Để thực hiện một hoạt động giáo dục thành công trong đó không ngoại trừ việc bồi dưỡng HSG cần phải có sự phối hợp giữa ba nhân tố đó là: gia đình, nhà trường và xã hội, mỗi nhân tố đều mang một vai trò riêng nhất định. Trong đó, gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía HS, là động lực, là sự động viên, ủng hộ to lớn đối với mỗi học sinh. Nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con người trí thức thật sự. Xã hội cũng chính là các tổ chức, đoàn thể từ trung ương đến địa phương có sự hỗ trợ vô cùng cần thiết và bổ ích, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường và xã hội cũng đồng thời là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kĩ năng cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh.
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy rõ sự liên quan chặt chẽ giữa ba lực lượng. Sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục, mang lại hiệu quả và thành công cho việc bồi dưỡng HSG của mỗi nhà trường. Giống như chiếc kiềng 3 chân, đơn giản, vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào.
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ban giám hiệu nhà trường ý thức sâu sắc về sự cần thiết và hiệu quả của việc phối hợp giữa ba lực lượng trong giáo dục và thực hiện việc phối hợp tương đối tốt. Nhà trường luôn thực hiện theo những quy định, những chỉ thị của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT trong việc bồi dưỡng HSG. Đồng thời, nhà trường thường xin ý kiến chỉ đạo, góp ý của Bộ và Sở, ngược lại Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT cũng ủng hộ rất nhiều cho nhà trường trong việc bồi dưỡng HSG thông qua sự quan tâm sâu sát về mọi mặt đến công tác của nhà trường, đưa ra những chính sách hỗ trợ, ủng hộ to lớn đối với nhà trường. Một tổ chức khác cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường, đó chính là UBND thành phố Hà Nội. Chính Thành phố ký quyết định xây dựng cơ sở mới khang trang, hiện đại cho trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Ngoài ra, UBND thành phố cũng thường xuyên quan tâm, động viên cán bộ, giáo viên và học sinh của trường trong việc thực hiện giáo dục chất lượng cao và đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng HSG. Nhà trường còn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể khác
Môi trường giáo dục
ngoài xã hội như Đoàn Thanh niên, Phường Cầu Giấy….để hỗ trợ học sinh trong các hoạt động liên quan.
Đối với phụ huynh, nhà trường cũng có sự phối hợp chặt chẽ. Đối với các đội tuyển HSG, ngay sau khi thành lập các đội tuyển HSG Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức cuộc họp gặp mặt phụ huynh các HS trong đội tuyển cùng với các GV lãnh đội để thông báo tình hình và lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của phụ huynh. Tất cả các bên gồm Ban giám hiệu, GV và phụ huynh cùng thống nhất, ủng hộ, tạo những điều kiện tốt nhất cho các em phát triển được hết khả năng của mình. Ngoài ra, trong quá trình học, GV lãnh đội sẽ trao đổi với phụ huynh về tình hình cụ thể của HS về học tập cũng như nền nếp sinh hoạt.
Với câu hỏi đặt ra cho các GV đã và đang tham gia lãnh đội HSG từ trước tới nay cùng với các GV tham gia bồi dưỡng HSG “Trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng HSG, ông (bà) có thường xuyên liên lạc và trao đổi tình hình học tập của HS với phụ huynh HS ?” có kết quả như sau:
Bảng 2.3: Mức độ thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh của giáo viên phụ trách đội tuyển HSG
Mức độ thường xuyên Số giáo viên Tỷ lệ %
Trao đổi thường xuyên, định kì 31 62%
Thỉnh thoảng trao đổi với phụ huynh 19 38%
Chỉ trao đổi với phụ huynh khi được hỏi 0 0%
Không bao giờ trao đổi với phụ huynh 0 0%
Theo kết quả thống kê có tới 31% GV, chiếm tỷ lệ 62 %, thường xuyên, định kỳ trao đổi với phụ huynh. Có 38 % số GV thỉnh thoảng trao đổi với phụ huynh, và rất đáng mừng là không có GV nào chỉ trao đổi với phụ huynh khi được hỏi và không có GV nào không khi nào trao đổi với phụ huynh về tình hình của HS. Con số trên cho thấy tuy GV lãnh đội cũng đã có chú trọng đến việc phối hợp với gia đình trong việc bồi dưỡng HSG, đã có sự liên hệ chặt
chẽ với phụ huynh để bám sát tình hình của từng HS để cùng kết hợp giúp cho HS phát huy tốt nhất năng lực của mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV vẫn chưa nhìn nhận sâu sắc về tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục GD.