Nâng cao chất lượng tuyển chọn và bồi dưỡng GV tham gia

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 90)

dưỡng HSG

3.2.5.1. Mục đích

Có một điều không thể chối cãi được đó chính là vai trò của người GV đối với việc giáo dục, dạy học trong nhà trường. Vai trò to lớn của người thầy được ghi nhận sâu sắc trong mỗi nhận thức của mỗi người từ xưa đến nay. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một bài phát biểu về ngành giáo dục cũng đã nhấn mạnh: “Muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi”. Và thực tế đã chứng minh mối quan hệ biện chứng rằng trường nào có nhiều GV giỏi trường đó sẽ có nhiều trò giỏi và ngược lại trường nào có nhiều HSG chắc chắn sẽ phải có nhiều giáo viên giỏi. Nói vậy để thấy rằng vai trò của người GV đối với sự nghiệp giáo dục là vô cùng to lớn, đặc biệt đối với các trường chuyên khi nhiệm vụ bồi dưỡng HSG được coi là nhiệm vụ chiến lược thì GV giỏi lại càng cần thiết và có vai trò to lớn. Đội ngũ GV dạy chuyên, GV giỏi ngoài nhiệm vụ giảng dạy các lớp theo phân công và phân phối chương trình còn phải gánh vác thêm nhiệm vụ lãnh đội, phụ trách hoặc tham gia bồi dưỡng HSG các cấp. Những con người này chính là yếu tố mang tính quyết định đến việc đảm bảo chất lượng bồi dưỡng giáo dục HSG của nhà trường nói riêng và chất lượng đào tạo nhân tài cho đất nước nói chung. Vì vậy, cần xác định việc xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV giỏi, GV chuyên chính là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo sự thành công của nhà trường.

3.2.5.2. Biện pháp nâng cao chất lượng tuyển chọn và bồi dưỡng GV tham gia bồi dưỡng HSG

Để thực hiện tốt việc xây dựng và bồi dưỡng lực lượng giáo viên chuyên, giáo viên giỏi càng phải có các biện pháp đồng bộ và có sự ủng hộ,

phối hợp của nhiều cấp. Để xây dựng được đội ngũ giáo viên giỏi trước hết phải làm tốt từ khâu tuyển chọn giáo viên, công chức cho nhà trường. Điều kiện tuyển chọn giáo viên vào giảng dạy ở trường chuyên cần cao hơn. Ví dụ như nếu muốn nộp hồ sơ thì ứng cử viên cần phải tốt nghiệp đại học chính quy đúng chuyên ngành có bằng khá trở lên. Những năm gần đây quy chế thi tuyển công chức vào trường chuyên đã có nhiều đổi mới. Bên cạnh các bài thi truyền thống như thi soạn giáo án, thi giảng dạy thì GV thi công chức vào trường chuyên cần phải trải qua một bài thi kiến thức với độ khó tương đương với đề thi HSG quốc gia. Thiết nghĩ đây chính là một đổi mới cần thiết vì nó sẽ giúp cho trường chuyên có thể tuyển được GV chất lượng cao, kiến thức chuyên môn vững để có thể đáp ứng được công tác giảng dạy HSG. Bên cạnh việc tuyển chọn GV qua các kì thi tuyển công chức của Sở GD&ĐT và thành phố tổ chức, trường cũng có những chính sách thu hút nhân tài. Ban lãnh đạo nhà trường sẽ có những đề xuất để xin tuyển những GV giỏi, nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng HSG về trường để làm mạnh them đội ngũ GV chuyên.

