Đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu, học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 83)

phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

3.2.3.1. Mục đích

Đóng góp một vai trò cực kì quan trọng vào sự thành công của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường chính là việc đầu tư, quản lý về cơ sở vật chất. Có thể nói rằng để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng HSG thì cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học. Nó là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp phần và quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Thực tiễn giáo dục của các nước trên thế giới và ở nước ta cho thấy không thể đào tạo con người phát triển toàn diện theo yêu cầu phát triển của xã hội nếu không có cơ sở vật chất tương ứng.

3.2.3.2. Biện pháp đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu, học liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG

Cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm cơ sở hạ tầng, trường lớp, phòng học, thiết bị dạy và học là những điều kiện vật chất cần thiết giúp người dạy và người học có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình. Quá trình bồi dưỡng HSG là một quá trình đòi hỏi sự tập trung cao độ cả về trí tuệ lẫn thể lực, cùng với sự đầu tư về mựt thời gian của cả thầy cô giáo lẫn học sinh, chính vì vậy cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học đầy đủ là cơ sở nền tảng, góp phần không nhỏ vào sự thành công. Do đó, môi trường học tập cần phải đảm bảo điều kiện giúp GV và HS tiếp cận được với phương pháp dạy học hiện đại. Yêu cầu đối với phòng học khang trang, đầy đủ thiết bị dạy học, như máy tính, máy chiếu, thiết bị nghe nhìn, các phòng bộ môn, các phòng thực hành chuyên biệt với đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ thực hành như phòng thực hành sinh học, phòng thực hành hóa học, phòng thực hành vật lý, môn ngoại ngữ thì cần có các phòng multimedia để học kỹ năng nghe và nói hiệu quả. Ngoài ra, thư viện với đầy đủ đầu sách tham khảo giúp cho giáo viên và học sinh có thể tra cứu phục vụ cho việc học tập, sân chơi, nhà đa năng giúp tăng cường thể lực và giải trí sau những buổi học đầy căng thẳng.

Hàng năm, ngoài ngân sách do Nhà nước cấp cho các hoạt động giáo dục, nhà trường cần huy động nguồn tài chính từ các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp trong Quận, thành phố và Trung ương, các bậc CMHS trong nhà trường để đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng HSG. Nguồn kinh phí trên sẽ được chi trả cho GV trực tiếp giảng dạy, cho các thiết bị dạy học, thực hành cần thiết, học bổng cho các HS tham gia các đội tuyển, HSG có hoàn cảnh khó khăn, các hoạt động ngoại khóa, khen thưởng cho GV và HS đạt thành tích cao trong các kỳ thi chọn HSG các cấp.

3.2.3.1. Cách tiến hành

Toàn bộ đội ngũ quản lý, cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của cơ sở vật chất, về tầm quan trọng của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Từ dó tất cả mọi thành viên đều phải có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ, giữ gìn trong quá trình sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Để có thể xây dựng và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại và cần thiết cho nhà trường, trang bị những thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học đật chuần theo hướng hiện đại, lãnh đạo nhà trường cần phải lên kế hoạch đầy đủ, hợp lý, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo các cấp như lãnh đạo cấp Bộ, Sở và Thành phố, để có thể kêu gọi đầu tư xây dựng nhà trường. Ngoài ra việc vận động sự đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần của lực lượng phụ huynh học sinh, những cựu học sinh thành đạt của nhà trường nếu được thực hiện đúng đắn, theo đúng quy định, hợp lý thì cũng sẽ đem lại hiệu quả nhất định trong viêch xây dựng, bảo trì và hoàn thiện thiết bị cho nhà trường.

Nguồn ngân sách dành cho CSVC, Nhà trường dành một phần để đầu tư cho việc sửa chữa, nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, xây dựng kế hoạch bổ sung trang thiết bị giảng dạy và học tập: máy tính, máy chiếu đa năng, các đồ dùng thí nghiệm các phòng Vật lý, Hóa học, Sinh học…; tham mưu thiết kế và xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho HS như: sân bóng đá, bóng rổ, bể bơi, tennis, cầu lông, bóng bàn,…; nâng cấp

phòng truyền thống của nhà trường; xây dựng mới khu nội trú, bếp ăn đầy đủ tiện nghi đảm bảo được điều kiện sinh hoạt phục vụ HS học tập.

Ngoài ra, nhà trường cần đầu tư xây dựng một thư viện hiện đại với tủ sách dành riêng cho việc dạy, học và bồi dưỡng HSG, trong đó bao gồm các tài liệu giảng dạy của GV, tài liệu học tập của HS, các tài liệu tham khảo….. Đặc biệt xây dựng một thư viện điện tử để GV và HS có thể truy cập Internet tìm các thông tin trên mạng liên quan đến môn dạy và học của mình.

Bên cạnh việc đầu tư, xây dựng nâng cấp về cơ sở vật chất và tăng cường các thiết bị dạy học hiện đại thì hiệu quả sử dụng của chúng còn phụ thuộc vào việc quản lý của Ban giám hiệu nhà trường, việc khai thác và sử dụng của mỗi GV. Vì vậy, cùng với việc trang bị, hiện đại hóa trường học, nhà trường cần đào tạo đội ngũ GV vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ và thông thạo sử dụng các thiết bị dạy học.

Nhà trường và Sở GD&ĐT cùng với UBND thành phố cùng xây dựng chính sách ưu tiên tạo nguồn kinh phí đáp ứng yêu cầu phục vụ các hoạt động thường xuyên, trong đó đặc biệt ưu tiên đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường cần phải xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, linh hoạt, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, cá nhân cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. Tuy nhiên, nhà trường cần dùng nguồn kinh phí này một cách hợp lý, công khai, minh bạch và hiệu quả. Nhà trường cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng, đầu tư thỏa đáng CSVC phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng HSG.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)