Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 107)

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tạo cơ sở pháp lý để các địa phương hoàn thiện các chính sách ưu tiên, đặc biệt dành cho các trường THPT chuyên. Đồng thời, tạo điều kiện cho các GV bậc THPT được tham gia các lớp tập huấn về phương pháp bồi dưỡng HSG, HS năng khiếu thường xuyên hơn nữa.

2.2. Với UBND thành phố Hà Nội

Sớm xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, cá nhân cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.

Ban hành chính sách ưu tiên, đổi mới các hình thức khen thưởng nhằm tạo động lực đủ mạnh để khích lệ đội ngũ GV và HSG các cấp.

2.3. Với Sở GD&ĐT Hà Nội

Xây dựng chương trình, nội dung cho khối trường chuyên, cung cấp tài liệu bồi dưỡng HSG các cấp cho các trường THPT trong toàn thành phố. Phân công các chuyên viên đến các trường THPT chuyên để giúp đỡ, tư vấn, bồi dưỡng cho GV tham gia dạy đội tuyển HSG, đồng thời tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác bồi dưỡng HSG cho GV cốt cán của các trường THPT chuyên trong thành phố. Ngoài ra Sở GD$ĐT Hà Nội cần làm tốt công tác tham mưu với UBND thành phố Hà Nội để tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học cho nhà trường. Bên cạnh đó Sở GD$ĐT tạo mọi điều kiện

tốt nhất cho hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường như: Tổ chức thi tuyển sinh đầu vào lớp 6 và lớp 10 theo quy chế trường chuyên theo quy định của Sở GD&ĐT; thi chọn HSG cấp thành phố hàng năm để chọn và tuyển HSG của các trường trong toàn thành phố bổ sung vào các đội tuyển thi chọn HSG cấp Quốc gia của nhà trường; tuyển chọn những GV giỏi, có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với công tác bồi dưỡng HSG về công tác tại trường, đồng thời thuyên chuyển những GV không đủ năng lực, không say mê với nghề đi trường khác. Cuối cùng Sở GD&ĐT cần có những ưu tiên trong công tác thi đua khen thưởng, hỗ trợ kinh phí để bồi dưỡng, khen thưởng GV và HSG.

2.5. Với trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam

Nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý; hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ GV đặc biệt là GV chuyên và giáo viên bồi dưỡng HSG.

Tích cực tham mưu với Sở GD&ĐT, UBND thành phố để đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng HSG. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động sự tham gia của cộng đồng xã hội đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường nhằm giáo dục HS phát triển toàn diện.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhằm tạo sự đồng thuận trong và ngoài nhà trường để thực hiện hiệu quả mục tiêu và kế hoạch đề ra, tạo niềm tin đối với các cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc

gia. Ban hành kèm theo thông tư số 56 /2011/TT-BGDĐT ngày

25/11/2011.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THCS, trường THPT và

trường THPT có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo nghị quyết số:

07/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 02/04/2007.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh

trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Ban hành kèm theo

thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá xếp loại học sinh

THCS và THPT .

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt

động nhà trường, NXB Chính trị Quốc gia.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Hệ thống các văn bản pháp lệnh ngành

Giáo dục và Đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường PTCS, PTTH và trường

PTTH có nhiều cấp học ban hành kèm theo nghị quyết số 07/2007/ QĐ- BGD&ĐT 02/04/2007.

8. Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Tập bài giảng

cho lớp Cao học Quản lý Giáo dục. Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Đặng Quốc Bảo (2010), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà

trường. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến

lược phát triển giáo dục 2011-2020. Ban hành kèm theo Quyết định số

11. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy

học, Tập bài giảng Cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về

quản lý.

13. Nguyễn Phúc Châu (2000), Quản lý nhà trường. Nxb Đại học sư phạm

Hà Nội.

14. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chiến lược

phát triển giáo dục 2011-2020.

15. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2002.

16. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những cơ sở khoa học về

quản lý giáo dục, Tập bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo

dục, Hà Nội, 1994/2004.

17. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất

bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

18. Nguyễn Minh Đường (2004), Chất lượng và hiệu quả giáo dục: Khái

niệm và phương pháp đánh giá. Tạp chí Phát triển giáo dục, Số 7.

19. Hồ Chí Minh (2002), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. Nxb Bộ Chính trị Quốc gia.

20. Phạm Minh Hạc, (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa

học giáo dục. Nxb Giáo dục Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Phương Hoa ( 2008), Lý luận dạy học hiện đại, Tập bài

giảng Cao học Quản lý giáo dục ĐHQG Hà Nội.

