Thực trạng việc lập kế hoạch thực hiện bồi dưỡng HSG

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 68)

Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đứng đầu là đồng chí hiệu trưởng đã tổ chức họp và phân công đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có nhiệm vụ trực tiếp phụ trách và theo dõi công tác bồi dưỡng HSG. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sẽ có nhiệm vụ lên kế hoạch bồi dưỡng HSG cho năm học cụ thể và kế hoạch đó sẽ được triển khai đến từng đội tuyển. Theo thông tin điều tra khảo sát trên tổng số 50 GV đã và đang

tham gia bồi dưỡng HSG, đa số các GV đều thấy việc đưa ra kế hoạch cụ thể là rất cần thiết. Cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Đánh giá mức độ thực trạng việc lập kế hoạch thực hiện bồi dưỡng HSG của nhà trường

Nội dung Mức độ phù hợp Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Kế hoạch được lập sớm, và được

thông báo rõ ràng đến từng đội tuyển. 16% 77% 7 % 0% 0% 2. Thời khóa biểu bố trí hợp lý, khoa

học. 9% 56% 35 % 0% 0%

3. Nội dung kế hoạch đầy đủ và bám sát chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi của từng đội tuyển.

10% 51% 39 % 2% 0%

4. Kế hoạch phân công giáo viên giảng dạy đội tuyển và giáo viên mời được đưa ra sớm và hợp lý

12% 63% 25% 0% 0%

4. Kế hoạch phù hợp với các điều kiện cơ sở vật chất, ngân sách của nhà trường

4% 42% 43 % 11% 0%

Theo kết quả thống kê, đa số GV khi được hỏi về mức độ thực trạng việc lập kế hoạch bồi dưỡng HSG của nhà trường đều đồng ý với ý kiến là tốt, kế hoạch được lập sớm và thông báo rõ ràng đến từng đội tuyển. Điều này giúp ích rất nhiều cho GV lãnh đội và cả HS trong việc sớm nắm rõ những việc cần làm nhờ đó có thể triển khai công tác thuận lợi hơn. Thời khóa biểu cũng được lập hợp lý, khoa học (có 9% số GV đánh giá rất tốt, 56% số GV đánh giá tốt, 35% số GV đánh giá khá và không có ý kiến nào phàn nàn về vấn đề này). Trong tất cả các đánh giá có một số ít cho rằng nội dung kế

hoạch cần phải đầy đủ và bám sát với chương trình bồi dưỡng HSG của từng đội tuyển hơn nữa. Có 11% số GV cho rằng kế hoạch chưa hẳn đã phù hợp với các điều kiện cơ sở vật chất và ngân sách của nhà trường. Thực tế cho thấy, với ngân sách của nhà nước dành cho bồi dưỡng HSG GV lãnh đội sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai kế hoạch của nhà trường như việc đưa HS đi thực hành ở các phòng thí nghiệm lớn, mời chuyên gia hoặc các GV nhiều kinh nghiệm bồi dưỡng HSG đến dạy cho HS.

Dựa vào bảng thống kê trên ta có thể thấy được rõ ràng một thực tế rằng, chính việc lãnh đạo nhà trường luôn bám sát, quản lý kiểm tra hoạt động bồi dưỡng HSG rất sát sao trong nhiều năm qua, lãnh đạo nhà trường nắm rất rõ tình hình cụ thể đã giúp cho người quản lý có thể đưa ra những kế hoạch cụ thể được giáo viên đánh giá rất cao về tính kịp thời, kế hoạch được lập sớm và được thông báo rõ ràng đến từng đội tuyển, thời khóa biểu được bố trí tương đối hợp lý, khoa học giúp giáo viên và học sinh thuận lợi trong việc dạy và học đồng thời Ban giám hiệu cũng dễ dàng quản lý hơn. Ngoài ra, kế hoạch được đánh giá là khá đầy đủ và bám sát chương trình bồi dưỡng HSG của từng đội tuyển, tương đối phù hợp với các điều kiện cơ sở vật chất, ngân sách của nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)