Thực trạng sản xuất các ngành sản xuất nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 58)

5. Bố cục của luận văn

3.1.5. Thực trạng sản xuất các ngành sản xuất nông lâm nghiệp

3.1.5.1. Ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt đã có bước tiến quan trọng về năng suất, sản lượng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Nhịp độ tăng trưởng GTSX của ngành trồng trọt giai đoạn 2011 - 2013 đạt bình quân 3,2%/năm. GTSX ngành trồng trọt (Giá hiện hành) năm 2011 là 890,2 tỷ đồng; Năm 2012 đạt 945,4 tỷ đồng và năm 2013 là 1004,0 tỷ đồng.

Cây lương thực:

Cây lúa: Sản lượng lương thực có hạt toàn huyện năm 2010 ước đạt 86.339,9 tấn, trong đó thóc là 66.585 tấn. Bình quân lương thực đầu người năm 2013 ước đạt là 380 kg/người/năm. Diện tích gieo trồng lúa toàn huyện năm 2013 ước đạt 14.074,9 ha chiếm tới 53,6% diện tích gieo trồng cây hàng năm. Năng suất lúa tăng từ 51,25 tạ/ha năm 2011 lên 52,7 tạ/ha năm 2012 và 54,5 tạ/ha năm 2013. Năng suất lúa tăng lên là do được huyện đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, tạo điều kiện chủ động nước tưới, kết hợp với tập huấn kỹ thuật thâm canh, đầu tư gieo trồng các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng cao với điều kiện sản xuất của huyện ngày càng được mở rộng thay thế cho các giống cũ.

Cây ngô: Diện tích ngô 3975 ha năm 2011 tăng lên 4481,4 ha năm 2013. Năng suất ngô đạt bình quân 44,2 tạ/ha chủ yếu là giống ngô lai. Cây đậu tương: Là cây trồng có giá trị kinh tế cao, đậu tương không cạnh tranh về đất với các cây trồng khác vì được trồng tăng vụ trên đất 2 lúa. Năm 2011 diện tích đậu tương đạt 1.112 ha; sản lượng 1.653 tấn. Năm 2013 diện tích đậu tương đạt 1.586 ha, sản lượng đạt 2.521 tấn.

Cây rau: Diện tích rau ổn định ở diện tích 1.700 - 1.800 ha, Sản lượng rau các loại năm 2011 đạt 29.900 tấn, năm 2013 đạt 38.500 tấn.

Nhóm cây có củ, lấy bột: Cây khoai lang: Diện tích khoai lang có xu hướng giảm, diện tích giảm từ 220 ha năm 2011 xuống còn 160 ha năm 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cây lạc: Năm 2011 diện tích trồng 275 ha, sản lượng đạt 464 tấn; năm 2013 diện tích trồng đạt 334 ha, sản lượng đạt 832 tấn. Hiện nay chủ yếu trồng giống lạc TB25 cho năng suất chất lượng cao. Đây là giống lạc mới lần đầu tiên được trồng trên địa bàn huyện cho thu nhập cao gấp 1,5 lần so với trồng lúa, rất phù hợp với đồng đất không chủ động được nguồn nước.

3.1.5.2. Chăn nuôi

Trong những năm qua ngành chăn nuôi đã có sự phát triển, nhịp độ tăng trưởng GTSX của ngành đạt > 11,2%/năm giai đoạn 2011- 2013. GTSX chăn nuôi (Giá hiện hành) năm 2013 đạt 1307,4 tỷ đồng, chiếm 51,5% GTSX ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng thịt hơi ước đạt 13.170,0 tấn năm 2013.

Đàn trâu, bò, lợn: Giai đoạn 2001 - 2010 đàn trâu ổn định ở mức trên dưới 1700 con. Đàn bò tăng nhanh, từ 14.601 con năm 2001 lên 24.000 con năm 2011 và ổn định đàn với số lượng trên dưới 23.500, trong đó tỷ lệ bò lai hiện nay là 97%. Số lượng bò sữa đạt 1.100 con và có xu hướng tăng trong những năm qua do sự chỉ đạo đúng hướng tác động hiệu quả của thực hiện các dự án “bò thịt, bò sữa tỉnh Vĩnh Phúc”; “Nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tại các trang trại vừa và nhỏ” do tổ chức Jica - Nhật Bản hỗ trợ. Đàn lợn tăng từ 78.957 con năm 2011 lên 84.000 con năm 2013, chủ yếu nuôi trong các gia trại và trang trại.

