và chỉ đạo trực tiếp.

- Trường THPT chuyên thuộc trường đại học chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng trường đại học về tổ chức, đội ngũ GV, cơ sở vật chất, tài chính và chịu sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT địa phương về thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, tổ chức thi tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường đại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

1.5.2.6. Nhiệm vụ và quyền hạn của CBQL, GV và HS

- Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

+ Sử dụng có hiệu quả kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị; phát huy tốt năng lực và trí tuệ của GV, HS trong giảng dạy, học tập và các hoạt động, đặc biệt đối với môn chuyên.

+ Được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành cho CBQL trường THPT chuyên và các chế độ ưu tiên khác (nếu có) của địa phương hoặc trường đại học.

+ Được tuyển chọn GV về giảng dạy tại trường và đề nghị thuyên chuyển đối với những GV không đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở trường THPT chuyên.

- Nhiệm vụ và quyền của GV

GV môn chuyên trường THPT chuyên ngoài việc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của GV quy định tại các Điều 29, 30 của Điều lệ trường trung học hiện hành còn có các nhiệm vụ: Trực tiếp bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của HS về môn chuyên và tổ chức và hướng dẫn HS môn chuyên tập dượt nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và tâm sinh lý HS. Hằng năm, những GV không đủ điều kiện để giảng dạy tại trường chuyên được Sở GD&ĐT (hoặc trường đại học quản lý trường THPT chuyên) tạo điều kiện để được chuyển sang giảng dạy các lớp không chuyên hoặc giảng dạy ở các trường THPT khác.

- Nhiệm vụ và quyền của HS

+ Thực hiện tốt các yêu cầu về giáo dục toàn diện của HS phổ thông. + Tích cực, chủ động trong học tập, phấn đấu học giỏi môn chuyên. + Tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động chính trị xã hội chung của nhà trường; tham gia các hoạt động khoa học do nhà trường tổ chức hoặc theo sự phân công của GV, phù hợp với năng lực cá nhân đối với từng môn chuyên.

+ Được tạo các điều kiện về: ở nội trú, sử dụng cơ sở vật chất thiết bị và thư viện phục vụ cho học tập.

+ HS thuộc diện được hưởng chính sách ưu tiên, ưu đãi theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ được xét miễn giảm học phí; học sinh đạt kết quả giỏi được xét cấp học bổng, được khen thưởng theo quy định của nhà nước, của địa phương và của trường đại học.

1.5. Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT

1.5.1. Chức năng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG tại các trường THPT 1.5.1.1. Công tác kế hoạch

Kế hoạch hoá là chức năng quản lý đầu tiên trong bốn chức năng quản lý cơ bản. Kế hoạch hóa là quá trình xác định được mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Nội dung của chức năng kế hoạch gồm: Xác định và phân tích mục tiêu quản lý giáo dục; Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu; Triển khai thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch.

Nhiệm vụ chính của chức năng kế hoạch hóa trong quản lý giáo dục chính là người quản lý giáo dục các cấp cần xác định được những mục tiêu cần để phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp có tính khả thi và phải phù hợp với đường lối theo từng giai đoạn phát triểncuar đất nước nói chung và địa phương nói riêng. Ngoài ra các mục tiêu và biện pháp phải được

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)