2.2.7.1. Mặt mạnh
Qua gần ba mươi năm từ ngày thành lập, trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam đã khẳng định được uy tín và vị thế của mình trong ngành giáo dục thủ đô và cả nước. Để gây dựng được tên tuổi là một trong những trường chuyên nổi tiếng nhất nhà trường cùng tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh đã nỗ lực rất nhiều, đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Mặt mạnh thứ nhất của nhà trường chính là đội ngũ GV giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong bồi dưỡng HSG, lại tận tâm, nhiệt huyết với học trò, với công việc. Từ các thầy cô trong ban giám hiệu luôn sẵn sàng ủng hộ, hỗ trợ hết mình đến các GV nhiệt tình giảng dạy cho đội tuyển HSG các môn. Các GV chuyên của trường đều được tuyển chọn kĩ càng, có thể là qua chiêu mộ những GV giỏi, giàu thành tích ở các trường chuyên khác về hoặc tuyển các GV trẻ thông qua thành tích hoặc qua các bài thi sát hạch chuyên môn gắt gao. Vì vậy, đội ngũ GV chuyên của nhà trường được đảm bảo về mặt chuyên
môn cao. Qua quá trình bồi dưỡng HSG những GV giàu kinh nghiệm lại hướng dẫn, dìu dắt, truyền lại kinh nghiệm cho lớp GV kế cận để có thể cùng hỗ trợ HS hoặc tiếp quản công việc khi cần thiết. Mặt mạnh thứ hai của nhà trường là ở cơ sở vật chất. Từ khi được Thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng trường mới khang trang, hiện đại vào bấc nhất thủ đô, nhà trường đã có nhiều thuận lợi trong việc bồi dưỡng HSG. Những phòng thí nghiệm hiện đại, đầy đủ trang thiết bị, những phòng nghe nhìn, phòng tin học, thư viện với nhiều đầu sách là sự hỗ trợ tuyệt vời và hiệu quả cho GV và HS trong việc bồi dưỡng HSG. Nhà trường đã hỗ trợ tối đa về cơ sở vật chất cho việc giảng dạy HSG.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, từ thầy cô giáo, gia đình và các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài trường cũng là một mặt mạnh đáng kể. Sự phối hợp chặt chẽ, sự động viên khích lệ, sự ủng hộ hết mình của toàn bộ các lực lượng đã góp phần không nhỏ mang đến sự thành công của nhà trường.
Những thuận lợi, những mặt mạnh đó đã mang đến những thành công vang dội của nhà trường trong công tác bồi dưỡng HSG. Thành công đó được thể hiện qua thành tích của GV và HS trường Hà Nội –Amsterdam những năm vừa qua.
Bảng 2.4: Thành tích của đội tuyển HSG khối THCS trường THPT Hà Nội - Amsterdam từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2013-2014
Năm học Giải Quốc Tế Giải Thành phố
2009 - 2010
- Thi Olympic quốc tế khoa học trẻ tại Azecbaidan: 3 huy chương đồng, 3 bằng khen
- Thi Olympic toán lớp 8 singapore mở rộng đạt 6 huy chương vàng, 1 huy chương bạc.
- Thi Olympic môn toán châu Á- Thái Bình Dương
Đạt 57 giải trong đó: 11mgiải Nhất, 21 giải Nhì, 14 giải Ba, 11 giải khuyến khích.
của khối 6,7 đạt: 6 giải bạch kim, 9 giải vàng, 13 bạc, 17 đồng
2010 – 2011
+ 03 HCV và 02 HCB tại kỳ thi Toán Singapo mở rộng. + 11 giải, trong đó: 01 giải Vàng, 02 giải Bạc , 04 giải Đồng và 04 giải Khuyến khích tại kỳ thi Toán THCS
Quốc tế.
Đạt 61 giải bao gồm 12 giải nhất, 20 giải nhì, 16 giải ba và 13 giải khuyến khích
2011– 2012
16 giải, trong đó: 07 giải Đồng và 09 giải Khuyến khích tại kỳ thi Toán THCS
Quốc tế.
Đạt 63 giải bao gồm 13 giải nhất, 21giải nhì, 18 giải ba và 11 giải khuyến khích
+ 03 Huy chương Vàng; 3 Huy chương Bạc và 01 Huy chương Đồng trong đó: 01 HCV tại kỳ thi Olympic quốc tế môn Vật lý Châu Á và 01 HCV tại kỳ thi Quốc tế tại Đan Mạch; 01 HCV và 03 HCB tại kỳ thi Khoa học trẻ QT tại Ấn độ và 01 Huy chương Đồng môn
Sinh học Thụy Sỹ.
2013– 2014 - Đạt 03 huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc, 08 Huy chương Đồng và 04 giải Khuyến khích tại kỳ thi toán học trẻ tại Hàn Quốc.
Đạt 67 giải gồm:15 giải nhất, 27 giải nhì, 14 giải ba, 11 giải
Bảng 2.5: Thành tích của đội tuyển HSG khối THPT trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2013-2014
Năm
học Giải Quốc tế Giải Quốc gia
Giải Thành phố
2009- 2010
Học sinh giỏi Quốc tế: 01 Huy chương Bạc, 01 Huy chương Đồng
- Huy chương Bạc Olympic Sinh học Quốc tế - Huy chương Đồng Olympic Vật lý Quốc tế. Đạt 62 giải trong đó: 09 giải nhất, 18 giải nhì, 29 giải ba và 06 giải khuyến khích Đạt 242 giải trong đó: 16 giải nhất, 78 giải nhì, 80 giải ba và 68 giải khuyến khích) 2010– 2011
02 giải môn Hóa và môn Toán tại kỳ thi Olympic Quốc tế. Đạt 77 giải, trong đó: 04 giải Nhất, 23 giải Nhì, 37 giải Ba và 13 giải Khuyến khích. 251 giải, trong đó: 25 giải Nhất, 85 giải Nhì, 83 giải Ba và 58 giải Khuyến khích. 2011– 2012 Đạt 11 giải, trong đó: + 03 HCB và 03 HCĐ tại kỳ thi Olympic các nhà Khoa học trẻ Quốc tế tại Nam Phi.
