5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Thực trạng vay vốn từ nguồn tín dụng chính thống của hộ nông
Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện và Ngân hàng CSXH là 2 cơ quan ngân hàng cung cấp vốn vay lớn nhất cho các hộ nông dân trên địa bàn toàn huyện. Trong năm 2013 vừa qua, 2 ngân hàng này đã cung cấp tổng số vốn là 568,8 tỷ đồng cho các đơn vị và các hộ nông dân vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Biểu 3.2. Tình hình đi vay tín dụng ngân hàng để đầu tƣ sản xuất của các hộ ND (Đơn vị: Tr.đ) Địa phƣơng Dƣ nợ đi vay 2013 Tổng số Ngân hàng nông nghiệp Ngân hàng CSXH Quĩ tín dụng ND Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng toàn huyện 568.800 547.000 96,5 19.800 3,5 - - Trong đó: 1. Xã Thượng Trưng 41.450 19.000 45,8 400 1,0 22.050 53,2 2.Xã Tuân Chính 29.487 11.000 37,3 600 2,0 17.887 60,7 3.Xã An Tường 38.800 27.000 69,6 1200 3,1 10.600 27,3
(Nguồn: Ngân hàng NN & PTNT huyện; NHCSXH huyện và các Quĩ TD các xã)
Vốn vay tín dụng từ ngân hàng Nông nghiệp và ngân hàng CSXH: Năm 2013, ngân hàng Nông nghiệp cho vay phát triển SXKD nông lâm ngư là
547.000 triệu đồng, với 1300 hộ vay, đạt bình quân mỗi hộ được vay 150,0 triệu đồng. Ngân hàng CSXH cung cấp 19.800 triệu đồng cho 758 hộ vay phát triển sản xuất NLN, TTCN và TMDV, trung bình mỗi hộ được vay 27,51 triệu đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổng số dư nợ của 2 ngân hàng này tăng mạnh qua từng năm. Năm 2011 tổng số dư nợ của 2 Ngân hàng là 432.700 triệu đồng thì tới năm 2013 tổng số dư nợ đã là 568.800 triệu đồng, tăng 31,0%. Trong đó Ngân hàng nông nghiệp tăng 127,0 tỷ, tăng 30,2% và ngân hàng phục vụ người nghèo tăng 7,1 tỷ, tăng 55,9%. Với tổng số dư nợ của các ngân hàng càng tăng thì ngày càng có nhiều hộ nông dân được vay vốn và vay với số vốn nhiều hơn để phát triển kinh tế hộ.
Vốn vay tín dụng Quỹ tín dụng nhân dân cấp xã: Ngoài 2 đơn vị ngân hàng hoạt động trực tiếp trên địa bàn nông thôn, tại các xã còn có sự hoạt động tích cực các quỹ tín dụng nhân dân vừa huy động vừa cấp vốn cho các hộ nông dân phát triển kinh tế, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vốn sản xuất cho các hộ nông dân. Hiện nay ở 3 xã khảo sát, mỗi xã đều có 1 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động và đã mang lại những kết quả rất khả quan. Tổng dư nợ của quỹ tín dụng ở 3 xã đều tăng liên tục trong 3 năm 2011 đến 2013. Năm 2013, Quỹ tín dụng nhân dân xã Thượng Trưng với tổng dư nợ đạt 22.050,0 triệu đồng và thấp nhất là quỹ tín dụng xã An Tường với tổng dư nợ 10.600,0 triệu đồng. Từ khi được thành lập, các quỹ tín dụng không ngừng phát triển, tăng cả về số thành viên, tổng số vốn, tổng số dư nợ và kết quả kinh doanh. Năm 2013 vừa qua, với tổng số 6.541 thành viên, các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn huyện đã phát huy được nguồn vốn nội lực của dân cư trên địa bàn để tương trợ giữa các thành viên, mang lại lợi ích thiết thực về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội... Tạo mọi điều kiện cho các thành viên phát triển kinh tế, hạn chế cho vay nặng lãi, góp phần xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu 3.3. Tình hình đi vay của các hộ nông dân từ các Quỹ TDND
Số TT Quỹ Tín dung Nhân dân xã Dƣ nơ hàng năm (Triệu đồng) So sánh (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12 1 Thượng Trưng 12.300 17.065 22.050 138,7 129,2 2 Tuân Chính 13.793 35.682 17.887 258,7 50,1 3 An Tường 8.764 9.475 10.600 108,1 111,9
(Nguồn: Báo cáo KTXH các xã từ năm 2011 - 2013)
Với thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng, các quỹ tín dụng nhân dân đã cung cấp vốn cho hàng nghìn hộ nông dân để sản xuất, tuy nhiên chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Nhiều quỹ tín dụng huy động thừa vốn cho vay, phải đem gửi các tổ chức tín dụng khác hoặc mua kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại.
