Các yếu tố ảnh hưởng đến vay vốn tín dụng đối với hộ nông dân

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 29)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vay vốn tín dụng đối với hộ nông dân

1.1.5.1. Các yếu tố về năng lực tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của hộ

Các hộ nông dân nói chung đều thiếu thông tin, cả về thông tin về thị trường nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, công nghệ. Nguyên nhân là do trình độ hạn chế của hộ, chất lượng dịch vụ phát triển kinh doanh thấp trong khi giá cả cao, thiếu nguồn cung cấp thông tin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đồng thời với quy mô vốn nhỏ, rủi ro trong nông nghiệp lớn; hạn chế các nguồn về tài sản liên quan đến đất đai, bất động sản,... do đó các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, hình thức góp vốn bằng tài sản khác. Ngoài ra, việc thiếu các hình thức bảo lãnh tín dụng đã hạn chế việc mở rộng quy mô, đầu tư sản xuất của các hộ.

Thông thường các hộ sản xuất lớn thường có trách nhiệm hơn đối với các khoản vay và quan trọng hơn là họ đã có của cải tích lũy, có tài sản và vì thế nhu cầu vay tiền nhiều hơn cũng như khả năng tiếp cận được nguồn vốn dễ hơn. Đối với những chủ hộ trẻ tuổi hơn chưa có nhiều của cải tích lũy cũng như uy tín xã hội chưa cao và điều kiện vật chất khác cũng kém hơn so với các chủ hộ cao tuổi. Tuy nhiên, sự năng động và khả năng thích ứng cao của tuổi trẻ cũng là những lợi thế để các tổ chức tín dụng cho họ vay vốn.

Mặt khác, yếu tố địa vị xã hội cũng ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận nguồn vốn của hộ. Những hộ có địa vị xã hội có khả năng vay vốn tín dụng dễ hơn so với các chủ hộ khác không có địa vị xã hội. Đơn giản vì họ có điều kiện nắm bắt thông tin nhanh hơn, có uy tín xã hội và có nhiều chương trình tín dụng chính thức mà nhà nước được thực hiện thông qua họ như là những người tham gia trực tiếp các chương trình đó.(6)

Trình độ học vấn cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hộ. Các chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn thường biết cách hạch toán kinh tế hơn các chủ hộ có trình độ học vấn thấp. Và cũng là lý do tại sao họ vay được nhiều vốn hơn từ các tổ chức tín dụng hơn các hộ khác.

Ngoài các yếu tố thuộc về năng lực của chủ hộ, thì yếu tố diện tích đất, tài sản thế chấp,... cũng là nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn vay của hộ. Đối với các hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi lớn là một trong những điều kiện kiên quyết để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.Đây là tiền đề tạo ra nhu cầu vốn tín dụng và cũng là căn cứ để các tổ chức tín dụng cho hộ vay vốn. Đồng thời quan điểm của người cho vay bao giờ cũng là “Đồng tiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đi liền khúc ruột”, nên các tổ chức tín dụng đã đưa ra những quy định về thế chấp và buộc người vay phải chấp hành.

Cùng với việc thiếu thông tin, rủi ro trong chăn nuôi cao, dịch bệnh luôn rình rập,... nên việc sử dụng sao có hiệu quả nguồn vốn vay là việc rất khó. Trong khi để có thể vay được vốn được của ngân hàng ngoài các yếu tố trên thì yếu tố “tạo ra tiền” và “thu nhập” của hộ cũng góp phần làm cho hộ tiếp cận được nguồn vốn. Đây là những trở ngại cho các hộ mỗi lần tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng.