Ngoài ra, cần phải kế hoạch hóa công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV theo năm học và giai đoạn phát triển. Để thực hiện được điều đó cần phải xác định chuyên ngành đào tạo và nội dung bồi dưỡng đội ngũ GV cho phù hợp với năng lực, sở trường và chuyên môn của từng GV để có thể giúp phát triển khả năng của người GV lên đến mức tối đa. Nội dung bồi dưỡng đội ngũ GV phải toàn diện bao gồm: bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng; bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, kinh nghiệm thực tế. Các hình thức bồi dưỡng giáo viên rất phong phú, đa dạng và mang đến hiệu quả cao như: tạo điều kiện cho GV, đặc biệt là GV ngoại ngữ tham gia các khóa dào tạo ngắn hạn, dài hạn ở nước ngoài, cho giáo viên tham gia các đợt học tập, tập huấn bồi dưỡng theo chuyên đề bồi dưỡng thành khoá với chương trình hoàn chỉnh. Ngoài, ra còn có các hình thức khác như: sinh hoạt chuyên môn, hội giảng, hội thảo, tự bồi dưỡng bằng cách viết sáng kiến kinh nghiệm...

Các chính sách khen thưởng, ưu tiên đối với các GV giỏi nhiều thành tích cũng cần được thực hiện đầy đủ nhằm động viên khuyến khích sự nỗ lực phát triển và cống hiến của mỗi GV.

Xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, đổi mới phương pháp dạy học của GV để tạo sự hứng thú, say mê môn học của HS.

3.2.5.3. Cách tiến hành

Trước hết, nhà trường cần tạo động lực cho GV trong hoạt động bồi dưỡng HSG. Trên thực tế tất cả các GV trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam đều ý thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG vì từ khi thành lập đến nay với truyền thống và rất nhiều thành tích nổi bật, trường chuyên Hà Nội Amsterdam luôn tự xác định cho mình đào tạo, bồi dưỡng HSG chính là mục tiêu mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển nhà trường. Tuy nhiên, việc tạo động lực cho đội ngũ GV là một nhiệm vụ không thể thiếu nếu không nói là vô cùng cần thiết. Để tạo động lực cho đội ngũ GV giỏi, GV chuyên trong hoạt động bồi dưỡng HSG trong bối cảnh hiện nay trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam cần tiến hành các giải pháp sau.

Thứ nhất, nhà trường luôn luôn có những hình thức giáo dục ý thức của

GV về truyền thống cũng như mục tiêu, kế hoạch chiến lược của nhà trường đồng thời ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của một GV của một trường chuyên nổi tiếng. Việc giáo dục đó không cần phải quá cứng nhắc mà có thể thông qua các hoạt động khác nhau để khơi gợi lòng tự hào cũng như tinh thần quyết tâm của giáo viên trong sự nghiệp bồi dưỡng HSG để xứng đáng với truyền thống của trường và góp phần nâng cao vị thế của một trong những ngôi trường chuyên, cái nôi của HSG thủ đô và cả nước.

Thứ hai, nhà trường xây dựng đội ngũ GV cốt cán. Những GV giỏi

nhất về chuyên môn, có uy tín về cả chuyên môn lẫn đạo đức, có nhiều thành tích trong bồi dưỡng HSG sẽ được bổ nhiệm làm các tổ trưởng chuyên môn hoặc các nhóm trưởng. Có thể nói rằng đội ngũ GV nòng cốt này luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần quyết định sự phát triển của

nhà trường, đặc biệt là trường chuyên, nơi mà yếu tố chuyên môn được đặt lên hàng đầu. Chính những GV này là đầu tầu tham gia tổ chức có hiệu quả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục và phát triển chuyên môn. Những giáo viên cốt cán là những người đứng đầu về chuyên môn, có thể là tổ trưởng hoặc các nhóm trưởng chuyên môn, có năng lực quản lý có thể tham gia quản lý hỗ trợ hiệu trưởng trong các hoạt động liên quan đến bộ môn mình. Nhiệm vụ của GV cốt cán là xây dựng, thống nhất các chuyên đề bồi dưỡng HSG, trực tiếp tham gia giảng dạy, theo dõi, kiểm tra công tác chuyên môn.

