5. Bố cục của luận văn
3.3.3. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đến thu nhập trong hộ
Việc thay đổi thu nhập của hộ nông dân có rất nhiều yếu tố khác nhau, có thể là những yếu tố liên quan đến đặc điểm của hộ như: số nhân khẩu, số lao động, trình độ học vấn, địa bàn sinh sống, TLSX, mục đích sử dụng; có thể là các yếu tố liên quan đến hoạt động tín dụng như: mức vốn vay, lãi suất, thời hạn, thủ tục, hỗ trợ ngoài việc cho vay. Để đơn giản và phù hợp với đề tài nghiên cứu, tôi sử dụng yếu tố “mức vốn vay bình quân/hộ” để đánh giá tác động của vốn tín dụng đối với việc thay đổi của thu nhập như thế nào. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng và cũng là mối quan tâm hàng đầu của hộ nghèo. Việc dùng chỉ tiêu này để xem xét tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo cũng là cơ sở để đề ra những biện pháp tích cực trong hoạt động tín dụng của NH CSXH để hoạt động này càng hoàn thiện hơn, có tác động lớn hơn đối với hộ nghèo.
Trong những năm gần đây, kinh tế hộ với chiều hướng ngày càng được mở rộng và phát triển có hiệu quả,nên việc huy động tạo được nguồn vốn cần thiết và hợp lý để phát triển sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với từng hộ. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách cụ thể,đặc biệt là chính sách mở rộng cho vay, mượn vốn,mở rộng tín dụng nông thôn để tạo điều kiện cho các hộ có điều kiện phát triển sản xuất.
Vốn có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển chăn nuôi của hộ. Nhờ có vốn mà hộ chăn nuôi đã có thể đầu tư lớn hơn vào tài sản xuất mở rộng quy mô, tái cơ cấu đàn, chủ động hơn trong công tác phòng dịch, đầu tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mua những giống tốt cho năng suất cao... Thực tế, ngành chăn nuôi có những đầu tư cơ bản khá lớn như chuồng trại, đường đi, bãi chăn, nguồn cấp nước uống, nhà kho, hệ thống vệ sinh. Do vậy hộ chăn nuôi thường khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Nếu vay được vốn tín dụng nông thôn sẽ cho phép tăng qui mô chăn nuôi phù hợp khai thác hiệu quả các đầu tư cơ bản sẽ giảm chi phí phân bổ, hạ giá thành dẫn đến tăng thu nhập cho hộ chăn nu. Hiệu quả của vốn được thể hiện qua việc thay đổi thu nhập của hộ chăn nuôi sau khi vay vốn tăng bình quân một người/năm lần lượt là 1,43; 1,16 và 1,14 lần so với trước khi vay ở 3 quy mô chăn nuôi lớn, vừa và quy mô chăn nuôi nhỏ,
Mục tiêu đầu tiên và xuyên suốt của các tổ chức Đảng và Nhà nước, của các tổ chức tín dụng khi cho hộ nông dân vay vốn là để họ có vốn đầu tư mua sắm giống cây, phân bón, thuốc trừ sâu, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế hộ nhằm nâng cao thu nhập. Kết quả nghiên cứu ở những phần trên cho chúng ta thấy khi hộ nông dân được vay vốn tín dụng thì họ đã đầu tư vào mua sắm giống cây, các loại vật tư và tạo ra công ăn việc làm mới. Đặc biệt mức vốn vay tăng lên thì họ có xu hướng đầu tư mở rộng thêm sản xuất hoa, cây cảnh và có thêm công ăn việc làm. Để đánh giá tác động của vốn tín dụng đến thu nhập của hộ nông dân chúng ta có thể xem xét mối quan hệ mức vốn vay bình quân với thu nhập bình quân của hộ nông dân.
Trước hết, ta đánh giá về tình hình thu nhập của hộ trước và sau khi vay vốn (thời điểm sau khi vay vốn được ấn định cuối năm 2013, là thời điểm kết thúc năm, đồng thời đó cũng là thời điểm điều tra phỏng vấn các hộ. Vì các hộ điều tra có thời gian vay vốn khác nhau nên thời điểm trước khi vay vốn là các năm trước đó). Bao gồm các nội dung sau:
+ Về thu nhập của hộ.
