Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 79)

dưỡng học sinh giỏi tại trường PTTH chuyên Hà Nội- Amsterdam

3.2.1.1. Mục đích

Xây dựng và phát triển hệ thống các trường THPT chuyên để thực hiện nhiệm vụ phát hiện các học sinh giỏi, có năng lực tốt để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng hiệu quả để đào tạo nhân tài, mang đến nguồn lực lao động chất lượng cao cho đất nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập chính là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nâng cao nhận thức của toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THPT chuyên như trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.

3.2.1.2. Biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG

Việc đề ra các biện pháp để nâng cao nhận thức của toàn bộ cán bộ, công nhân viên, GV và học sinh toàn trường về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG là vô cùng quan trọng vì nhận thức đúng đắn sẽ tạo nên quyết tâm để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Đầu tiên, nhà trường thực hiện việc điều tra, khảo sát để đánh giá nhận thức của đội ngũ GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG, từ đó lập kế hoạch nâng cao nhận thức của cán bộ , giáo viên, HS và cộng đồng xã hội.

Ở tầm vĩ mô, CBQL của Sở GD&ĐT và ban lãnh đạo của nhà trường cũng cần ý thức được tầm quan trọng chiến lược của hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường chuyên đối với sự phát triển của ngành giáo dục nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung, từ đó có tầm nhìn và đề ra các kế hoạch chiến lược, có sự đầu tư thích đáng trong việc đào tạo đội ngũ GV, xây dựng cơ sở vật chất, tạo mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.

Mọi cán bộ, GV, các bậc CMHS đặc biệt là GV trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển phải hiểu và phân biệt rõ các khái niệm: năng lực, tài năng, năng khiếu, thông minh, thiên tài... đồng thời phải có hiểu biết về cơ sở khoa học của các giai đoạn phát triển của một tài năng, hiểu một cách sâu sắc các tiêu chuẩn của năng khiếu tài năng, hiểu tâm lý của HSG, HS năng khiếu. Từ đó, nhận thức được tầm quan trọng của HSG trong việc GD&ĐT nhân tài, giúp phụ huynh có phương pháp nuôi dạy khoa học, định hướng cho HSG có sự phát triển tự nhiên, toàn diện, cân bằng về tình cảm và nhận thức. Nhà trường nên tổ chức các buổi hội thảo, mời các chuyên gia giáo dục, những chuyên gia về các lĩnh vực tâm lý, xã hội khác về nói chuyện, trao đổi với cán bộ, GV, CMHS và HS để mọi người có thể nâng cao nhận thức, hiểu biết và có định hướng đúng đắn cho quyết tâm và tương lai của chính HS và con em mình. Ngoài ra, nhà trong các dịp lễ, đầu năm hoặc cuối năm nhà trường, ban thi đua khen thưởng cũng có các hình thức vinh danh những GV và HS có những thành tích nổi bật trong bồi dưỡng HSG để giáo dục và khắc sâu sự tự hào về truyền thống và thành tích của nhà trường. Trong các buổi học hàng ngày, bằng lòng say mê, nhiệt huyết của mình, bằng những kinh nghiệm đúc kết của mình GV dần dần, từng bước thắp lửa cho HS của mình, giúp các em nhận thức đúng đắn nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với tương lai của mình, với nhà trường và với đất nước.

Nhà trường, cộng đồng xã hội cần hiểu đúng về chính sách nhân tài của Đảng và Nhà nước. Cần tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ, hợp tác tích cực của các bậc CMHS, xã hội đối với nhà trường trong hoạt động bồi dưỡng HSG.

3.2.1.3. Cách tiến hành

Để thực hiện tốt việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhà trường cần đưa nội dung bồi dưỡng HSG vào kế hoạch năm học, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên mà cán bộ quản lý, GV và HS phải thực hiện có hiệu quả trong mỗi năm học. Ngoài ra, nội dung bồi dưỡng HSG được đưa vào các buổi họp của hội đồng sư phạm, tổ chuyên môn theo định

kỳ của nhà trường là một tháng một lần và đặc biệt là trước và sau khi tổ chức và tham gia các kỳ thi chọn HSG các cấp, từ học sinh giỏi cấp thành phố, học sinh giỏi cấp quốc gia và các kì thi học sinh giỏi quốc tế. Dựa vào tình hình thực tế nhà trường phân tích, đánh giá chất lượng kết quả của các môn dự thi từ đó toàn thể lãnh đạo,GV và học sinh nhận thức đúng về chất lượng bộ môn và có định hướng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả từng giờ lên lớp.

Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp học tập đối với HSG của trường, về phương pháp bồi dưỡng HSG đối với GV. Nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các đợt tập huấn, hội thảo do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tổ chức nhằm bổ sung thêm thông tin và nâng cao kĩ năng, kiến thức và phương pháp giảng dạy cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất có thể. Các tài liệu đó có thể được tổ chức biên soạn thành các tài liệu tham khảo cho GV và HS.

Nhà trường còn tổ chức gặp mặt với CMHS có con, em tham gia các đội tuyển khi thành lập đội tuyển và trước khi ôn luyện HSG để CMHS nhận thức đúng đắn, tạo sự đồng thuận, hợp tác tốt với nhà trường. Sau mỗi kỳ thi, nhà trường cần tổng kết và thông báo kết quả đến Ban đại diện CMHS và HS toàn trường.

Cuối cùng, nhà trường tổ chức sơ kết thi đua vào các dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm trong đó không thể thiếu được nội dung khen thưởng GV, HSG nhằm động viên, khích lệ kịp thời những GV, HS có thành tích về giảng dạy, học tập. Đồng thời nhà trường phát động những đợt thi đua mới, hướng tới mục tiêu thày dạy tốt, trò học tốt trong các kỳ thi HSG qua đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)