Gia cầm: Trong những năm qua có xu hướng giảm do bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm, năm 2011 toàn huyện có 600 nghìn con, năm 2013 giảm còn >450,0 nghìn con do tác động của dịch cúm gia cầm. Hình thức chăn nuôi: hộ gia đình, quy mô nhỏ, có xu hướng phát triển thành quy mô vừa.

Trong chăn nuôi đang có xu thế giảm số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư và tăng quy mô chăn nuôi trên hộ, xu thế chuyển dần chăn nuôi ra ngoài khu dân cư; tăng đáng kể các chỉ tiêu như: Tỷ lệ bò lai, số lượng đàn bò sữa, sản lượng sữa bò tươi hàng hoá, lợn nái ngoại, lợn thịt hướng nạc...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác vệ sinh thú y được quan tâm, không để dịch bệnh tái phát và lây lan ra diện rộng.

Làm tốt công tác phòng dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn huyện, làm tốt tiêm phòng, khử trùng, tiêu độc, kiểm dịch, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch...

Khâu kiểm soát giết mổ hiện nay do các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ đảm nhiệm, giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu thụ chủ yếu nội huyện và 1 phần thị trường Vĩnh Yên, Hà Nội với mặt hàng tươi sống.

3.1.5.3. Thuỷ sản

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2013 ước đạt 1.590 ha, tăng so với năm 2001 là 40,6 ha. Toàn bộ diện tích tăng là do cải tạo đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thuỷ sản thu hoạch từ nuôi trồng năm 2013 ước đạt là 5.600 tấn (tăng so với năm 2011 là 400,0 tấn).

- Nhìn chung, các hệ thống ao hồ của huyện được phân bổ rộng rãi nhưng giá trị của ngành thuỷ sản còn đạt thấp. Trong mấy năm gần đây huyện đã tập trung khai thác diện tích mặt nước các ao hồ lớn.

3.1.5.4. Kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại đã góp phần cải tạo các vùng đất trũng sản xuất kém hiệu quả thành các vùng sản xuất có giá trị kinh tế cao, không ngừng nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Phát triển trang trại đã tạo ra số lượng hàng hóa lớn, thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, KTTT còn mang tính tự phát chưa theo đúng quy hoạch. Trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật, tay nghề của chủ trang trại và người lao động trong trang trại còn hạn chế. Chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa của trang trại chưa cao, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất còn thụ động, hiệu quả thấp. Sản phẩm của trang trại chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

yếu tiêu thụ bán tại chỗ, trong vùng dưới dạng thô và tươi sống, chưa qua chế biến. Do vậy, giá trị sản phẩm hàng hóa bán ra chưa được cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp.

3.1.5.5. Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 07 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận là: Làng nghề Rèn Bàn Mạch, làng nghề mộc Vân Giang, làng nghề mộc Vân Hà - xã Lý Nhân; Làng nghề mộc Bích Chu, làng nghề mộc Thủ Độ - xã An Tường; làng nghề đóng tàu Việt An; làng nghề Rắn xã Vĩnh Sơn. Lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tính đến hết năm 2013 có hơn 7.000 lao động. Trong đó, lao động tại các làng nghề khoảng 6.190 lao động. Thu nhập bình quân là 1,8 - 2,7 triệu đồng/1lao động/tháng.

Về phát triển làng nghề, trong những năm qua, một số làng nghề như Mộc Bích Chu, Mộc Thủ Độ - xã An Tường; Mộc Vân Giang, Mộc Văn Hà - xã Lý Nhân; Rèn Lý Nhân; Rắn Vĩnh Sơn được quan tâm đầu tư. Bên cạnh đó, việc phát triển thêm các nghề mới đã tạo ra mạng lưới tiểu thủ công nghiệp đa dạng, rải đều ở các xã, thị trấn, giải quyết việc làm cho khoảng 6.300 lao động có thu nhập bình quân từ 1,7 - 2,6 triệu đồng/tháng.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề duy trì ở mức độ tăng trưởng khá, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào huyện có công nghệ mới, tiên tiến để cải tiến mẫu mã sản phẩm, mở rộng sản xuất… do đó, một số mặt hàng đã cạnh tranh được với thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu thụ tốt như mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, gạch ốp lát, quần áo may sẵn, nông cụ cầm tay…