Bảng 3.4. Số hộ đi vay toàn huyện theo mục đích vay tại NH Nông nghiệp năm 2013
Số
TT Mục đích cho vay Số hộ vay vốn trong năm (hộ) So sánh (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12 Tổng số hộ vay 531 640 758 120,5 118,4 1 Chăn nuôi 318 349 512 109,7 146,7 2 Trồng trọt 201 257 209 127,9 81,3 3 TTCN (1) 205 251 269 122,4 107,2 4 KD tổng hợp 12 34 37 283,3 108,8
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp h. Vĩnh Tường)
(1) Các hộ TTCN vay vốn tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Thổ Tang
3.2.2. Thực trạng vay vốn từ nguồn phi chính thống của hộ nông dân huyện Vĩnh Tường
Ngoài 3 tổ chức cung cấp vốn vay chính thức cho các hộ nông dân nêu trên, trong huyện còn có rất nhiều các đơn vị cho vay không chính thức như các hội, hụi do các hộ tự lập lên và các hộ gia đình cho vay nặng lãi. Nhìn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chung các đơn vị không chính thức này hoạt động khá nhịp nhàng và rầm rộ, thủ tục cho vay cực kỳ đơn giản nhanh chóng.
- Các hội, họ, hụi do các nhóm hộ tự lập lên. - Các tư nhân cho vay nặng lãi.
(1) Các họ, hụi do các hộ nông dân tự lập ra, thường có 6 - 10 thành viên là các gia đình có cùng dòng họ hoặc có quan hệ láng giềng. Sản phẩm (vốn) góp chủ yếu bằng hiện vật (thóc), có tính hoặc không tính lãi suất tùy từng tổ nhóm tự thỏa thuận. Những trường hợp được lấy trước theo sự nhường nhịn hỗ trợ hộ khó khăn có nhu cầu cần vốn trước, các thành viên ít khó khăn hơn hoặc chưa có nhu cầu về vốn thì sẽ lấy sau. Đây cũng có thể coi là một hình thức tín dụng tuy nhiên hoạt động của nó còn đơn giản, nguồn vốn ít, vay với thời thường là 1 đến 3 năm (tùy số thành viên tham gia nhóm.
(2) Hình thức thứ hai là các tư nhân có số vốn nhàn rỗi đem cho các hộ khác vay với hình thức cho “vay nóng” với lãi suất cao (Vay nặng lãi), hình thành lên một đội ngũ những người chuyên cho vay nặng lãi. Tuy không chính thức thông báo nhưng khi có nhu cầu, người ta có thể đáp ứng ngay, thủ tục gọn nhẹ, không cần tài sản thế chấp, không cần biết vay nhằm mục đích gì, không cần biết người vay chi tiêu vào đâu, không cần biết kế hoạch chi tiêu nguồn vốn đó ra sao. Mức lãi suất cao gấp 5 - 15 lần so với lãi suất vay tín dụng chính thức. mức lãi suất từ 0,5 - 1,0%/ngày (trong 7 - 10 ngày); Từ 6 - 10%/ 1 tháng. Nếu vay với thời gian dài từ 3 - 6 tháng thì cũng phải trả từ 3 - 5%/tháng. Đối tượng vay trong hình thức này chủ yếu là những hộ nông dân nghèo cần tiền gấp hoặc không có tài sản thế chấp. Họ vay về để giải quyết một nhu cầu cấp thiết nào đó, thời hạn trả nợ là lúc thời vụ thu hoạch. Cũng có những hộ nông dân thiếu vốn sản xuất, mua lân, đạm, thuốc trừ sâu không có tiền trả ngay cũng phải chịu mức lãi suất tương tự. Hình thức cho vay nặng lãi này có ảnh hưởng rất tiêu cực tới đời sống của nông dân, nó không có tác dụng phát triển sản xuất mà chỉ làm cho những hộ nghèo ngày càng nghèo thêm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/