22. Lê Ngọc Hùng (2009), Xã hội học Giáo dục. Nxb Đại học Quôc Gia Hà

Nội.

23. Luật Giáo dục (đã được sửa đổi bổ sung 2009) (2012). Nxb Lao động, Hà Nội.

24. Trần Quốc Thành (2009), Đề cương bài giảng về khoa học quản lý đại

cương, ĐHSP Hà Nội.

25. Hà Nhật Thăng (2010), Xu thế phát triển giáo dục Việt Nam. Tập bài

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM , HÀ NỘI

(Phiếu điều tra 01: Dành cho giáo viên)

Với mục đích giúp tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội, xin ông (bà) vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây.

I. Một số thông tin cá nhân (điền vào chỗ trống)

1.Thời gian ông (bà) công tác tại nhà trường?: …… năm; 2.Bộ môn giảng dạy : ...

3. Số năm kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi? ……. năm

II. Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

4. Theo ông (bà), hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học

phổ thông CHUYÊN có tầm quan trọng như thế nào? (xin lựa chọn một

đáp án A, B, C hoặc D)

A. Rất quan trọng và là ưu tiên hàng đầu B. Quan trọng

C. Bình thường D. Không quan trọng

5. Số tiết ông (bà) giảng dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi trong một tuần là bao nhiêu?: ………… tiết/tuần

6. Theo ông (bà) giáo viên giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi có nhất thiết phải là giáo viên chuyên không ?

A. Có B. Không

7. Theo ông (bà) mức độ ảnh hưởng của việc bồi dưỡng đội tuyển học

sinh giỏi đối với việc học nói chung của học sinh như thế nào? ( Xin lựa

chọn một phương án)

A. Ảnh hưởng rất nhiều đến việc học nói chung của học sinh, học sinh trong đội tuyển hầu như không có thời gian để học các môn chung khác.

B. Ảnh hưởng đôi chút đến việc học nói chung của học sinh, học sinh trong đội tuyển vẫn có thời gian để học các môn khác nhưng không đầy đủ.

C. Không ảnh hưởng gì đến việc học nói chung của học sinh, học sinh trong đội tuyển vẫn có đủ thời gian để hoàn thành tốt các môn học khác.

8. Ông (bà) đánh giá thực trạng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của nhà

trường phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi? (xin lựa chọn một

phương án)

A. Rất tốt, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi B. Tương đối đầy đủ, đáp ứng một phần yêu cầu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

C. Bình thường

D. Không đầy đủ, không đáp ứng yêu cầu

9. Ông (bà) có thường xuyên sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học

hiện đại (máy tính, máy chiếu, màn hình thông minh…), phòng thí

nghiệm, phòng nghe nhìn, thư viện…. trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Chưa bao giờ

Nếu câu trả lời của ông (bà) là B hoặc C, xin vui lòng trả lời câu hỏi số 10 10. Xin ông (bà) cho biết nguyên nhân của việc thỉnh thoảng hoặc không bao giờ sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, các phòng

chức năng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi? (có thể lựa chọn cùng lúc

A. Nhà trường không khuyến khích giáo viên sử dụng

B. Nhà trường thiếu các thiết bị dạy học hiện đại, thiếu các phòng chức năng C. Nhà trường có các thiết bị dạy học hiện đạị, các phòng chức năng nhưng các thiết bị đó hiện đã cũ, hỏng hoặc hoạt động kém hiệu quả

D. Bản than giáo viên không có đủ thời gian chuẩn bị bài giảng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại

E. Bản thân giáo viên thấy không cần thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, các phòng chức năng vào quá trình dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi G. Lý do khác:

………

11. Ông (bà) đánh giá chất lượng giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi của

nhà trường như thế nào? ( Xin lựa chọn một phương án)

A. Chuyên môn giỏi, đáp ứng được về chất lượng giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi.

B. Chuyên môn tương đối vững, đáp ứng được một phần yêu cầu của việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi

C. Chuyên môn bình thường.

D. Chuyên môn kém, không đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.

III. Khảo sát thực trạng Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi 12. Ông (bà) hãy đánh giá thực trạng việc lập kế hoạch thực hiện bồi

dưỡng HSG của nhà trường. (Đánh dấu (X) vào ô phù hợp nhất về mức độ

phù hợp của từng nội dung, từ số 1Yếu, số 2 là Trung Bình, số 3 là Khá, số 4 là Tốt và số 5 là Rất tốt)

Nội dung

Mức độ phù hợp 1 2 3 4 5 1. Kế hoạch được lập sớm, và được thông báo rõ

ràng đến từng đội tuyển.

