Tổng quan về vốn tín dụng cho sản xuất của hộ nông dân trên thế giới

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1. Tổng quan về vốn tín dụng cho sản xuất của hộ nông dân trên thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn có tính chất phức tạp, nên hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn ở các nước này càng phát triển đa dạng và phong phú. Sự đa dạng và phong phú thể hiện ở các tổ chức tín dụng nông thôn, các hình thức tín dụng, các phương pháp cho vay và lãi suất vay... do điều kiện, đặc điểm của mỗi nước khác nhau nên hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn ở các nước có những nét riêng. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước có hình thức tín dụng nông thôn khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các nước trên thế giới đều có hệ thống tín dụng dành riêng cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong khuôn khổ cho phép ta chỉ giới thiệu một số nước trong khu vực có điều kiện tương tự như Việt Nam mà hoạt động tín dụng của họ rất thành công đó là: Thái Lan, Bangladesd, Philipin, Nhật Bản...

a) Thái Lan.(11)

Chính phủ Thái Lan đã phối hợp với ba ngân hàng trong nước là ngân hàng Dự trữ nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và ngân hàng SME để cung cấp một khoản tín dụng lớn lên tới 30 tỷ bạc để hỗ trợ cho các chủ trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ngoài việc nhận được tiền đền bù từ việc tiêu hủy gia súc, gia cầm nhiễm bệnh, người chăn nuôi Thái Lan còn được ưu tiên vay vốn với lãi suất thấp để khôi phục sản xuất, nâng cấp trang thiết bị và lập quỹ dự phòng khi có dịch bệnh. Với những người SX nông nghiệp đã có số nợ từ trước trong các ngân hàng sẽ được gia hạn thời gian trả nợ. Tín dụng nông nghiệp của Thái Lan bao gồm 3 loại:

- Tín dụng ngắn hạn: Cung cấp tín dụng cho các chi phí hoạt động nông nghiệp trong một vụ, thời gian từ 6 - 12 tháng.

- Tín dụng trung hạn: Cung cấp cho việc mua trang thiết bị sản xuất hoặc cải tiến, đổi mới trang trại, thời gian vay từ 1 - 5 năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tín dụng dài hạn: Cung cấp cho việc đầu tư những tài sản lớn của trang trại,thời gian từ 5 - 30 năm.

Tổ chức tín dụng chính thống lớn nhất trực tiếp và chuyên cung cấp tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn Thái Lan là Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC). Tổ chức này được nhà nước thành lập từ năm 1996 thuộc Bộ Tài chính. Ngân hàng này có nguồn vốn chủ yếu là từ chính phủ là một phần từ các tổ chức nước ngoài. Ngân hàng thực hiện lãi suất ưu đãi cho hộ nông dân với lãi suất 13%/năm, trong khi lãi suất của các ngân hàng thương mại khác là 20%/năm và bằng 2 cách: Thông qua hợp tác xã tín dụng nông nghiệp và trực tiếp cho những nông dân, cá thể không phải là thành viên hợp tác xã tín dụng nông nghiệp và trực tiếp cho những nông dân, cá thể không phải là thành viên của hợp tác xã tín dụng nông nghiệp. Đối tượng vay của BAAC là các HTX, các hiệp hội nông dân, trực tiếp từng hộ nông dân và các nhóm hộ.

Tổ chức tín dụng chính thống thứ hai cung cấp một phần vốn tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn là hệ thống các ngân hàng thương mại như: Ngân hàng Banwgkok, ngân hàng Ayudhy, Ngân hàng nông dân Thái Lan, Ngân hàng Nhà nước Thái Lan.

Nông dân Thái Lan vay vốn từ các tổ chức tín dụng nêu trên bằng nhiều cách khách nhau tùy theo hiện trạng và thực lực kinh tế cũng như thế lực của họ. Những nông dân giàu có, thế lực, có tài sản thế chấp, chủ đất đai có thể vay trực tiếp tại các tổ chức tín dụng chính thống mà họ muốn. Những nông dân nghèo không có tài sản thế chấp, không có thế lực có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng một cách gián tiếp bằng cách tham gia vào các HTX, các hiệp hội và nhóm nông dân.

Đối với ngành chăn nuôi,Thái Lan tổ chức ngành chăn nuôi thú ý là một cơ quan thống nhất là Cục phát triển chăn nuôi (DLD) thuộc Bộ Nông nghiệp và HTX Thái Lan. Cơ quan này được tổ chức theo ngành dọc từ Cục phát triển chăn nuôi xuống đến các cấp thành phố và huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b) Tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Banglade (20)

Những tổ chức tín dụng chính thống trong nông nghiệp và nông thôn ở Banglades bao gồm hai bộ phận sau đây:

- Những chi nhánh ở nông thôn của ngân hàng phát triển nông nghiệp và ngân hàng Thương mại quốc gia

- Những tổ chức tài chính nông thôn dưới sự quản lý và điều hành của một số tổ chức Phi Chính phủ (NGO3).

Qua hoàn cảnh thực tế của nhân dân Bawnglades kết hợp với đi nghiên cứu ở Malai, Giáo sư Jumus đã tổ chức ngân hàng giúp đỡ người nghèo và Grameen Bank ra đời hoạt động từ năm 1996. Với cơ chế hoạt động là tất cả người nghèo không có đất canh tác thu nhập dưới 100USD/năm đều được vay và không phải thế chấp.Mức vay tiền của các thành viên từ thấp tới cao, khởi điểm là 500taka (200USA) lãi suất cho vay là 20%/năm, trong khi đó lãi suất của các ngân hàng thương mại chỉ có 12-13%/năm, lãi suất thị trường “chợ đen” là 20%/năm. Do việc không phải thế chấp và góp nên nhiều người muốn gia nhập nhóm để vay. Thành công của Grameen Bank là do: phục vụ tại chỗ nông thôn, tổ chức của bộ máy Grameen Bank gắn với nông dân tại nông thôn.

