5. Bố cục của luận văn
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng hoạt động vay vốn tín dụng đối với hộ nông dân tại huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc như thế nào?
(2) Hộ nông dân sử dụng vốn vay tín dụng ra sao? Tác động từ vốn vay đến thu nhập đối với hộ nông dân tại huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc như thế nào?
(3) Giải pháp nào phù hợp với điều kiện thực tế của hộ nông dân Vĩnh Tường nhằm nâng cao thu nhập từ việc sử dụng vốn vay tín dụng phát triển kinh tế hộ gia đình?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Khung nghiên cứu
HOẠT ĐỘNG TD NÔNG THÔN ĐỐI VỚI HỘNÔNG DÂN
Thực trạng vay vốn TD Sử dụng vốn vay Kết quả, hiệu quả vốn vay Tác động vốn TD đến thu nhập của hộ ND NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
- Thực trạng hoạt động TD hộ nông dân VĩnhTường? - Hộ nông dân ở Vĩnh Tường sử dụng vốn tín dụng? - Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TD, tăng thu nhập cho hộ nông dân tại Vĩnh Tường
Giải pháp với hộ nông dân Giải pháp với các tổ chúc tín dụng Kiến nghị với Nhà nước Kiến nghị với chính quyền các cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để phân tích kết quả hoạt động đi vay của hộ nông dân huyện Vĩnh Tường, đề tài tiền hành chọn 3 xã đại diện các xã trong huyện Vĩnh Tường để khảo sát đó là: xã Thượng Trưng; xã Tuân Chính; xã An Tường. Trong đó xã Tuân Chính là xã đại diện vùng nội đồng, phát triển sản xuất trồng trọt và chăn nuôi thuộc diện trung bình, có dư nợ vay của hộ nông dân ở mức trung bình; Xã Thượng Trưng là xã có số dân đông, gần thị trấn Vĩnh Tường và thị trấn Thổ Tang. Ở xã Thượng Trưng ngoài sản xuất nông nghiệp còn phát triển các ngành nghề, mức vay khá; Xã An Tường là xã ở ngoài vùng bãi sông Hồng, sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng. Đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc (bò sữa) theo mô hình gia trại rất phát triển, dư nợ tiền vay của hộ chăn nuôi ở mức cao.
Mỗi xã chọn khảo sát 30 hộ đại diện. Trong 30 hộ sẽ chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tổ để chọn theo 4 loại ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là (1) Trồng trọt; (2) Chăn nuôi + Thủy sản; (3) Ngành nghề + TTCN và (4) Dịch vụ thương mại, theo cơ cấu: 3; 3; 1; 1. Trong mỗi tổ lại chọn theo phân loại khả năng kinh tế: Khá - Trung bình - kém theo cơ cấu 1-2-1. Các xã và số hộ đã chọn để khảo sát thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Danh sách số hộ đã chọn khảo sát ở 3 xã TT Hạng mục Các xã khảo sát Tổng số Thƣợng Trƣng Tuân Chính An Tƣờng Khá TB Kém Khá TB Kém Khá TB Kém Khá TB Kém Tổng số hộ KS 8 16 6 8 17 5 8 15 7 25 48 17 1 Hộ Trồng trọt 3 6 2 2 8 1 3 6 2 8 20 5 2 Hộ Chăn nuôi 3 7 2 4 6 2 4 7 2 11 20 6 3 Hộ TTCN 1 2 1 1 2 1 1 1 1 3 5 3 4 Hộ DVTM 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3 3 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu
a. Đối với tài liệu thứ cấp:
- Về nội dung của các tài liệu: Các tài liệu thu thập có thông tin phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu như:
+ Thông tin về lý luận (khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…).
+ Thông tin thực tiễn (trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương) + Thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội,…).
- Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: + Sách lý luận (Giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành). + Số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê).
+ Mạng internet.
+ Báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, cơ sở.
Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.
b. Đối với tài liệu sơ cấp:
- Số liệu thu thập được phán ánh những nội dung chủ yếu sau: trình độ, nhân khẩu, lao động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn (vay hay không, nguồn nào, thông qua tổ chức đoàn hội nào, tại sao vay, vay bao nhiêu, được vay bao nhiêu, thời hạn vay, lãi suất vay, thời gian vay, mục đích vay, nợ…), Kết quả đầu tư vốn vay vào sản xuất kinh doanh thế nào? Tác động tăng giảm đến thu nhập nhiều hay ít?. nguyện vọng, các ý kiến của hộ.về vốn vay tín dụng của hộ nông dân ở Vĩnh Tường?
- Phương pháp thu thập: Để thu thập được các thông tin trên, ta sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu.
Các phương pháp khác để thu thập thông tin sơ cấp như: Phương pháp PRA: Phương pháp tổng kết hộ điển hình, phỏng vấn các đối tượng khác có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
liên quan đến việc đi vay đối với hộ nông dân nhằm tạo ra nhiều kênh thông tin hơn đối với nội dung nghiên cứu.
