5. Bố cục của luận văn
3.2.3. Thực trạng khảo sát tình hình vay vốn của các hộ điều tra
3.2.3.1. Đặc điểm cơ bản của hộ nông dân vay vốn
Kết quả điều tra hộ nông dân theo hệ thống câu hỏi của phiếu điều tra và tổng hợp số liệu tình hình chung của các hộ khảo sát như sau:
Bảng 3.5. Thông tin chung về các hộ điều tra
Số TT Hạng mục ĐV tính 3 xã khảo sát Thƣợng Trƣng Tuân Chính An Tƣờng 1 Số hộ khảo sát Hộ 30 30 30
2 Số nhân khẩu/bq hộ Người 3,98 4,04 4,12
3 Số lao động bq/hộ LĐ 2,11 2,17 2,20
4 Trình độ văn hóa chủ hộ
4.1 Tiểu học Người 3 4 6
4.2 Trung học cơ sở Người 18 15 16
4.3 Trung học phổ thông Người 9 11 8
5 Diện tích Đất SXNN bq m2/hộ 3426 4180 5687
6 Giá trị TS phục vụ SX Trđ/hộ 37,5 35,8 51,4
7 Số chủ hộ tham gia tổ chức đoàn thể
7.1 Hội phụ nữ 26 28 28
7.2 Hội nông dân 30 30 30
8 TN bq hộ/năm 2013 Tr.đ 40,3 37,4 53,1
9 Số hộ vay vốn TD chính thống Hộ 21 18 23
10 Số dư tiền vay bq/hộ Tr.đ 31,5 34,4 47,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013
- Số lượng nhân khẩu và lao động/hộ: Kết quả điều tra cho thấy số nhân khẩu bình quân trong 30 hộ khảo sát ở xã Thượng Trưng là 3,98 nhân khẩu, xã Tuân Chính bình quân là 4,04 nhân khẩu và xã An Tường là 4,12. Số lao động bình quân của 1 hộ tương đương như nhau ở cả 3 xã là >2 lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(2,11 - 2,20 LĐ). Trong đó các hộ nông dân ở xã Thượng Trưng bình quân là 2,11; Xã Tuân Chính là 2,17 và xã An Tường là là 2,22. Có 1 số gia đình có bố mẹ già sống chung nhưng đều tách hộ riêng để hưởng các chính sách hỗ trợ hộ nghèo (như giá điện, đóng góp xã hội)
- Trình độ văn hóa của chủ hộ. Kết quả điều tra ở 3 địa phương khác nhau đã cho thấy từ 50 - 60% số chủ hộ có trình độ văn hóa trung học cơ sở (lớp 9); 30,0% chủ hộ có trình độ trung học phổ thông và 13,0% có trình độ tiểu học. Tất cả các chủ hộ đều chưa được đào tạo có bằng cấp chuyên môn, chủ yếu mới qua các lớp tập huấn kỹ thuật của khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công. Trình độ văn hoá có hạn, thiếu kiến thức kinh nghiệm chuyên môn và hạch toán tính toán kinh tế đã làm giảm khả năng của hộ nông dân trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh để khai thác quỹ đất đai, lao động cũng như vốn vay một cách hiệu quả để tăng thu nhập.
- Qui mô diện tích đất nông nghiệp của các hộ khảo sát bình quân chỉ 0,3 ha/hộ (xã Thượng Trưng). 0,42 ha (xã Tuân Chính) và 0,56 ha (xã An Tường ở ngoài vùng bãi sông Hồng). Giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh (như nông cụ, máy móc, chuồng trại, con giống sinh sản,…) <40 triệu đồng/1 hộ ở Thượng Trưng và Tuân Chính và bình quân 51,4 triệu đồng/1 hộ chăn nuôi ở xã An Tường là còn ở mức thấp trong SX nông nghiệp hiện nay. Trong hiện tại, với qui mô diện tích đất rất ít nên các hộ nông dân khó có khả năng và cơ hội đầu tư vào ngành trồng trọt. Do vậy, muốn phát triển kinh tế gia đình vươn lên làm giàu thì chỉ có thể đầu tư phát triển chăn nuôi là ngành ít nhu cầu về diện tích đất hơn (Ở H.Vĩnh Tường đang phát triển nuôi bò sữa, nuôi bê nghé và vỗ béo trâu bò thịt, nuôi lợn, nuôi gà công nghiệp, nuôi rắn,…; Một số hộ chuyển sang đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Mức thu nhập trong năm 2013 bình quân số hộ điều tra cao nhất là ở xã An Tường (đạt 53,1 triệu đồng/hộ), tiếp đến là các hộ xã Thượng Trưng (40,3 triệu đồng/hộ) và thấp nhất ở xã Tuân Chính (37,1 triệu đồng/hộ).