Ngoài việc phụ trách chung tổ chuyên môn, lên kế hoạch hoạt động của tổ mình, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc bồi dưỡng đội tuyển HSG, GV cốt cán còn có nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng dìu dắt các GV kế cận. Các GV này thông qua nhiều hình thức bồi dưỡng những GV mới, GV trẻ có năng lực tham gia dạy đội tuyển HSG nhanh chóng tiếp cận với chương trình, tốc độ, phương pháp giảng dạy HSG để có thể đảm nhiệm một số chuyên đề giảng dạy HSG trong các kì thi HSG các cấp và dần dần có thể kế cận lớp GV lâu năm. Sự tâm huyết, kinh nghiệm của thày cô lớn tuổi, sự nhiệt tình, sự sáng tạo của các GV trẻ cần được phát huy, giúp mỗi GV luôn cố gắng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, tổ trưởng chuyên môn phân công GV lãnh đội và các GV tham

gia bồi dưỡng HSG viết chương trình dạy và viết các chuyên đề bồi dưỡng HSG. Căn cứ vào các chuyên đề bồi dưỡng HSG, GV các bộ môn tự lập kế hoạch chương trình của khối lớp do mình phụ trách, đồng thời mỗi GV chuẩn bị chuyên sâu về một phân môn, một chuyên đề nào đó. Hàng năm, các chuyên đề này được bổ sung, cập nhật qua quá trình giảng dạy. Và vào các buổi họp tổ hoặc các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, các tổ tiến hành thảo luận theo nhóm chuyên môn về những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, về nội dung của mỗi chuyên đề.

Thứ tư, nhà trường tạo điều kiện cho GV tham gia vào các đợt học tập,

tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn. Đó có thể là các đợt, các buổi tập huấn do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức, hoặc các buổi giao lưu, học hỏi với các trường chuyên, có nhiều thành tích cao trong công tác bồi dưỡng HSG như trường THPT chuyên tự nhiên, chuyên Tổng Hợp thuộc trường Đại học Quốc gia, trường phổ thông chuyên ngữ, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ...., hoặc cho GV ra nước ngoài học tập những khóa ngắn hạn hoặc dài hạn. Sau khi tham dự các buổi tập huấn, các khóa đào tạo về những GV này có nhiệm vụ truyền đạt, phổ biến, bồi dưỡng lại cho những GV trong tổ hoặc trong nhóm chuyên môn của mình.

Đánh giá GV là một việc làm rất cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học. Nhà trường cần tiến hành đánh giá GV thông qua nhiều hình thức, không chỉ đơn thuần thông qua một vài tiết dự giờ mà cần đánh giá qua kênh thông tin của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, trong trường và đặc biệt là phản hồi của HS. Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam vào cuối năm học thường tiến hành lấy ý kiến phản hồi của HS về các môn học và GV dạy các môn học đó thông qua hệ thống bảng hỏi, dựa vào đó BGH có thể nắm được tình hình dạy học của GV trong trường, sau đó dựa vào các thông tin và tiêu chí khác đưa ra đánh giá khen ngợi hoặc rút kinh nghiệm với những GV trong trường. Đây là một biện pháp tương đối hiệu qủa nhằm nâng cao trách nhiệm và chất lượng dạy học của GV trong mỗi giờ lên lớp. Ngoài ra, nhà trường nên tiến hành sát hạch chuyên môn đối với những GV dưới năm mươi tuổi theo định kì mỗi năm một lần. Kết qủa kiểm tra cũng được dùng như một kênh đánh giá, một tiêu chí thi đua đối với GV, qua đó kích thích được tinh thần tự học hòi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi GV.

Riêng đối với công tác bồi dưỡng HSG, vốn là một nhiệm vụ khó khăn mà không phải giáo viên nào cũng làm được. Và để nâng cao hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng HSG nhà trường cần có nhiều biện pháp để tạo động lực cho giáo viên lãnh đội, GV tham gia bồi dưỡng HSG thông qua nhiều hình

thức, trong đó việc lên kế hoạch bồi dưỡng GV chuyên là không thể thiếu được. Nội dung bồi dưỡng GV chuyên như sau:

