Định hướng vay vốn tín dụng cho hộ nông dân

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 95)

5. Bố cục của luận văn

4.1.2. Định hướng vay vốn tín dụng cho hộ nông dân

Nhận thức được tín dụng là công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển SX, xoá đói giảm nghèo, chính sách tín dụng cần đảm bảo các định hướng sau đây:

1) Khai thác tối đa mọi nguồn vốn, đa dạng hoá các kênh, các hình thức chuyển tải vốn bao gồm nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua các chương trình, dự án và đặc biệt nguồn nhàn rỗi trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo ngày càng tăng.

2) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, phương thức hoạt động; minh bạch hoá thị trường vốn ở khu vực nông nghiệp - nông thôn nhằm tránh thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nghèo.

3) Có nhiều chiến lược hỗ trợ vốn cho hộ nông dân phù hợp với từng phương án kinh doanh, từng giai đoạn về các khía cạnh như lãi suất, mức vốn vay, thời hạn cho vay,…

4) Bên cạnh chính sách cho vay vốn cần có các chính sách hỗ trợ khác như tập huấn nâng cao kiến thức làm ăn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm,… và đặc biệt là nâng cao trình độ dân trí, ý thức làm ăn của người nghèo. Chỉ khi nào có sự hỗ trợ đồng bộ, toàn diện thì hiệu quả sử dụng vốn vay mới tăng lên và đó cũng là cách giúp họ thoát nghèo.

4.1.3. Mục tiêu cụ thể

Những thành tựu qua hơn 10 năm xoá đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc nói chung và Huyện Vĩnh Tường nói riêng đã đạt được là rất to lớn, tỷ lệ hộ nghèo đói liên tục giảm xuống, đời sống của nhân dân ngày càng được cải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thiện cả về mặt lượng lẫn mặt chất; quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, CNH - HĐH ở khu vực nông nghiệp - nông thôn đang chuyển biến tích cực. Có được thành quả đó là nhờ một phần sự tác động to lớn của chính sách tín dụng của nhà nước trong đó vai trò của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là rất quan trọng.

- Thứ nhất, tăng nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo hằng năm khoảng 20 - 30%; dư nợ hộ nghèo bình quân hàng năm tăng từ 20 - 30%, tức đạt khoảng 35 - 40 triệu/hộ vào năm 2015 và tỷ lệ nợ quá hạn không quá 0,5% so với tổng dư nợ.

- Thứ hai, phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong công tác uỷ thác bán phần để thực hiện việc cho vay, thu nợ, thu lãi, xử lý nợ quá hạn được tốt hơn.

- Thứ ba, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2012 xuống còn 4,5% (theo chuẩn mới), đảm bảo tính bền vững, chống tái nghèo.

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)