- Về cách thức thu thập: Phỏng vấn trực tiếp đối với hộ nông dân điều tra thông qua phiếu điều tra.
- Nội dung điều tra:
+ Thông tin chung về người được phỏng vấn + Thông tin chung về hộ phỏng vấn
+ Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ.
+ Ý kiến của hộ điều tra đánh giá hoạt động cho vay của NH. + Kết quả của việc vay vốn
+ Nguyện vọng của các hộ điều tra.
2.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu
Sau khi điều tra, việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua xắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của phần mềm Excell.
2.2.5. Phương pháp phân tích tài liệu
Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp được, tôi vận dụng các phương pháp thống kê đã được thiết lập để phản ánh và phân tích tài liệu, với các phương pháp cụ thể như sau:
+ Phương pháp phân tích mức độ của hiện tượng. Trong phương pháp này đã sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
+ Phương pháp phân tích sự biến động của hiện tượng: Chủ yếu sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển để phân tích sự biến động của hiện tượng (tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân).
+ Phương pháp phân tích mối liên hệ tương quan nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới hoạt động cho vay (đặc biệt là yếu tố mức vốn vay) tác động đến thu nhập của hộ nghèo vay vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngoài ra, cũng sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu nêu trên để phân tích tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu kết quả sản xuất
(1) Giá trị sản xuất (GO)
GO = (Qi * Pi) Trong đó:
GO: Kết quả sản xuất (giá trị sản xuất) Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i
Pi: Đơn giá sản phẩm thứ i
Tổng giá trị sản xuất GO (Gross Output) của từng ngành kinh tế: tổng giá trị của các ngành sản xuất được tính bằng cách lấy sản lượng sản phẩm năm báo cáo nhân với đơn giá. Để có thể so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu và thống nhất nội dung kinh tế, toàn bộ số liệu các năm được tính toán theo giá cố định năm 1994, theo giá do Tổng cục Thống kê ban hành. Tổng giá trị sản xuất (GO) sẽ được nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện, từng ngành kinh tế.
Ngoài chỉ tiêu trên, các chỉ tiêu về hiện vật, các loại sản phẩm và khối lượng các loại dịch vụ cũng được nghiên cứu sử dụng nhằm phản ánh kết quả sản xuất từng ngành, từng đối tượng.
(2) Chi phí trung gian IC (Intemdiate Consumption): Gồm toàn bộ các khoản chi phí vật chất và chi phí dịch vụ cho sản xuất. Trong chi phí trung gian không bao gồm thuế và khấu hao tài sản cố định. Chi phí trung gian bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí vật chất: nguyên vật liệu chính, phụ; nhiên liệu; điện; nước; khí đốt; chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng…
- Chi phí dịch vụ: vận tải, thương nghiệp, sửa chữa tư liệu sinh hoạt, bảo hiểm, pháp lý, quảng cáo, tư vấn…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(3) Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó:
VA = GO - IC
2.3.2. Chỉ tiêu về thu nhập
- Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = VA - Khấu hao - Thuế - (Lãi vay+ chi phí của hoạt động vay tín dụng).
- Thu nhập bình quân hộ/tháng/năm - Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá tác động của vay vốn tín dụng tới TN của hộ ND
Để phục vụ mục đích nghiên cứu, trong quá trình phân tích sử dụng hệ thống các chỉ tiêu và được phân nhóm theo từng nội dung như sau:
a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình đi vay: Mức vốn vay bình quân/hộ;
Mức vốn vay bình quân/ngành nghề, lĩnh vực SXKD của hộ nông dân Mức vốn vay bình quân/lượt vay
Lãi suất vay; Thời hạn vay
b) Chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn vay:
Số lượng và tỷ lệ tăng năng suất, chất lượng, giá trị NSHH của 1/ngành SX/hộ
Số lượng và tỷ lệ tăng năng suất, chất lượng NSHH/ 1 đơn vị vay (tr.đ) đầu tư cho 1 ngành SXKD/ 1 hộ
c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động của vốn tín dụng đến hộ nông dân: - Tỉ lệ tăng năng suất, chất lượng, giá trị trong 1 ngành SXKD/ 1 triệu đồng vay tín dụng góp phần tăng thu nhập hộ nông dân.
- Tỉ lệ số việc làm được tạo ra/ 1 triệu đồng vốn vay tín dụng đã làm tăng thu nhập của hộ nông dân.
- Tỉ lệ giá trị tiết kiệm chi phí, hạ giá thành/1 triệu đồng vốn vay tín dụng có tác động tăng thu nhập cho hộ nông dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo QL2A, QL2C và Tỉnh Lộ 304, được giới hạn bởi tọa độ địa lý 21008’14’’ đến 21º20’30’’ vĩ độ Bắc và từ 105026’37’’ đến 105032’44’’ kinh độ Đông gồm 03 thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp:
Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch; Phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dương; Phía Đông giáp huyện Yên Lạc; Phía Nam giáp thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.