1.1.5.2. Các yếu tố thuộc về các tổ chức tín dụng

Thực tế cho thấy, các tổ chức tín dụng cho vay chủ yếu vẫn dựa trên tài sản thế chấp, thiếu linh hoạt, cơ chế điều chuyển vốn nội bộ và cơ chế giao các chỉ tiêu khoán kinh doanh vẫn cứng nhắc. Hộ chăn nuôi có suy nghĩ về thủ tục nhiêu khê, phức tạp mà các hộ khi tiếp xúc với ngân hàng lần đầu. Thủ tục vay vốn rườm rà là cản trở lớn nhất cho các hộ tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Hiện nay các ngân hàng còn chưa nhiệt tình hướng dẫn cho các hộ có các phương án kinh doanh, các giấy tờ cần thiết,... đảm bảo có hiệu quả đối với các phương án sản xuất trong khi năng lực của các hộ còn hạn chế.

Do đặc thù của ngành nông nghiệp là rủi ro cao trong khi lợi nhuận thấp nên các ngân hàng chưa coi hộ nông dân là một trong những khách hàng tiềm năng, thân quen của mình. Do đó ngân hàng chưa quan tâm tư vấn và giải thích cho các hộ nông dân thấy được sự tiếp cận của họ với ngân hàng là cần thiết để hai bên cùng giải quyết được mục đích sản xuất kinh doanh của mình, giúp hộ nông dân nắm bắt và tiếp cận ưu, nhược điểm của các phương thức cho vay và thời hạn tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng để phù hợp với từng mô hình sản xuất của hộ.

Do cơ chế thị trường hiện nay là cạnh tranh lành mạnh, nên việc tư vấn cho khách hàng hiểu và sử dụng các sản phẩm của ngân hàng là vô cùng cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thiết, hộ nông dân cũng phải tìm hiểu những thông tin cần thiết từ cả phía doanh nghiệp và ngân hàng đều có sự phát triển bền vững.

1.1.5.3. Các yếu tố về chính sách của nhà nước.

Hiện nay chưa có một số cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại cạnh tranh mở rộng cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cho vay tái cấp vốn, sử dụng nguồn vốn huy động trên thị trường cấp II... cũng như chưa có cơ chế về nguồn vốn cho ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam để mở rộng hơn các chương trình tín dụng chính sách, mở rộng hơn cho vay đối với các đối tượng nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, chưa có cơ chế về chính sách, về nguồn vốn để hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại các vùng nông thôn tiếp cận được kênh vay tái cấp vốn (như ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam), cũng như các nguồn vốn ủy thác, nguồn vốn của các dự án khác.

Ngày 12/4/2010 Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ ra đời, việc triển khai nghị định còn nhiều bất cập, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành liên quan dẫn đến sự hạn chế trong việc mở rộng cho vay của các ngân hàng thương mại. Cụ thể, nhiều địa phương vẫn thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với khoản vay có bảo đảm bằng tài sản khi ngân hàng thương mại cho vay vốn các đối tượng theo quy định, trong khi theo Nghị định thì không được thu phí. Bên cạnh đó, việc chứng minh mục đích sử dụng vốn vay cũng gặp nhiều khó khăn, vì hầu như các hộ chăn nuôi không sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính. Hơn thế nữa, nhiều hộ gia đình nộp thuế khoán nên không thể xuất trình hóa đơn chi tiết để phù hợp với bộ của hồ sơ vay vốn. Cũng theo quy định của nghị định này, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay không cần bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với một số hạn mức vay cụ thể dành cho hộ nông dân, Hợp tác xã. Nhưng trong quá trình triển khai, một số tổ chức tín dụng ở cơ sở vẫn yêu cầu nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới được vay. Do đó, chỉ những hộ gia đình nông dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có đất, có tài sản mới được vay, còn hộ nông dân không có tài sản thì không vay được.

1.2. Thu nhập và tác động của vốn vay tín dụng đầu tƣ sản xuất đến thu nhập của hộ ND

1.2.1. Khái niệm thu nhập của hộ nông dân

Thu nhập (TN) trong năm của hộ nông dân chính là tổng các khoản thu được trong năm đó trừ các khoản đã chi phí bỏ ra trong các hoạt động kinh tế và xã hội của các thành viên trong hộ. Cụ thể bao gồm các khoản thu từ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, TTCN, dịch vụ (bao gồm công đi làm thuê) và các khoản thu khác như lương, phụ cấp, hỗ trợ (nếu có).

