5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Khái niệm thu nhập của hộ nông dân
Thu nhập (TN) trong năm của hộ nông dân chính là tổng các khoản thu được trong năm đó trừ các khoản đã chi phí bỏ ra trong các hoạt động kinh tế và xã hội của các thành viên trong hộ. Cụ thể bao gồm các khoản thu từ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, TTCN, dịch vụ (bao gồm công đi làm thuê) và các khoản thu khác như lương, phụ cấp, hỗ trợ (nếu có).
Tổng thu của hộ ND = Thu Trồng trọt + Thu Chăn nuôi + Thu ngành nghề, TTCN + Thu khác Thu nhập trong 1 năm của hộ là khoản thu được trừ đi các khoản chi phí trực tiếp (gồm cả giá trị thuê lao động và các dịch vụ bên ngoài) cho các hoạt động kinh tế xã hội của các thành viên trong gia đình trong 1 năm đó. Khoản thu nhập bao gồm cả giá trị công lao động của các thành viên trong gia đình và phần lợi nhuận (nếu có) từ các hoạt động đó. Các khoản lương, phụ cấp, tiền và hiện vật được cho biếu là khoản thu nhập thuần tủy của hộ (vì không phải chi phí thêm để có được các khoản này).
Thu nhập của hộ nông dân trong năm =
Tổng các khoản thu trong năm - Các chi phí SX trong năm
Các hoạt động SXKD của hộ có sử dụng nguồn vốn vay phải chịu lãi suất thì khoản lãi suất tiền vay và các chi phí khác cho việc vay được vốn phải tính vào chi phí cho các hoạt động đó.
Thu nhập của hộ nông dân = Tổng các khoản thu - Các chi phí SX trong năm -
Trả lãi suất và chi phí vay tiền đầu tư phân bổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tuy nhiên để xác định chính xác thu nhập của hộ nông dân là một vấn đề phức tạp. Vì vậy ta dùng chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp để thay cho chỉ tiêu thu nhập. Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp được thể hiện như sau:
- Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = VA - Khấu hao - Thuế - (Lãi vay+ chi phí của hoạt động vay tín dụng).
Trong đó các chỉ tiêu được tính toán từ các chỉ tiêu (1) Giá trị sản xuất (GO)
Tổng giá trị sản xuất GO (Gross Output) của từng ngành kinh tế: tổng giá trị của các ngành sản xuất được tính bằng cách lấy sản lượng sản phẩm năm báo cáo nhân với đơn giá. Để có thể so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu và thống nhất nội dung kinh tế, toàn bộ số liệu các năm được tính toán theo giá cố định năm 1994, theo giá do Tổng cục Thống kê ban hành. Tổng giá trị sản xuất (GO) sẽ được nghiên cứu trên phạm vi từng ngành kinh tế, từng nông hộ. (2) Chi phí trung gian IC (Intemdiate Consumption): Gồm toàn bộ các khoản chi phí vật chất và chi phí dịch vụ cho sản xuất. Trong chi phí trung gian không bao gồm thuế và khấu hao tài sản cố định. Chi phí trung gian bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí vật chất: nguyên vật liệu chính, phụ; nhiên liệu; điện; nước; khí đốt; chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng…
- Chi phí dịch vụ: vận tải, thương nghiệp, sửa chữa tư liệu sinh hoạt, bảo hiểm, pháp lý, quảng cáo, tư vấn…
- Chi phí thuê lao động bên ngoài và các dịch vụ kỹ thuật và sản xuất. (3) Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó:
VA = GO - IC