Đối với Ngân hàng

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 101)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Đối với Ngân hàng

(1) Vận dụng linh hoạt chính sách, chế độ tín dụng khuyến khích hộ nông dân phát triển kinh tếgia đình.

Vận dụng linh hoạt các chính sách, chế độ tín dụng trong nông nghiệp - nông thôn tức là tạo ra cơ chế lãi suất hợp lý, linh động cho từng đối tượng hộ sản xuất khác nhau; áp dụng linh hoạt về đối tượng vay, thời hạn vay và lượng tiền vay; đồng thời tạo điều kiện vay vốn là đơn giản nhất đối với phát triển kinh tế hộ nông dân để tăng thu nhập.

Cần áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn đối với khách hàng, đặc biệt là hộ sản xuất; áp dụng lãi suất giảm dần để khuyến khích các hộ vay vốn lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả và trả nợ vay ngân hàng đúng thời hạn trên cơ sở nắm bắt kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ. Phải thường xuyên phân loại khách hàng để chủ động áp dụng phương thức cho vay, giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Bến cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng, tư vấn cho khách hàng chọn vay theo phương thức nào để đạt hiệu quả nhất, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời ngân hàng cũng có lợi.

Thời hạn cho vay: Ngân hàng cần áp dụng linh hoạt điều kiện vay. Đối với những hộ sản xuất kinh doanh cây trồng, vật nuôi ngắn ngày thì có thể áp dụng các món vay ngắn hạn; đối với những hộ có phương án sản xuất kinh doanh những loại cây trồng dài ngày, chăn nuôi gia cầm giống…thì ngân hàng cần tập trung đẩy cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, tạo điều kiện cho hộ sản xuất an tâm khi vay vốn để sản xuất nông nghiệp.

Xác định đối tượng cho vay: Nông nghiệp - nông thôn là một lĩnh vực lớn và rất phức tạp, gồm nhiều đối tượng vay vốn. Do đó, ngân hàng cần phân loại đối tượng vay theo mục đích vay, theo hiệu quả sử dụng vốn vay. Để từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc quyết định mức cho vay, trong việc quản lý sử dụng vốn vay…

Số lượng tiền vay: Sau khi thẩm định phương án sản xuất kinh doanh một cách kỹ càng, từ đó có thể xác định lượng tiền cho vay một cách phù hợp. Đối với những hộ có quy mô sản xuất lớn, cần vốn để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô… thì ngân hàng cần khuyến khích và tạo điều kiện. Đối với những hộ ít có tiềm lực kinh tế hơn, cần tạo điều kiện để hộ có thể vay được vốn để phát triển kinh tế gia đình, làm nền tảng để phát triển sản xuất.

Hiện nay, thủ tục tín dụng còn nhiều phiền hà, phức tạp. Bộ hồ sơ vay vốn của hộ còn quá nhiều thủ tục giấy tờ và chữ ký, khiến nhiều hộ nông dân rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Do vậy, cần giảm bớt quy trình cho vay, tránh gây phiền hà cho hộ cần vay vốn, giảm bớt điều lệ khi vay vốn trung hạn và dài hạn. Đặc biệt là có chính sách phù hợp không phải thế chấp tài sản khi hộ vay vốn lớn để thành lập trang trại sản xuất nông sản hàng hóa.

(2) Tăng cƣờng quản lý vốn vay

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay theo đúng quy chế đối với khách hàng. Theo dõi, giám sát hộ sử dụng nguồn vốn vay vào mục đích gì? Có sử dụng đúng mục đích hay không? Có phân bổ nguồn vốn vay hợp lý hay không? Hoạt động kinh doanh có hiệu quả không? Từ đó đánh giá khả năng trả nợ vay của hộ có đầy đủ và đúng hạn không?

Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từ khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay đến khi thu hết nợ gốc và lãi. Trong đó, ngân hàng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát các khâu: (1) Kiểm duyệt hồ sơ trước khi cho vay; (2) Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay vốn không bằng cách cử cán bộ tín dụng thường xuyên xuống địa bàn xem xét, đôn đốc và kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của hộ, mỗi tháng dành 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngày để kiểm tra, đối chiếu nợ trực tiếp tại các xã, xử lý kiên quyết các trường hợp xâm tiêu, tránh trường hợp các hộ sử dụng nguồn vốn sai mục đích làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, làm giảm khả năng trả nợ ngân hàng.

Ngân hàng cần phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể, hiệp hội tại từng địa phương để có hướng hỗ trợ vốn hiệu quả nhất cho hộ, đồng thời cần tổ chức tốt công tác thu nợ đến hạn, xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi.

Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân, trước hết ngân hàng phải cải tiến thủ tục cho vay, không nên qui định quá rườm rà. Tuỳ theo mục đích vay vốn, tình trạng kinh tế của hộ mà ngân hàng quyết định phương thức xét cho vay phù hợp.

Lãi suất là một vấn đề mà các hộ nông dân rất quan tâm đặc biệt là đối với các hộ nghèo, hộ thiếu kiến thức về khoa học và thị trường. Vì vậy ngân hàng cần điều chỉnh các mức lãi suất, áp dụng các mức lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng vay, quan tâm đến lãi suất ưu đãi cho hộ nghèo. Việc áp dụng lãi suất cho vay phải phù hợp với khung lãi suất của ngân hàng Nhà nước và đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng cần tăng mức vốn bình quân/ lần hộ vay để hộ nông dân có thêm vốn đầu tư mở rộng phát triển sản xuất ở những lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngân hàng cũng cần thường xuyên phối hợp với các địa phương và các ngành liên quan như Phòng nông nghiệp&PTNT… nhằm xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh như: khảo sát nhu cầu vốn, đơn giản hoá thủ tục xây dựng và thẩm định dự án, đề xuất cơ chế tín dụng tại địa phương và kiến nghị các cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện, mở rộng diện cho vay nhất là cho vay thâm canh, bán thâm canh, sản xuất giống cây trồng sạch, an toàn thực phẩm. Ngân hàng thực hiện đúng hướng dẫn cho vay không đảm bảo bằng tài sản theo quyết định hiện hàn. Nếu cho vay theo hình thức có tài sản đảm bảo thì đánh giá trị tài sản thế chấp phải đúng giá thị trường, nên nâng mức cho vay đối với tài sản thế chấp (có thể từ 70-80% giá trị quyền sử dụng đất). Áp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng hình thức cho vay thông qua tổ vay vốn thôn bản. Để thành viên có liên kết với nhau cùng chịu trách nhiệm với nhau trong việc vay, trả nợ NH; đồng thời, thuận lợi cho khâu thẩm định, đơn giản được thủ tục vay, công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay được dễ dàng.

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)