+ 03 giải Nhất tại kỳ thi Khoa học Kỹ thuật trẻ INTEL ISEF Quốc tề tại Hoa Kỳ. + 02 HCB môn Toán và Hóa. Đạt 75 giải, trong đó: 09 giải Nhất, 26 giải Nhì, 25 giải Ba và 15 giải Khuyến khích. 282 giải, trong đó: 29 giải Nhất, 83 giải Nhì, 99 giải Ba và 71 giải Khuyến khích.
2012– 2013 Đạt 72 giải, trong đó có: 09 giải Nhất, 26 giải Nhì, 25 giải Ba và 12 giải Khuyến khích. 295 giải, trong đó: 31 giải Nhất, 116 giải Nhì, 80 giải Ba và 68 giải Khuyến khích. 2013- 2014 - 01 Huy chương vàng Olympic Vật lý Quốc tế. - 02 Huy chương vàng Olympic Hóa học Quốc tế - 01 Huy chương bạc Olympic Vật lý Châu Á – Thái Bình Dương
- 01 Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á – Thái Bình Dương
- 01 giải nhất Olympic tiếng nga Quốc tế.
- Thi Olympic các nhà khoa học trẻ Quốc tế: 01 huy chương Vàng, 03 huy chương bạc.
- 01giải tư tại kỳ thi Khoa học Kỹ thuật trẻ INTEL ISEF Quốc tề tại Hoa Kỳ.
Đạt 78 giải, trong đó có: 05 giải Nhất, 32 giải Nhì, 26 giải Ba và 15 giải Khuyến khích. + Khối THPT: - Đạt 297 giải, trong đó có: 28 giải nhất 106 giải Nhì, 89 giải Ba, 74 giải khuyến khích. - Thi Khoa học Kỹ thuật trẻ INTEL ISEF: 3 học sinh đạt giải Nhất Quốc gia. 2.2.7.2. Mặt yếu
Bên cạnh những mặt mạnh dễ nhận thấy của trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam trong bồi dưỡng HSG vẫn còn tồn tại những mặt vẫn còn
yếu cần tìm cách khắc phục. Đầu tiên phải kể đến lớp GV trẻ vẫn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu. So sánh với những GV lâu năm đầy kinh nghiệm trong bồi dưỡng HSG của trường từ trước đến nay thì rõ ràng thế hệ kế cận vẫn phải phấn đấu rất nhiều cả về chuyên môn lẫn cái tâm trong nghề. Các GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý HS và bồi dưỡng HSG. Cả về chuyên môn những GV trẻ cũng cần học hỏi và trau dồi nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc khó khăn này.
Khó khăn thứ hai liên quan đến quan điểm của phụ huynh học sinh và những HS trong đội tuyển về việc học tập bồi dưỡng HSG. Khi được tham khảo ý kiến của 350 HS về “Thời lượng tham gia học tập đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường như thế nào?” đã cho kết qủa như sau: chiếm 17,4 % tổng số học sinh được hỏi cho rằng việc học đội tuyển học sinh giỏi như hiện giờ là quá nặng, 67,1% số HS cho rằng học bồi dưỡng HSG như thế là hơi căng thẳng và làm cho HS không đủ điều kiện thời gian và sức lực để học các môn khác. Điều đó làm cho bản thân HS và phụ huynh cảm thấy hoang mang, nhất là những HS có nguyện vọng đi du học hoặc thi vào những trường Đại học không nhận tuyển thẳng HSG quốc gia. Với đặc thù là trường chuyên phát triển theo hướng Quốc tế hóa, rất nhiều HS trường THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam có xu hướng đi du học, thậm chí con số HS đi du học ở khối các lớp chuyên ngữ đến năm lớp 12 chiếm khoảng gần 40%. Với mục tiêu xin học bổng các trường đại học nước ngoài các em HS cần tập trung thời gian học Tiếng Anh để thi lấy các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL hoặc SAT và ngoài ra còn mất rất nhiều thời gian hoàn tất hồ sơ xin học bổng và phỏng vấn. Trong khi đó, việc học trong các đội tuyển HSG cần phải có sự tập trung cao độ, đầu tư hết sức cả về thời gian và sức lực. Chính vì vậy dẫn đến sự hoang mang, phân vân ở phụ huynh HS về hướng đi và mục đích của con em mình và điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bồi dưỡng HSG. Cuối cùng, cần kể đến chế độ, chính sách khen thưởng của nhà trường đối với bồi dưỡng HSG. Mặc dù nhà trường đã cố gắng hết sức để ủng hộ, hỗ trợ GV
và HS trong bồi dưỡng HSG nhiều nhất có thể nhưng ngân sách đầu tư cho công việc này vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Với tiền trợ cấp trả cho mỗi buổi học đội tuyển HSG là 300.000 đồng, thanh toán tối đa ba buổi một tuần GV lãnh đội gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân đối tài chính cho việc trả bồi dưỡng cho GV mời (giáo viên chuyên và các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên đến từ các trường đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong ôn luyện học sinh giỏi), chi phí sinh hoạt tối thiểu cho HS, các đồ dùng dạy và học phục vụ cho việc bồi dưỡng HSG.