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tích cực, tăng trưởng đều và ở mức khá. Nhịp độ tăng trưởng GTSX toàn huyện 3 năm (2011-2013) bình quân đạt 18,6%, giảm so với giai đoạn trước (2006 - 2010) đạt 23,7%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.1.5.6. Hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn H. Vĩnh Tường

Hiện nay vốn vay cho hộ nông dân huyện Vĩnh Tường được hình thành từ hai nguồn chính đó là các tổ chức tín dụng hoạt động chính thống và các đơn vị phi chính thống.

- Các tổ chức tín dụng chính thống gồm có:

- Ngân hàng nông nghiệp & PTNT huyện Vĩnh Tường. - Ngân hàng CS phục vụ người nghèo.

- Các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn huyện.

(1) Ngân hàng Nông nghiệp huyện Vĩnh Tƣờng

Ngân hàng Nông nghiệp huyện Vĩnh Tường là chi nhánh cấp huyện của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp từ Trung ương xuống đến Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Ngân hàng nông nghiệp vừa hoạt động theo cơ chế của ngân hàng thương mại vừa hoạt động theo cơ chế của ngân hàng chính sách nhằm phục vụ các đối tượng hoạt động kinh tế xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nông dân. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp H. Vĩnh Tường gồm có trụ sở chính đặt tại thị trấn Vĩnh Tường, ngoài ra có 2 văn phòng giao dịch đặt tại xã Bồ Sao và xã Chấn Hưng. Ngoài ra trên địa bàn huyện Vĩnh Tường còn có một chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc và có trụ sở đặt tại thị trấn Thổ Tang. Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Thổ Tang phục vụ chủ yếu các đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, TTCN và chế biến NLS ở các khu cụm công nghiệp và thương mại trong địa bàn huyện Vĩnh Tường.

(2) Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Tƣờng

Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Tường có trụ sở chính đặt tại Thị trấn Vĩnh Tường, và có điểm giao dịch của Ngân hàng CSXH được mở rộng đến các xã, phường. Thông qua hình thức thành lập các điểm giao dịch tại xã phường NHCS đã giảm được chi phí đi lại cho người dân trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quá trình giao dịch với Ngân hàng, mặt khác Ngân hàng còn thực hiện công khai đến người dân các chương trình cho vay ưu đãi của chính phủ công khai nguồn vốn cho vay, lãi suất cho vay... đến danh sách những hộ gia đình được vay vốn, từ đó thấy rõ được nhu cầu vay vốn thực sự, đúng đối tượng được vay và sát sao trong công tác kế hoạch trả nợ, lãi của hộ vay vốn.

Tuy là đơn vị mới thành lập nhưng trong những năm qua Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Tường đã luôn hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch được giao và có những thành tích đáng kể cho công tác của ngành cũng như góp phần đẩy lùi số hộ nghèo cho địa phương và cùng các cấp trên địa bàn xây dựng huyện Vĩnh Tường mạnh về kinh tế, phát triển về văn hoá và xã hội.

Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Tường được tổ chức và hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thực thi một thể chế chính sách được nhân dân đồng tình, hưởng ứng, thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng, Chính phủ. Đây là giải pháp rất cụ thể, góp phần ổn định kinh tế-xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Chỉ trong thời gian ngắn hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Tường có hiệu quả thực sự góp phần xoá đói giảm nghèo. Trong điều kiện hiện nay, mô hình tổ chức của Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Tường đã tiết kiệm được chi phí, tận dụng được nhân lực, kỹ thuật, công nghệ... chuyển trực tiếp hỗ trợ người dân nông thôn.