- Tình hình dư nợ tiền vay vốn tín dụng: Trong 30 hộ chọn khảo sát ở mỗi xã, có từ 60 - 77% số hộ có vay các loại vốn tín dụng trong giai đoạn 2011 - 2013. Số dư nợ tiền vay tín dụng cuối năm 2013 ở xã Thượng Trưng bình quân là 31,5 triệu đồng/hộ; Xã Tuân Chính là 34,4 triệu đồng/hộ và xã An Tường là 47,0 triệu đồng/hộ. Số dư nợ này bằng 85 - 90% giá trị tài sản phục vụ SX, điều đó chứng tổ các hộ nông dân ở H. Vĩnh Tường rất cần vốn vay tín dụng để phát triển sản xuất NLN hàng hóa.
- 100 số hộ khảo sát đều là hội viên Hội nông dân và >90% có thành viên trong hộ tham gia Hội phụ nữ. Như vậy, toàn bộ các hộ trong diện khảo sát đều có cơ hội tham dự vay vốn trong các quĩ tín dụng do ngân hàng CSXH và các Chương trình dự án ủy thác cho các Hội, đoàn thể điều hành.
Bảng 3.6. Số liệu về vay vốn TD chính thống của các hộ KS ở 3 xã năm 2013
Số TT Chỉ tiêu Số hộ theo từng nhóm Số hộ có vay vốn TD Tổng số tiền vay (tr.đ) BQ tiền vay/ 1 hộ (tr.đ) 1 Theo từng hướng SX 90 62 3064,8 1.1 Hộ chăn nuôi 37 26 1076,4 41,4 1.2 Hộ chuyên trồng trọt 33 24 784,8 32,7 1.3 TTCN 11 7 952,5 136,0 1.4 Hộ KD tổng hợp 9 5 250,7 50,0
2 Theo mức độ kinh tế của hộ 90 62 3064,8
2.1 Hộ khá 25 20 1506,5 75,0
2.2 Hộ trung bình 48 36 1404,2 39,0
2.3 Hộ kém (nghèo) 17 6 154,1 26,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua số liệu khảo sát hộ nông dân vay vốn tín dụng ngân hàng Nông nghiệp huyện Vĩnh Tường thấy rằng nhóm hộ chăn nuôi có tỉ lệ số hộ vay (70%) và lượng vay vốn tín dụng của ngân hàng và Quỹ tín dụng nhiều nhất (41,4 triệu đồng/hộ). Nhóm hộ trồng trọt co 73% số hộ được vay và lượng vay bình quân là 32,7 tr.đ; Nhóm hộ TTCN và TMDV có 63 - 66% số hộ được vay. Lượng vay bình quân của hộ làm TTCN là 136,0 tr.đ, nhóm kinh doanh TMDV bình quân 50,0 tr.đ.
Xét theo giác độ khả năng kinh tế của hộ khá có tỉ lệ hộ vay vốn tín dụng nhiều nhất (80%) và lượng vay bình quân cao nhất (75 tr.đ/hộ); Nhóm hộ kinh tế mức trung bình có 75% số hộ vay tín dụng và lượng vay thấp hơn, bình quân là 39 tr.đ/hộ. Riêng nhóm kinh tế kém (hộ nghèo) tỉ lệ vay vốn từ ngân hàng chính thống chỉ cos 35% và lượng vay bình quân cũng là thấp nhất (26,5 tr.đ). Hộ nghèo có vậy tiền cũng không biết cách đầu tư có hiệu quả, cũng chính vì vậy mà các hộ này kinh tế không phát triển và vẫn là hộ nghèo.