Việc tổ chức của máy có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công và sự hoạt động của Grameen Bank là vừa giảm chi phí tín dụng, vừa thu hẹp dần được mối quản lý theo dõi người vay. Hoạt động của nhóm gây cho thành viên có tâm lý được người khác che chở, sự thúc ép lẫn nhau trong sử dụng vốn và trả nợ làm cho hội viên tuân theo chương trình tín dụng của ngân hàng thu nợ đều đặn. Hơn nữa việc góp vốn đã giúp nhân dân tiết kiệm từng đồng Taka để lập quỹ tới nắm giữ hoạt động tổ chức của mình thông qua việc vay vốn. Thủ tục cho vay đơn giản không phải thế chấp, đi lại, hoạt động của Grameen Bank rất phù hợp với lòng dân và sự trợ giúp của các tổ chức tài chính khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ thống tín dụng chính thống cung cấp vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn ở Philipin bao gồm các ngân hàng ở nông thôn (RP), các ngân hàng tiết kiệm, các ngân hàng đặc biệt và các ngân hàng của chính phủ. Hệ thống các ngân hàng nông thôn, ngân hàng tiết kiệm và ngân hàng thương mại bao gồm, cả nhà nước và tư nhân có các chi nhánh tận làng, xã, huyện và ở khắp đất nước. Trong đó các ngân hàng nông thôn là tổ chức tín dụng chính thống lớn nhất, có nhiệm vụ chuyên cung cấp cho nông nghiệp, và cho nông thôn thì có tới 97 - 100% là cho vay nông nghiệp.

Chính phủ Philipin đã có những chính sách phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, ngoài ra chính phủ có một ngân hàng đặc biệt cung cấp tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn lớn nhất, đó là ngân hàng đất đai của Philipin (Land Bank), ngân hàng này đã dành tới 60% số vốn để cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn.

Đặc biệt ở Philipin cũng có nhiều ngân hàng, những công ty được coi là thành công, trong việc cho hộ dân nghèo vay vốn. Ngoài ra, ngân hàng những hòn đảo Philipin (BPI - Bank of the Philipin Islands) cũng đã cung cấp khoản vay tín dụng lớn cho người vay.Tỷ lệ hoàn trả vốn rất cao.

d) Vay vốn ngân hàng của hộ nông dân Nhật Bản (11)

Hộ nông dân vay tiền từ HTX nông nghiệp, được cung cấp vốn, chủ yếu thông qua tập đoàn tài chính nông - Lâm - ngư nghiệp (AFC). Hộ nông dân sử dụng vốn từ nguồn cho hình thành tài sản cố định. Các tổ hợp này đã cung cấp tiền vay cho nông nghiệp với số lượng lớn lãi suất thấp và dài hạn. Từ đầu những năm 1960 nông dân Nhật Bant có thể vay vốn từ các chương trình vay nông nghiệp của chính phủ (GPALs) để tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng đất đai của trang trại. Số lượng tiền vay không ngừng gia tăng từ 156 tỷ yên năm 1965 lên 693 tỷ yên năm 1984, 80% trong tổng số vốn vay này được sử dụng cho cơ giới hóa và hiện đại hóa hoạt động của nông trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi thành lập (năm 1953) AFC không tiến hành bất cứ hoạt động cho vay nào, hoạt động này đã được ký kết với ngân hàng khác thực hiện. Năm 1958 bắt đầu cho vay trực tiếp nhưng tỷ trọng còn nhỏ. Phần lớn vốn cho vay của AFC được giải ngân thông qua đại lý, đại lý hoạt động dựa trên kinh doanh tài chính cho nông - lâm - ngư nghiệp. Đại lý đại diện cho người vay và AFC sẽ giải ngân các khoản vay theo yêu cầu của đại lý, sau một năm người vay chưa trả lãi và vốn vay gốc cho AFC thì đại lý có trách nhiệm trả thay cho người vay bằng 20% tiền vốn vay và lãi.

Như vậy hộ nông dân Nhật Bản tiếp cận với tài chính thống một cách dễ dàng với lượng vay lớn, thông qua các đại lý, các HTX Nông nghiệp, chi nhánh ngân hàng trung ương.

Những nghiên cứu trên cho thấy hoạt động vay vốn của hộ nông dân ở các nước nghèo hay giàu có thì mô hình quy mô vay vốn ngân hàng có tài sản thế chấp vẫn dành cho hộ giàu, hộ nghèo sử dụng tín chấp thông qua sự liên kết tổ, nhóm để nhận được sự giúp đỡ nhất định. Phương thức cho vay thông qua đại lý, hay mô hình vay từ vốn công ty cũng là những điểm mới, là sự khác biệt mà Việt Nam chưa có, hộ nông dân Việt Nam chưa từng được tiếp cận.

Kinh nghiệm hoạt động ở các nước trên đã có các nhà kinh doanh Việt Nam nghiên cứu và trên thực tế một số tín dụng sau khi được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện trong nước đã đưa vào áp dụng hoạt động rất có hiệu quả trong những năm đầu đổi mới ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)