Vĩnh Tường có cả đường sông, đường sắt và đường bộ. Tuyến QL2 và tuyến đường sắt chạy song song xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối trung tâm huyện với QL2, huyện Yên Lạc và nối với thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội.
Diện tích tự nhiên 140,27 Km2
..
Huyện có 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Vĩnh Tường, Thổ Tang và Tứ Trưng; 26 xã: Vĩnh Ninh, Phú Đa, Lũng Hoà, Tân Cương, Đại Đồng, Cao Đại, Tuân Chính, Bồ Sao, Vĩnh Sơn, Bình Dương, Vân Xuân, Tam Phúc, Phú Thịnh, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Yên Bình, Tân Tiến, Vũ Di, Thượng Trưng, Chấn Hưng, Ngũ Kiên, Kim Xá, Yên Lập, Việt Xuân, Nghĩa Hưng.
3.1.2. Địa hình, khí hậu, thời tiết
- Địa hình huyện Vĩnh Tường tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Việt Xuân, Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngược lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu, ruộng thấp thường tạo thành những lòng chảo nhỏ. Do địa hình thấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hơn các vùng khác nên vào mùa mưa Vĩnh Tường thường bị úng lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Vĩnh Tường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa Hạ mưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa Đông ít mưa, lạnh, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc. Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,6 C (6,7 - 39,4); Độ ẩm không khí bình quân 82% (47 - 100%); Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.552mm (Min là 1069mm, max là 2.106mm), số ngày mưa bình quân trong năm là 150 ngày.
3.1.3. Dân số - Lao động
Dân số huyện Vĩnh Tường tính đến tháng 12 năm 2013 là 206.131 người; 52.378 hộ gia đình. Trong đó: Dân số nông thôn là 160.782 người, chiếm 78,0% dân số toàn huyện. Dân số thành thị là 45.349 người, chiếm 22,0% dân số toàn huyện. Nhân khẩu nam là 103.808 người (50,4%), nhân khẩu nữ là 102.323 người (49,6%). Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,35%. Nhìn chung trình độ dân trí trong huyện tương đối cao, cả huyện được công nhận phổ cập trung học cơ sở.
Trong thời gian qua Chương trình dân số KHHGĐ được đẩy mạnh và có hiệu quả, tỷ suất sinh, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 giảm nhanh.
Mật độ dân số bình quân toàn huyện năm năm 2013 là 1.489,5 người/km2 , phân bố không đều, tập trung ở các xã có các ngành nghề thủ công, dịch vụ phát triển như ở các xã Đại Đồng, Tân Tiến, Thổ Tang, Lý Nhân. Các xã có mật độ dân thưa hơn như Cao Đại, Phú Đa, an Tường, Vân Xuân…
Theo số liệu thống kê năm 2013: Số người trong độ tuổi lao động là 116.541 người chiếm 56,5% tổng dân số toàn huyện. Toàn huyện có thêm bình quân 2.035 lao động mới/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Số lao động đi làm xa là 10.228 lao động, trong đó: số lao động đi làm tỉnh ngoài là 10.150 lao động. Xuất khẩu lao động là 78 người.
Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, phần lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản và chưa qua đào tạo nên thu nhập chưa cao. Đây là khó khăn, thách thức lớn của huyện trong quá trình phát triển KTXH giai đoạn tới.
3.1.4. Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2011 - 2013 nền kinh tế của huyện có những biến động theo hướng tích cực. Giai đoạn 2011 -2013 huyện đã tận dụng những ưu thế để tăng trưởng kinh tế, nhịp độ tăng bình quân hàng năm đạt 55,9%/năm, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh nhất đạt 98,9%/năm, dịch vụ tăng 34,6%/năm; Nông nghiệp - thuỷ sản tăng chậm, chỉ đạt 15,8%/năm. GTSX ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đạt nhịp độ tăng trưởng cao là do xuất phát điểm của những ngành này thấp, sau khi có sự xuất hiện của các Công ty may Việt Thiên, gạch ốp lát Việt Anh, và đầu tư xây dựng hạ tầng một số khu cụm công nghiệp dịch vụ tại thị trấn Thổ Tang, Thị trấn Tứ Trưng… tạo ra nhịp độ tăng trưởng khá nóng. Năm 2013 tổng GTSX toàn huyện ước đạt 12.186 tỷ đồng (giá thực tế), gấp hơn 2 lần so với năm 2011.
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện (giá cố định 2004)
(Đơn vị: Triệu đ) Số TT Hạng mục 2011 2012 2013 T/độ tăng trƣởng (%) 2012/2011 2013/2012 Tổng GTSX 3739,5 5673,2 7920,9 51,7 39,6 1 NLN 1254,5 1463,2 1651,7 16,6 12,9 2 CN-XD 1604,9 3205,8 4780,8 99,8 49,1 3 Dịch vụ 880,1 1004,3 1488,5 14,1 48,2