Trên cơ sở phân tổ các nhóm hộ theo các mức vốn vay mà hộ nông dân vay được đối với từng địa phương, ta rút ra một số nhận xét về tình hình thu nhập của hộ như sau:
- Thu nhập của hộ nông dân tăng lên và có sự khác nhau giữa các đối tượng sản xuất ở các địa phương khác nhau. Trường hợp vay vốn đầu tư thâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
canh ngô lai ở Thượng Trưng có mức tăng về thu nhập cho hộ nông dân ở đây bình quân là 59,2 % (tăng 7,1 tr.đồng/ha). Bình quân diện tích trồng ngô ở an Tường là 0,3 ha, đầu tư trồng 2 vụ ngô/năm cũng chỉ tăng thu nhập được 4,2 triệu đồng; Vay vốn tín dụng đầu tư mở rộng qui mô nuôi bò sữa ở An Tường thì mức tăng thu nhập cho hộ nông dân chỉ đạt 30,3 % (tăng 8,1 triệu đồng/năm) nhưng đây là tổng số tăng thu nhập bình quân của 1 hộ nuôi bò sữa, gấp 2 lần hộ đầu tư vào sản xuất ngô lai...
- Các hộ có mức vốn vay khác nhau thì mức chênh lệch về thu nhập của các hộ cũng khác nhau, hộ có mức vốn vay cao hơn thì mức chênh lệch về thu nhập cao hơn.
Bảng 3.15. Thu nhập hỗn hợp và sự thay đổi TNHH của hộ nông dân vay vốn
Chỉ tiêu ĐVT Xã Thƣợng Trƣng Xã Tuân Chính Xã An Tƣờng Trước khi vay vốn Hiện nay Trước khi vay vốn Hiện nay Trước khi
vay vốn Hiện nay
Thu nhập của hộ Nhóm hộ có mức vốn vay đến 12 tr tr.đ 21,3 25,3 22,0 24,9 20,7 25,4 Nhóm hộ có mức VV trên 12 -15tr tr.đ 22,6 26,8 21,2 27,2 21,5 26,2 Nhóm hộ có mức vốn vay trên 15 tr tr.đ 23,4 32,6 21.3 31,7 22,3 31,7 Thu nhập BQ/hộ tr.đ 23,5 28,1 21,7 27,9 21,6 28,9 Chênh lệch thu nhập BQ/hộ Tr.đ 4,6 6,2 7,3
Thu nhập đầu ngƣời
Dưới 200.000 ng.đ 157.531 164.048 173.032 195.747 142.758 164.314 Số hộ hộ 16 7 6 4 15 10 Từ 200.000 đến 260.000 ng.đ 216.667 203.358 227.020 230.990 216.667 219.335 Số hộ hộ 1 7 13 2 1 4 Trên 260.000 ng.đ 315.764 338.034 325.000 Số hộ hộ 3 13 2 Số hộ thoát nghèo hộ 10 13 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (Nguồn: Tác giả xử lý từ nguồn số liệu khảo sát, năm 2013)
Thu nhập của các hộ trước khi vay vốn với mức vay đến 12 triệu đồng là thấp nhất, mức vay trên 15 trđ là cao nhất.
Để đánh giá tác động của vốn tín dụng đến thu nhập của hộ nông dân chúng ta có thể xem xét mối quan hệ mức vốn vay bình quân với thu nhập bình quân của hộ.
2) Về thu nhập trung bình/người/tháng và số hộ thoát nghèo.
Thu nhập của hộ tăng lên thì thu nhập trung bình/người/tháng tất yếu phải tăng lên, đồng thời sẽ tạo ra khả năng thoát nghèo đối với hộ: Đối với xã Thượng Trưng, trước khi vay vốn có 16 hộ nghèo với thu nhập bình quân/người/tháng trung bình là 157.531 ngàn đồng (chiếm 94,1% số) và 1 hộ có thu nhập bình quân/người/tháng là 216.667 ngàn dồng (chiếm 5,9% số hộ). Sau khi vay vốn thì có 7 hộ nghèo với thu nhập bình quân/người/tháng là 164.048 ngàn đồng (chiếm 41,17% số hộ); 7 hộ với thu nhập bình quân/người/tháng trung bình là 203.358 ngàn đồng (chiếm 41,17% số hộ) và có 3 hộ với thu nhập bình quân/người/tháng là 315.764 ngàn đồng (chiếm 17,66% số hộ.