Sơ đồ 3.1. Nội dung tổ chức bồi dưỡng GV

- Đầu tiên là nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn: chuyên môn

vốn là cốt lõi, là yếu tố quan trọng nhất của một GV chuyên, và là cơ sở hàng đầu đảm bảo cho sự thành công của công tác bồi dưỡng HSG. Vì thế việc bồi dưỡng chuyên môn là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết cần được tiến hành liên tục và triệt để. Trước hết trách nhiệm đó thuộc về tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho tổ viên của mình thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, mời những giáo sư, giảng viên giỏi về bồi dưỡng, nói chuyện, giảng dạy cho tổ viên mình học hỏi kinh nghiệm. Có thể nói tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn là đơn vị chính để trao đổi chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng GV, nhằm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn. Có nhiều hình thức nâng cao năng lực chuyên môn của GV. Hình thức truyền thống nhất được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các trường học đó là hội giảng, thao giảng và dự giờ rút kinh nghiệm. Tuy những biện pháp này rất quen thuộc nhưng nó vẫn có giá trị rất lớn trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên. Thông qua thao giảng và các buổi dự giờ các GV có thể rút kinh nghiệm cho bản thân mình đồng thời học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm của đồng nghiệp và những người đi trước.

Tổ chức bồi dưỡng GV Bồi dưỡng năng lực chuyên môn Bồi dưỡng năng lực sư phạm Bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế Bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ

Riêng với công việc bồi dưỡng học sinh giỏi, lãnh đạo nhà trường có thể phân công một GV cứng chuyên môn và nhiều kinh nghiệm, thành tích để làm GV lãnh đội chính, bên cạnh đó phân công một GV trẻ làm phó lãnh đội để GV lâu năm có thể hướng dẫn, truyền kinh nghiệm cho thế hệ kế cận mình. Đồng thời, các GV có thể hỗ trợ cho nhau trong việc quản lý đội tuyển và lên kế hoạch giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, hàng năm các GV được phân công viết các chuyên đề bồi dưỡng HSG và báo cáo trước tổ chuyên môn, viết sáng kiến kinh nghiệm và tổ chức, đánh giá xếp loại ở Hội đồng khoa học cấp trường. Và một điều cần thiết nhất và mang lại hiệu quả thiết thực nhất chính là ở tinh thần tự học của mỗi GV. GV cần tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm trong công việc, khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Thứ hai là nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm : Dạy học là một

nghề vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Tính khoa học ở đây là năng lực chuyên môn, còn tính nghệ thuật chính là năng lực sư phạm. Để đảm bảo việc dạy tốt đem lại hiệu quả chất lượng cao đỏi hỏi người GV phải có cả hai năng lực trên. Có thể nói rằng nếu như thiếu năng lực sư phạm thì một người dù cho có giỏi chuyên môn đến mấy cũng không thể trở thành một giáo viên giỏi được. Năng lực sư phạm của một GV được thể hiện ở phương pháp dạy học tốt, phù hợp và hiệu quả đối với đối tượng HS của mình. Ngoài ra năng lực sư phạm còn thể hiện ở việc hiểu được tâm lý HS để giáo dục và khuyến khích sự phát triển của HS, động viên HS tiến bộ, biết cách tổ chức lớp học tốt và xử lý các tình huống sư phạm tốt. Chính vì tầm quan trọng của năng lực sư phạm trong giáo dục nên việc bồi dưỡng là vô cùng cần thiết. Để tiến hành tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV, nhà trường trước hết cần có những định hướng hết sức cụ thể về việc cải tiến phương pháp dạy học. GV trong mỗi giờ lên lớp của mình cần đa dạng hóa các hình thức dạy học, chuyển từ hình thức dạy học truyền thống sang các hình thức dạy học hiện đại hơn, lấy HS làm trung tâm, chú trọng dạy theo hướng GV giao

nhiệm vụ và hướng dẫn HS tự học, tổ chức thảo luận, thuyết trình, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sau đánh giá. Định hướng như vậy buộc GV phải có ý thức tự trau dồi, luôn luôn tìm tòi các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng, từng nội dung cụ thể trong quá trình giảng dạy để mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về khả năng thiết kế các hoạt động dạy học... để GV có điều kiện tích luỹ thêm vốn kinh nghiệm của mình. Tổ chức hội giảng để GV có dịp thể hiện các kỹ năng sư

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)