Tổng thu của hộ ND = Thu Trồng trọt + Thu Chăn nuôi + Thu ngành nghề, TTCN + Thu khác Thu nhập trong 1 năm của hộ là khoản thu được trừ đi các khoản chi phí trực tiếp (gồm cả giá trị thuê lao động và các dịch vụ bên ngoài) cho các hoạt động kinh tế xã hội của các thành viên trong gia đình trong 1 năm đó. Khoản thu nhập bao gồm cả giá trị công lao động của các thành viên trong gia đình và phần lợi nhuận (nếu có) từ các hoạt động đó. Các khoản lương, phụ cấp, tiền và hiện vật được cho biếu là khoản thu nhập thuần tủy của hộ (vì không phải chi phí thêm để có được các khoản này).

Thu nhập của hộ nông dân trong năm =

Tổng các khoản thu trong năm - Các chi phí SX trong năm

Các hoạt động SXKD của hộ có sử dụng nguồn vốn vay phải chịu lãi suất thì khoản lãi suất tiền vay và các chi phí khác cho việc vay được vốn phải tính vào chi phí cho các hoạt động đó.

Thu nhập của hộ nông dân = Tổng các khoản thu - Các chi phí SX trong năm -

Trả lãi suất và chi phí vay tiền đầu tư phân bổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên để xác định chính xác thu nhập của hộ nông dân là một vấn đề phức tạp. Vì vậy ta dùng chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp để thay cho chỉ tiêu thu nhập. Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp được thể hiện như sau:

- Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = VA - Khấu hao - Thuế - (Lãi vay+ chi phí của hoạt động vay tín dụng).

Trong đó các chỉ tiêu được tính toán từ các chỉ tiêu (1) Giá trị sản xuất (GO)

Tổng giá trị sản xuất GO (Gross Output) của từng ngành kinh tế: tổng giá trị của các ngành sản xuất được tính bằng cách lấy sản lượng sản phẩm năm báo cáo nhân với đơn giá. Để có thể so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu và thống nhất nội dung kinh tế, toàn bộ số liệu các năm được tính toán theo giá cố định năm 1994, theo giá do Tổng cục Thống kê ban hành. Tổng giá trị sản xuất (GO) sẽ được nghiên cứu trên phạm vi từng ngành kinh tế, từng nông hộ. (2) Chi phí trung gian IC (Intemdiate Consumption): Gồm toàn bộ các khoản chi phí vật chất và chi phí dịch vụ cho sản xuất. Trong chi phí trung gian không bao gồm thuế và khấu hao tài sản cố định. Chi phí trung gian bao gồm các yếu tố sau:

- Chi phí vật chất: nguyên vật liệu chính, phụ; nhiên liệu; điện; nước; khí đốt; chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng…

- Chi phí dịch vụ: vận tải, thương nghiệp, sửa chữa tư liệu sinh hoạt, bảo hiểm, pháp lý, quảng cáo, tư vấn…

- Chi phí thuê lao động bên ngoài và các dịch vụ kỹ thuật và sản xuất. (3) Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó:

VA = GO - IC

1.2.2. Các tác động của vốn vay tín dụng đến thu nhập của hộ nông dân

Nguyên lý cơ bản và kinh điển nhất của tác động từ vốn vay phát triển kinh tế tác động đến tăng thu nhập của hộ nông dân thể hiện trong sơ đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thâm canh, giống mới, KHCN Tăng NS, CL, GTSX Vốn vay TD Mở rộng qui mô sản xuất Tăng tổng thu, hạ giá thành Thu nhập cho gia đình ND Tạo ngành nghề, việc làm cho LĐ Tạo thu nhập cho GĐ