Đối với xã Tuân Chính, trước khi vay vốn có 6 hộ nghèo với thu nhập bình quân/người/tháng trung bình là 173.032ngàn đồng (chiếm 31,58% số) và 13 hộ có thu nhập bình quân/người/tháng là 227.020 ngàn dồng (chiếm 68,42% số hộ). Sau khi vay vốn thì có 4 hộ nghèo với thu nhập bình quân/người/tháng là 195.747 ngàn đồng (chiếm 21,05% số hộ); 2 hộ với thu nhập bình quân/người/tháng trung bình là 230.990 ngàn đồng (chiếm 10,53% số hộ) và có 13 hộ với thu nhập bình quân/người/tháng là 338.034 ngàn đồng (chiếm 63,16% số hộ). Đối với xã An Tường, có 6 hộ nghèo hiện nay đã thoát nghèo (chiếm 37,5% số hộ).Nhìn chung sau khi vay vốn, đã có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
29 hộ nghèo (55,77% số hộ) đã nâng được thu nhập bình quân/người/tháng lên để thoát nghèo.
Thứ hai, việc đánh giá tác động của vốn tín dụng có thể sử dụng biến cảm nhận của hộ nghèo vay vốn về việc thay đổi của thu nhập so với trước khi vay vốn và với những mức vốn vay khác nhau; cảm nhận sự thay đổi của thu nhập đối với thời gian vay vốn.
Xem xét tác động của vốn tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo thông qua sự cảm nhận của hộ nghèo vay vốn về việc thay đổi thu nhập so với trước khi vay vốn và với những mức vốn vay khác nhau. Việc cảm nhận sự thay đổi của thu nhập được phản ánh qua các mức: không thay đổi; thay đổi ít; thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều. Do số lượng hộ có vay vốn tại Ngân hàng CSXH chiếm tỷ lệ 57,7% trong tổng số 90 hộ điều tra, nên khi tổng hợp thấy một số mức đánh giá không đủ quan sát, để tiện phân tích và mô hình tôi ghép các mức đánh giá lại cho có ý nghĩa hơn. Việc cảm nhận của hộ nghèo vay vốn về sự thay đổi của thu nhập thông qua các mức đánh giá còn được phân tổ thành các nhóm hộ có mức vốn vay vốn khác nhau để thấy được sự khác biệt trong sự cảm nhận này.
Rõ ràng, vốn tín dụng có tác động và đồng biến với việc tăng thu nhập, điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu 4.16. Khi được vay vốn tín dụng đại đa số hộ nghèo đều thừa nhận có sự tăng lên của thu nhập với các mức thay đổi khác nhau. Với mức vay bình quân đến 12 triệu đồng/hộ có tới 73,91% số hộ cảm nhận thấy thu nhập không thay đổi và thay đổi ít, 26,09% số hộ cảm nhận thấy thu nhập thay đổi khá nhiều. Ở mức vay bình quân từ trên 12 - 15 triệu đồng/hộ con số tương ứng là 41,18% và 58,82%, ở mức vay bình quân trên 10 triệu/hộ là 8,33% và 91,67%.
Lý giải về vấn đề này là với cùng một mức vốn vay như nhau thì thu nhập mang lại của các hộ nghèo là khác nhau vì nó còn phụ thuộc vào hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quả sử dụng vốn vay. Đặc biệt với những mức vốn vay càng cao thì hộ nghèo vay vốn cảm nhận có sự thay đổi của thu nhập càng lớn theo hướng tích cực.
Bảng 3.16. Tác động của lƣợng vốn tín dụng đến thu nhập
Mức vay bình quân/hộ Cảm nhận sự thay đổi Tổng cộng
* ** Đến 12 triệu Tỷ lệ Số hộ % 17 73,91 6 26,09 23 100,00 Trên 12 triệu - 15 triệu
Tỷ lệ Số hộ % 7 41,18 10 58,82 17 100,00 Trên 15 triệu Tỷ lệ Số hộ % 1 8,33 11 91,67 12 100,00 Tổng cộng Tỷ lệ Số hộ % 25 48,08 27 51,21 52 100,00
Do một số mức đánh giá không đủ mức quan sát nên tôi ghép các mức đánh giá để việc phân tích có ý nghĩa hơn. Cụ thể:
