Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn vay vốn của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44)

5. Bố cục của luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn vay vốn của hộ nông dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vấn đề đặt ra là, để thúc đẩy sản xuất trong hộ nông dân, vốn là nhu cầu cực kỳ cấp thiết cho các chủ trang trại, hộ nông dân. Hơn lúc nào hết, cần cương quyết thực hiện gói tín dụng ưu đãi của Chính phủ dành cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, hiệp hội nghề nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng tìm cách đơn giản hóa thủ tục vay vốn, phổ biến công khai chính sách cũng như quy định cần thiết để người nông dân chủ động vay và sử dụng đồng vốn tín dụng một cách hiệu quả. Cụ thể,theo kiến nghị của Cục Chăn nuôi, cần sửa đổi cơ chế cho vay tại công văn số 5294 của Ngân hàng nhà nước thành “tiếp tục cho vay mới theo cơ chế vay ưu đãi” thay vì “theo cơ chế thông thường”, đồng thời những quy định việc thế chấp bảo đảm tiền vay của ngân hàng cần được áp dụng linh hoạt. Bên cạnh đó, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ SX phù hợp và linh động theo đặc thù của địa phương. Như thành phố Hải Phòng đang thực hiện chính sách hỗ trợ 100% lãi suất trong ba năm cho các chủ trang trại chăn nuôi lớn hay thành phố Hà Nội đang triển khai Quỹ khuyến nông cho hộ vay sản xuất chăn nuôi...

Vốn có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển SX của hộ. Nhờ có vốn mà hộ nông dân có thể đầu tư lớn hơn vào tái sản xuất mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm... Ngoài ra, hộ gia đình còn tạo được những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất.

- Khắc phục được những hạn chế rủi ro do thiên tai gây ra bằng cách xây dựng các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu...

- Mua những loại giống tốt cho năng suất cao, mở rộng quy mô sản xuất trồng trọt, chăn nuôi các loại gia súc gia cầm...

Để tạo được nguồn tài chính đó, hộ có thể huy động, tạo ra rõ các nguồn chủ yếu sau:

- Phần tiết kiệm từ quá trình sản xuất của hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như phạm vi đề cập ban đầu về nguồn vốn của hộ nông dân, thì vốn liếng dùng vào sản xuất là kết quả của quá trình sản xuất trước là chủ yếu. Do vậy, nếu như nông hộ tiết kiệm được một khoản tài chính lớn do biết cách tiêu dùng hoặc hạn chế dùng thì họ sẽ dành được một khoản tiền lớn để đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế. Nó đồng nghĩa với họ tạo được ra một nguồn vốn lớn cho sản xuất từ tiết kiệm.

- Vốn vay:

Đối với nguồn vốn này khi huy động phải tính toán dựa trên nhu cầu cần thiết và đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, có phương án chủ động chi trả, chỉ khi đến thời hạn yêu cầu hay thỏa thuận. Khi huy động loại vốn này, hộ nông dân cần phải có đơn từ, thế chấp, xem xét lãi xuất vay, thời hạn vay, lượng vay... Hộ nông dân có thể vay vốn từ các nguồn:

+ Tổ chức tín dụng chính thống: Đó là các tổ chức được Nhà nước thừa nhận và có chức năng kinh doanh tiền tệ.

+ Tổ chức, cá nhân không chính thống: đây là hình thức tồn tại khá phổ biến ở nông thôn nước ta.

- Vốn từ thừa kế tách hộ: loại vốn này không phải ai cũng có.Nó phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng nông hộ và không phải lúc nào nó cũng thể hiện dưới dạng vốn bằng tiền (nó có thể là tư liệu sản xuất, ruộng, đất đai...).

- Vốn từ các nguồn đầu tư, tài trợ: đây cũng là loại vốn không phải hộ nông dân nào cũng có. Nguồn vốn này phụ thuộc vào sự phân bổ của ngân hàng Nhà nước, các dự án, chương trình đầu tư của các tổ chức nước ngoài và thường ưu tiên dành cho những vùng nông thôn khó khăn những hộ nông dân nghèo cần vốn để phát triển sản xuất hoặc những hộ nông dân có những sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Trên thực tế mức độ huy động vốn từ các nguồn tiết kiệm, thừa kế, đầu tư, tài trợ cho hộ hầu như rất ít, do đó các hộ muốn phát triển, mở rộng quy mô chăn nuôi đều hướng tới đi vay từ các tổ chức chính thống. Tuy nhiên, khi hộ đã được huy động vốn thì vấn đề đặt ra lúc này là vốn đó sẽ phải được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phân phối và sử dụng như thế nào để đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn và hoàn trả vốn cho các tổ chức tín dụng đúng hạn. Để có thể hoàn vốn vay đúng hạn, một trong những cách mà các hộ hiện nay thường làm là hàng tháng tiết kiệm một khoản tiền để chơi hụi, họ và khi cần vốn cho đầu tư hay trả nợ họ sẽ rút từ khoản chơi này.

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)