2. Thời khóa biểu bố trí hợp lý, khoa học.

3. Nội dung kế hoạch đầy đủ và bám sát chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi của từng đội tuyển. 4. Kế hoạch phân công giáo viên giảng dạy đội tuyển và giáo viên mời được đưa ra sớm và hợp lý 4. Kế hoạch phù hợp với các điều kiện cơ sở vật chất, ngân sách của nhà trường

13. Trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, ông (bà) có thường xuyên báo cáo tình hình với Tổ trưởng chuyên môn, Ban Giám hiệu và trao đổi tình hình với các giáo viên khác?

A. Thường xuyên, định kỳ B. Thỉnh thoảng

C. Chỉ khi được hỏi đến D. Không bao giờ

14. Theo ông bà có cần thiết phải mời các chuyên gia, giáo viên giỏi và có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở nơi khác cùng hỗ trợ giảng dạy cho đội tuyển học sinh giỏi trường mình không?

A. Rất cần thiết

B. Bình thường, có thể có hoặc không. C. Không cần thiết.

D. Ý kiến khác:

15. Trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, ông (bà) có thường xuyên liên lạc và trao đổi tình hình học tập của học sinh với phụ huynh học sinh?

A. Thường xuyên, định kỳ

B. Thỉnh thoảng

C. Chỉ khi phụ huynh hỏi thăm D. Chưa bao giờ

16. Nhà trường có những chế độ đãi ngộ, hình thức khuyến khích nào đối

với giáo viên tham gia giảng dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi? (có

thể lựa chọn nhiều phương án)

A. Bồi dưỡng kinh phí. B. Tính vào số tiết dạy chính.

C. Nhân hệ số cao cho mỗi tiết dạy đội tuyển. D. Hỗ trợ, phụ cấp

E. Thưởng

F. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Ban đại diện phụ huynh học sinh…) có chế độ bồi dưỡng

G. Ban Giám hiệu luôn quan tâm, động viên tinh thần

H. Hình thức hỗ trợ khác (xin trình bày cụ thể):………..

17. Hình thức khen thưởng áp dụng đối với giáo viên đạt thành tích

trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi? (lựa chọn nhiều phương án)

A. Tuyên dương trước tập thể giáo viên và học sinh B. Bằng khen

C. Nâng điểm trong xếp hạng thi đua và bình xét danh hiệu cuối năm. D. Tiền thưởng

18. Theo ông (bà), chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với giáo viên trong bồi dưỡng học sinh giỏi đã thỏa đáng chưa?

A. Rất thỏa đáng, rất hài lòng B. Tạm hài lòng

C. Chưa thỏa đáng, chưa hài lòng

19. Ông (bà) có nhận được sự ưu tiên hơn các giáo viên khác trong nhà trường trong các công tác, các chính sách và đặc biệt là trong việc tham gia các khóa, các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ? A. Có

B. Không

20. Ông (bà) có được thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ?

A. Thường xuyên, định kỳ B. Thỉnh thoảng

C. Chỉ khi có đợt D. Chưa bao giờ

21. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của từng biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam. Ông/bà hãy đánh dấu vào từng ô để đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của từng biện pháp cụ thể. Tên biện pháp Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Biện pháp 1: Quán

triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường PTTH

chuyên Hà Nội- Amsterdam. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực. Biện pháp 3: Đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu, học liệu để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Biện pháp 4: Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Biện pháp 6: Cải tiến các chế độ chính sách, thi đua khen thưởng để khuyến khích học sinh và giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

21. Là một giáo viên, ông (bà) có kiến nghị gì để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường?

- Về kế hoạch thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi:

... ... ... ... - Về cơ sở vật chất: ... ...

... ... - Về chế độ đãi ngộ ... ... - Những kiến nghị khác ... ... ...

IV. Phần thông tin cá nhân (không bắt buộc)

1. Họ và tên: ………...

2. Điện thoại liên hệ: ………..

PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM, HÀ NỘI

(Phiếu điều tra 02: Dành cho học sinh)

Với mục đích giúp tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội, đề nghị các em học sinh vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây.

I. Một số thông tin cá nhân (điền vào chỗ trống)

1. Em đang là học sinh khối …………. 2. Em là học sinh khối chuyên: …………..

3. Em đang tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn ………….

II. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT Hà Nội -

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)