(3) Các Quĩ tín dụng nhân dân cấp xã

Để huy động nguồn vốn tại chỗ, khai thác nội lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, mỗi xã đều tổ chức 1 Quỹ tín dụng nhân dân để huy động tiền gửi tiết kiệm trong các hộ nông thôn và từ nguồn tín dụng ngân hàng để đầu tư cho vay tại chỗ, hạn chế thủ tục phiền hà và tăng cường sự phối hợp giám sát việc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn vốn tín dụng vào phát triển kinh tế hộ nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2. Thực trạng vay vốn tín dụng của hộ nông dân tại huyện Vĩnh Tƣờng

3.2.1. Thực trạng vay vốn từ nguồn tín dụng chính thống của hộ nông dân huyện Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường

Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện và Ngân hàng CSXH là 2 cơ quan ngân hàng cung cấp vốn vay lớn nhất cho các hộ nông dân trên địa bàn toàn huyện. Trong năm 2013 vừa qua, 2 ngân hàng này đã cung cấp tổng số vốn là 568,8 tỷ đồng cho các đơn vị và các hộ nông dân vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Biểu 3.2. Tình hình đi vay tín dụng ngân hàng để đầu tƣ sản xuất của các hộ ND (Đơn vị: Tr.đ) Địa phƣơng Dƣ nợ đi vay 2013 Tổng số Ngân hàng nông nghiệp Ngân hàng CSXH Quĩ tín dụng ND Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng toàn huyện 568.800 547.000 96,5 19.800 3,5 - - Trong đó: 1. Xã Thượng Trưng 41.450 19.000 45,8 400 1,0 22.050 53,2 2.Xã Tuân Chính 29.487 11.000 37,3 600 2,0 17.887 60,7 3.Xã An Tường 38.800 27.000 69,6 1200 3,1 10.600 27,3

(Nguồn: Ngân hàng NN & PTNT huyện; NHCSXH huyện và các Quĩ TD các xã)

Vốn vay tín dụng từ ngân hàng Nông nghiệp và ngân hàng CSXH: Năm 2013, ngân hàng Nông nghiệp cho vay phát triển SXKD nông lâm ngư là

547.000 triệu đồng, với 1300 hộ vay, đạt bình quân mỗi hộ được vay 150,0 triệu đồng. Ngân hàng CSXH cung cấp 19.800 triệu đồng cho 758 hộ vay phát triển sản xuất NLN, TTCN và TMDV, trung bình mỗi hộ được vay 27,51 triệu đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng số dư nợ của 2 ngân hàng này tăng mạnh qua từng năm. Năm 2011 tổng số dư nợ của 2 Ngân hàng là 432.700 triệu đồng thì tới năm 2013 tổng số dư nợ đã là 568.800 triệu đồng, tăng 31,0%. Trong đó Ngân hàng nông nghiệp tăng 127,0 tỷ, tăng 30,2% và ngân hàng phục vụ người nghèo tăng 7,1 tỷ, tăng 55,9%. Với tổng số dư nợ của các ngân hàng càng tăng thì ngày càng có nhiều hộ nông dân được vay vốn và vay với số vốn nhiều hơn để phát triển kinh tế hộ.

Vốn vay tín dụng Quỹ tín dụng nhân dân cấp xã: Ngoài 2 đơn vị ngân hàng hoạt động trực tiếp trên địa bàn nông thôn, tại các xã còn có sự hoạt động tích cực các quỹ tín dụng nhân dân vừa huy động vừa cấp vốn cho các hộ nông dân phát triển kinh tế, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vốn sản xuất cho các hộ nông dân. Hiện nay ở 3 xã khảo sát, mỗi xã đều có 1 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động và đã mang lại những kết quả rất khả quan. Tổng dư nợ của quỹ tín dụng ở 3 xã đều tăng liên tục trong 3 năm 2011 đến 2013. Năm 2013, Quỹ tín dụng nhân dân xã Thượng Trưng với tổng dư nợ đạt 22.050,0 triệu đồng và thấp nhất là quỹ tín dụng xã An Tường với tổng dư nợ 10.600,0 triệu đồng. Từ khi được thành lập, các quỹ tín dụng không ngừng phát triển, tăng cả về số thành viên, tổng số vốn, tổng số dư nợ và kết quả kinh doanh. Năm 2013 vừa qua, với tổng số 6.541 thành viên, các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn huyện đã phát huy được nguồn vốn nội lực của dân cư trên địa bàn để tương trợ giữa các thành viên, mang lại lợi ích thiết thực về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội... Tạo mọi điều kiện cho các thành

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 58)