Sơ đồ 1.1. Nguyên lý tác động của vay vốn tín dụng đến thu nhập của hộ ND

(1) Vay vốn tín dụng đầu tư tăng năng suất và chất lượng nông sản. Các hoạt động SXKD cần có vốn đầu tư để mua sắm tư liệu sản xuất, mua nguyên nhiên vật liệu và thanh toán các dịch vụ và trả tiền công lao động (nếu thuê lao động). Khi có đủ vốn để đầu tư cây con giống mới, máy móc vật tư thiết bị áp dụng tiến bộ kỹ thuật và qui trình KHCN tiên tiến sẽ góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng và con nuôi, tăng năng suất lao động, giảm mức chi phí đầu tư, tăng giá bán sản phẩm sẽ tăng giá trị tổng thu và thu nhập của hộ nông dân;

(2) Vay vốn tín dụng để có thể tận dụng điều kiện đất đai chuồng trại, mặt nước sẵn có mở rộng qui mô sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi theo hướng hiệu quả hơn: Vay vốn tín dụng để đầu tư có thể tăng qui mô sản xuất (tăng diện tích, tăng vụ, tăng số lượng đầu con, tăng lứa nuôi, tăng mức đầu tư thâm canh,…).Vay vốn tín dụng để quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng con nuôi từ giống cũ sang giống mới, từ cây trồng, con nuôi hiện tại sang cây trồng, con nuôi mới phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu, tận dụng nguồn vật tư hiện có và tạo sản phẩm được thị trường đang yêu cầu sẽ dễ tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thụ và chủ động được thời điểm bán giá cao, ít rủi ro hơn để thu được hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng nhập tăng của hộ nông dân;

(3) Vay vốn tín dụng để đầu tư học nghề, mua sắm đồ nghề để làm dịch vụ, tổ chức sản xuất hoặc liên kết sản xuất TTCN, NLN để tạo thêm việc làm và cơ hội kinh doanh tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Khi có vốn tăng thêm đầu tư vào SXKD có thể tăng tỉ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư; Tăng tổng thu nhập/năm của hộ nông dân khi có vốn vay tín dụng dựa trên các khả năng sau:

(1)

Tổng thu

trong năm của SXKD khi có đầu tư thêm từ

vốn vay tín dụng

_

Tổng thu trong năm của SXKD khi chưa có đầu tư thêm từ vốn vay tín < Tổng số chi phí SXKD phân bổ trong năm khi có vốn vay tín dụng _ Tổng số chi phí SXKD phân bổ trong năm khi chưa có vốn vay tín dụng (2) Tổng thu nhập trong năm từ SXKD khi có đầu tư thêm từ

vốn vay tín dụng _ Tổng thu nhập trong năm từ SXKD khi chưa

có đầu tư thêm từ vốn vay tín dụng < Tổng số chi phí SXKD phân bổ trong năm khi có vốn vay tín dụng _ Tổng số chi phí SXKD phân bổ trong năm khi chưa có vốn vay tín

dụng

1.3. Cơ sở thực tiễn về vốn tín dụng cho hộ nông dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn có tính chất phức tạp, nên hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn ở các nước này càng phát triển đa dạng và phong phú. Sự đa dạng và phong phú thể hiện ở các tổ chức tín dụng nông thôn, các hình thức tín dụng, các phương pháp cho vay và lãi suất vay... do điều kiện, đặc điểm của mỗi nước khác nhau nên hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn ở các nước có những nét riêng. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước có hình thức tín dụng nông thôn khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các nước trên thế giới đều có hệ thống tín dụng dành riêng cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong khuôn khổ cho phép ta chỉ giới thiệu một số nước trong khu vực có điều kiện tương tự như Việt Nam mà hoạt động tín dụng của họ rất thành công đó là: Thái Lan, Bangladesd, Philipin, Nhật Bản...

a) Thái Lan.(11)

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)