Nguồn vốn tín dụng chính thống có vai trò quan trọng hỗ trợ phát triển kinh tế nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của việc tiếp cận vốn vay tín dụng chính thống là các thủ tục điều kiện vay khó khăn: Có đề án phát triển sản xuất kinh doanh; có vốn thế chấp bảo lãnh; lượng vay và thời gian sử dụng vốn vay bị giới hạn,... (Với các ngân hàng thương mại và Quỹ tín dụng nhân dân); Với ngân hàng CSXH thì có thể không cần tài sản thế chấp nhưng hộ vay phải có các điều kiện hộ đúng qui định của chính sách như là hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; Lượng vay lại rất hạn chế, có khi không đủ vốn để đầu tư vào phát triển kinh tế hộ. Do vậy, giải pháp khắc phục là hộ nông dân có nhu cầu vốn phải qua các kênh tín dụng phi chính thức tại địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.3.2. Thực trạng vay vốn từ nguồn không chính thống của hộ nông dân tại Vĩnh Tường
a. Thực trạng hộ nông dân vay vốn của tư nhân để phát triển kinh tế gia đình
Để duy trì và phát triển kinh tế, các hộ nông dân thiếu vốn phải phải đi vay. Ngoài lượng vốn vay của các tổ chức tín dụng chính thống (Ngân hàng, ở các tổ chức phi chính thống. Kết quả khảo sát nguồn vay chính thống của hộ nông dân được thể hiện qua bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát tình hình hộ ND vay vốn tín dụng phi chính thức
Chỉ tiêu Tổng hộ trong nhóm (hộ) Số hộ vay (hộ) Tổng tiền vay (Trđ) BQ 1 hộ của nhóm (1000đ) 1. Theo hƣớng SX 90 23 344,3 - Hộ chuyên CN 37 6 57,8 8,5 - Hộ chuyên TT 33 11 93,0 19,6 - TTCN 11 4 78,5 57,5 - Hộ KD tổng hợp 9 2 115 15,0 2. Theo mức độ kinh tế 90 23 344,3 - Hộ khá 25 0 0 - Hộ trung bình 48 10 124,0 12,4 - Hộ nghèo 17 16,9 220,3 16,9
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,năm 2013)
Như vậy, số hộ có vay vốn tín dụng phi chính thống là 23 hộ trong 90 hộ khảo sát, bằng 25,5%. Trong đó các hộ nhóm TTCN có 36% số hộ vay tín dụng phi chính thống với lượng vay bình quân đến 57,5 tr.đ/hộ; Nhóm trồng trọt có 33% số hộ và lượng vay bình quân là 19,6 triệu đồng/hộ; Nhóm TMDV
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
có 22% số hộ và mức vay bình quân 15,0 tr.đ/hộ; Nhóm chuyên chăn nuôi có 16% số hộ và lượng vay chỉ có 8,5 triệu đồng/.hộ, vay tư nhân nhiều nhất.
Xét theo khả năng kinh tế thì các hộ khá trong số hộ khảo sát không vay tín dụng phi chính thống. Nhóm hộ kinh tế trung bình có 21% số hộ vay, với mức vay bình quân 12,4 triệu đồng/hộ; Nhóm hộ nghèo có đến 76% số hộ vay và mức vay bình quân 16,9 triệu đồng/hộ.
Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số hộ kinh tế mức kém (hộ nghèo) và hộ sản xuất trồng trọt vay tín dụng phi chính thống nhiều hơn vì thủ tục vay đơn giản hơn. Các hộ làm TTCN cần nhiều vốn cũng huy động thêm tín dụng phi chính thống với lượng khá lớn.
Về cơ cấu vốn vay trong hộ nông dân; Khảo sát tình hình vay vốn trong các hộ điều tra cho thấy cơ cấu vốn vay ở các hộ nông dân có khác nhau.
Bảng 3.8. Tổng hợp số vốn vay tín dụng chính thống và phi chinh thống của hộ nông dân năm 2013
Chỉ tiêu Tổng số hộ trong nhóm Tổng vay
trong nhóm Chia theo nguồn vay
SL (trđ) CC (%) Chính thống Không chính thống SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) 1. Theo hƣớng SX 3407,5 3064,8 344,3 - Hộ chuyên CN 37 1134,2 33,3 1076,4 35,1 57,8 16,8 - Hộ chuyên TT 33 877,8 25,8 784,8 25,6 93 27,0 - TTCN 11 1030,5 30,2 952,5 31,1 78,5 22,8 - Hộ KD tổng hợp 9 365 10,7 250,7 8,2 115,0 33,4 2. Theo mức độ kinh tế 3407,3 100,0 3064.8 100,0 344,3 100,0 - Hộ khá 25 1500 44,0 1500 49,0 0 0,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hộ trung bình 48 1528 44,8 1404 45,8 124,0 36,0
- Hộ nghèo 17 379,3 11,1 159 5,2 220,3 64,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2013)