* Không thay đổi và thay đổi ít
** Thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều.
Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân của tác giả, năm 2013
Ở góc độ này còn có thể dễ dàng nhận thấy vốn tín dụng có tác động đến thu nhập và tác động rõ nét hơn trong dài hạn. Cụ thể đối với những hộ nghèo có thời gian vay vốn dưới 1 năm thì 70% số hộ cảm nhận thấy thu nhập không thay đổi và thay đổi ít và 30% số hộ cho rằng thu nhập thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều; nếu thời gian vay vốn từ 1 -3 năm thì mức cảm nhận tương ứng là 45,16% và 54,84%; thời gian vay vốn trên 3 năm là 18,2% và 81,8%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.17. Tác động của thời hạn vay vốn tín dụng đến thu nhập
Thời gian vay vốn Cảm nhận sự thay đổi Tổng cộng
* ** Dưới 1 năm Tỷ lệ Số hộ % 7 70,00 3 30,00 10 100,00 1 - 3 năm Tỷ lệ Số hộ % 14 45,16 17 54,84 31 100,00 Trên 3 năm Tỷ lệ Số hộ % 2 18,20 9 81,8 11 100,00 Tổng cộng Tỷ lệ Số hộ % 23 44,23 29 55,76 52 100,00
Do một số mức đánh giá không đủ mức quan sát nên ghép các mức đánh giá để việc phân tích có ý nghĩa hơn
Cụ thể:
* Không thay đổi và thay đổi ít
** Thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều.
Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân của tác giả, năm 2013
Điều này là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở vì hộ nghèo vay vốn để đầu tư TLSX, để tạo công ăn việc làm nhưng kết quả thu nhập mang lại phụ thuộc vào lĩnh vực đầu tư; có những ngành sẽ tạo ra thu nhập trong vài tuần như kinh doanh hàng hoá dịch vụ, hoặc nữa năm tới như chăn nuôi, trồng lúa, màu, thậm chí vài năm tới hoặc lâu hơn như trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò. Nhưng thông thường thu nhập sẽ thay đổi rõ nét hơn trong dài hạn do quá trình tích tụ vốn và tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm làm ăn và các mối quan hệ của các hộ nghèo.
Như vậy có thể kết luận được rằng ở huyện Vĩnh Tường những hộ nông dân nào được tiếp cận với vốn tín dụng sớm hơn thì thu nhập sẽ cao hơn do có sự thay đổi tích cực của đầu tư SX nhiều hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tóm lại, “không có bột thì không gột lên hồ”, việc được vay vốn tín dụng đã tạo ra bước đột phá để tăng thu nhập và cũng là cơ sở để giải quyết các yếu tố khác tác động đến thu nhập còn lại. Việc có thêm vốn đã giúp nông dân đầu tư mưa sắm TLSX, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiến tới giúp họ thoạt nghèo. Điều này còn thể hiện qua kết quả điều tra của UBND huyện Vĩnh Tường với những hộ thoát nghèo trong thời gian qua đã cho thấy một kết quả thú vị là trên 95% hộ thoát nghèo là có vay vốn tín dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ TÍN DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, NÂNG CAO THU NHẬP ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN
TẠI HUYỆN VĨNH TƢỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC
4.1. Quan điểm, định hƣớng
4.1.1. Quan điểm về phát triển tín dụng đối với hộ nông dân
1. Vai trò của công cụ tín dụng đối với xoá đói giảm nghèo đã được thừa nhận rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam trong thời gian qua có nhiều địa phương đã sử dụng thành công công cụ này trong chiến lược xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đây vẫn là lĩnh vực mà Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, trong quá trình sử dụng công cụ tín dụng này cần xuất phát từ đặc điểm của từng địa phương, từng vùng và mục tiêu phát triển để có các chiến lược, giải pháp sử dụng phù hợp.
2. Tín dụng hỗ trợ xoá đói giảm nghèo trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu chủ đạo. Vì nguồn lực là luôn bị giới hạn trong khi nhu cầu vay vốn là vô hạn, vì thế cần đầu tư đúng đối tượng cần vốn theo nhu cầu thiết thực và có phương án sử dụng vốn có hiệu quả nhất; tránh đầu tư cào bằng, dàn trải theo kiểu phân phát cho các hộ nghèo. Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ cả cán bộ tín dụng lẫn hộ vay vốn nhằm tránh thất thoát, sử dụng vốn sai mục đích và tiêu cực có thể xảy ra.
3. Tín dụng hỗ trợ xoá đói giảm nghèo trên cơ sở cho hộ nghèo vay vốn để phát triển kinh tế hộ, vì thế cần chú trọng phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương, từng ngành nghề; phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu