Thực tiễn vay vốn tín dụng của hộ nông dân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Thực tiễn vay vốn tín dụng của hộ nông dân ở Việt Nam

1.3.2.1. Vay vốn từ tổ chức chính thống để phát triển sản xuất (16)

Thực tiễn đã chứng minh rằng trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế ở từng thời kỳ và đáp ứng nhu cầu vốn về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Có thể chia sự phát triển tín dụng của nông nghiệp và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nông thôn ở nước ta thành 2 thời kỳ: Thời kỳ trước khi đổi mới trong nông nghiệp, trước khi thực hiện nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về cải tiến quản lý trong nông nghiệp năm 1988 và thời kỳ đổi mới từ năm 1988 đến nay.

+ Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1988)

Trước năm 1988, cơ bản nền nông nghiệp và kinh tế Việt Nam phát triển dựa trên cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Khi đó, tổ chức tài chính cung cấp tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà trực tiếp là Ngân hàng nghiệp vụ nông nghiệp trong Ngân hàng Nhà nước và các HTXTD.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các chi nhánh ở các thành phố và hầu hết ở các huyện. Nguồn vốn của Ngân hàng Nhà nước bao gồm từ quỹ ngân sách Nhà nước và tiền gửi tiết kiệm của nhân dân. Việc cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng cho các doanh nghiệp quốc doanh và tập thể theo chỉ tiêu kế hoạch được duyệt và quy định của Nhà nước.

HTXTD là một tổ chức tài chính tập thể ở nông thôn bắt đầu được thành lập ở Miền Bắc từ năm 1956 cùng với phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, đến cuối năm 1960 về cơ bản hầu hết các xã đều có HTXTD với 5.924 cơ sở và 2.682.000 xã viên tham gia (chiếm 71% tổng số hộ miền bắc).

Những năm sau đó HTXTD đóng vai trò làm đại lý hưởng hoa hồng cho Ngân hàng Nông nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (nhận tiền gửi, cho vay và thu nợ). Những năm sau đó, HTXTD trở thành một tổ chức tín dụng độc lập ở các xã. Nguồn vốn chủ yếu nhận vay từ ngân hàng nông nghiệp và từ việc nhận tiền gửi tiết kiệm. HTXTD cho HTXNN và xã viên vay để phát triển kinh tế phục vụ gia đình, nhu cầu sinh hoạt, sửa chữa nhà cửa... HTXTD đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế tập thể và nâng cao đời sống nông dân. Tuy nhiên vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thập kỷ 90, hàng loạt HTXTD bị tan rã do nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân hàng Nhà nước, vốn cổ phần nhỏ, hiệu quả quản lý hoạt động kém.

Riêng nông thôn Miền Nam, thời kỳ trước năm 1975, dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, các tổ chức tín dụng cũng được thành lập đáp ứng nhu cầu nông nghiệp. Năm 1957 quốc gia nông tín được thành Lập, hoạt động độc lập hoặc kết hợp với HTX và hiệp hội nông dân cho hộ nông dân vay vốn, phát triển sản xuất kinh doanh. Đến năm 1967 do quốc gia Nông Tín hoạt động không hiệu quả nên chính quyền Sài Gòn đã quyết định bãi bỏ việc thành lập phát triển ngân hàng nông thôn.

Ngân hàng phát triển nông thôn coi hoạt động tín dụng như một công cụ phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Do đó hàng năm khối lượng vốn tín dụng và số người được vay tăng lên. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động ngân hàng này là ưu tiên giúp đỡ người nghèo,nhưng lựa chọn và chỉ cho vay những nông dân thực sự sản xuất vào công nghiệp phát triển. Vì vậy mà ngân hàng đã rất thành công trong việc cho vay đối với nông thôn Việt Nam.

+ Thời kỳ từ khi đổi mới cho đến nay

Kể từ sau nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4/1958) về tiếp tục đổi mới quản lý nông nghiệp, nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta có một sự chuyển đổi căn bản, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ.

Đặc biệt mấy năm gần đây khi đường lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công - nông nghiệp - dịch vụ, thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn của Đảng và Chính phủ thì việc cung cấp tín dụng nông nghiệp và nông thôn trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu. Vì thế thị trường tín dụng nông thôn nước ta đã hình thành và ngày càng phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng, đến nay tham gia vào thị trường tín dụng nông thôn bao gồm cả hệ thống tín dụng chính thống và không chinh thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ thống tín dụng chính thống ở nông thôn, được đa dạng hóa, đa thành phần, đa sở hữu, được mở rộng và quy mô, có địa bàn hoạt động khắp cả đồng bằng, trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Hệ thống tín dụng nông thôn hiện nay bao gồm các tổ chức tín dụng chuyên nghiệp và các tổ chức mang tính chất không chuyên nghiệp. Các tổ chức tín dụng chuyên nghiệp đó là ngân hàng NN&PTNT... một số HTXTD và ngân hàng cổ phần. Các tổ chức tín dụng không chuyên nghiệp thực hiện cho hộ nông dân vay theo các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của Chính phủ, các tổ chức quốc tế, đó là kho bạc Nhà nước Việt Nam, hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, hội Nông dân các cấp chính quyền địa phương...

Ngoài ra còn có một số ngân hàng thương mại nhà nước như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cũng tham gia cho vay phát triển nông nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, mặc dù lượng vốn còn ít.

1.3.2.2. Vay vốn từ nguồn không chính thống(23)

Bên cạnh sự tồn tại của các tổ chức tín dụng chính thức còn có các tổ chức tín dụng không chức thức. Các tổ chức này không chịu sự chi phối của pháp luật hay bất kỳ một tổ chức chính thức nào. Các tổ chức tín dụng này hoạt động ngầm không làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhà nước. Nhưng hoạt động của tổ chức này lại có ý nghĩa kinh tế và có tác dụng hỗ trợ cho thị thường vốn chính thống khi thị trường này chưa đủ mạnh. Tại nông thôn Việt Nam hiện nay các hình thức tín dụng không chính thức tồn tại phổ biến ở các dạng như: mua chịu vật tư, vay anh em, bạn bè, vay cầm đồ, bán non, hụi, họ...

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41)