5. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để phân tích kết quả hoạt động đi vay của hộ nông dân huyện Vĩnh Tường, đề tài tiền hành chọn 3 xã đại diện các xã trong huyện Vĩnh Tường để khảo sát đó là: xã Thượng Trưng; xã Tuân Chính; xã An Tường. Trong đó xã Tuân Chính là xã đại diện vùng nội đồng, phát triển sản xuất trồng trọt và chăn nuôi thuộc diện trung bình, có dư nợ vay của hộ nông dân ở mức trung bình; Xã Thượng Trưng là xã có số dân đông, gần thị trấn Vĩnh Tường và thị trấn Thổ Tang. Ở xã Thượng Trưng ngoài sản xuất nông nghiệp còn phát triển các ngành nghề, mức vay khá; Xã An Tường là xã ở ngoài vùng bãi sông Hồng, sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng. Đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc (bò sữa) theo mô hình gia trại rất phát triển, dư nợ tiền vay của hộ chăn nuôi ở mức cao.
Mỗi xã chọn khảo sát 30 hộ đại diện. Trong 30 hộ sẽ chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tổ để chọn theo 4 loại ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là (1) Trồng trọt; (2) Chăn nuôi + Thủy sản; (3) Ngành nghề + TTCN và (4) Dịch vụ thương mại, theo cơ cấu: 3; 3; 1; 1. Trong mỗi tổ lại chọn theo phân loại khả năng kinh tế: Khá - Trung bình - kém theo cơ cấu 1-2-1. Các xã và số hộ đã chọn để khảo sát thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Danh sách số hộ đã chọn khảo sát ở 3 xã TT Hạng mục Các xã khảo sát Tổng số Thƣợng Trƣng Tuân Chính An Tƣờng Khá TB Kém Khá TB Kém Khá TB Kém Khá TB Kém Tổng số hộ KS 8 16 6 8 17 5 8 15 7 25 48 17 1 Hộ Trồng trọt 3 6 2 2 8 1 3 6 2 8 20 5 2 Hộ Chăn nuôi 3 7 2 4 6 2 4 7 2 11 20 6 3 Hộ TTCN 1 2 1 1 2 1 1 1 1 3 5 3 4 Hộ DVTM 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3 3 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/