Giải pháp với hộ nông dân

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 96)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Giải pháp với hộ nông dân

(1) Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của hộ.

+ Nâng cao năng lực lập dự án của hộ để vay vốn ngân hàng. hộ nông

dân có khả năng tự lập được những phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, phù hợp và có tính khả thi.

Phương án sản xuất kinh doanh là bước đầu tiên để cán bộ tín dụng xem xét, đánh giá để quyết định có cho hộ vay vốn hay không? Và mức vay như thế nào?. Phương án sản xuất kinh doanh của hộ cũng đánh giá trình độ, năng lực của hộ có thể tiếp quản, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh có mang lại hiệu quả hay không?

Hiện nay chất lượng các dự án đầu tư còn kém, mang tính hình thức. hầu như các hộ không thể tự lập được phương án sản xuất kinh doanh của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mình, xảy ra tình trạng ngân hàng làm hộ khách hàng dẫn đến tâm lý ỷ lại của hộ. Mặt khác, các thông tin báo cáo của hộ chỉ mang tính hình thức, số liệu không đúng sự thật, làm lệch lạc kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay, ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh hoa, cây cảnh.

Mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ, năng lực của chủ hộ. Không chỉ nâng cao kiến thức chung về lĩnh vực nông nghiệp mà còn phải tiếp cận thông tin kinh tế thị trường, hiểu biết về xu hướng vận động, phát triển của thị trường đầu vào, đầu ra để nắm bắt được hướng phát triển, để đầu tư vào sản xuất kinh doanh những sản phẩm thị trường cần và có khả năng cạnh tranh cao…

Cán bộ tín dụng cần hướng dẫn hộ tự lập phương án sản xuất kinh doanh theo quy định, cần liên tục kiểm tra, xem xét phương án sản xuất kinh doanh của hộ, cùng với hộ sửa chữa, đánh giá để làm hoàn chình và gửi lên ngân hàng xem xét.

Hộ nông dân phải tự xem xét tiềm lực nội tại của mình để đề ra phương án sản xuất kinh doanh phù hợp. Tránh quá cao làm cho hộ không đủ khả năng, hoặc qua thấp khiến hộ lãng phí nguồn lực mà không thu được hiệu quả.

Nâng cao trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của hộ là nâng cao khả năng tổ chức mô hình sản xuất kinh doanh của hộ và quản lý mô hình sản xuất kinh doanh đó một cách hiệu quả. Mô hình sản xuất kinh doanh của hộ phải có tính khả thi, phù hợp với yêu cầu của hộ, phù hợp với điều kiện của hộ và sản phẩm của mô hình đó đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Mô hình hiệu quả là mô hình mang tính kỹ thuật, có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường đầu vào, thị trường đầu ra một cách linh động, hiệu quả; nâng cao khả năng xử lý rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ. Những điều này đối với chủ hộ là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới thành công hay thất bại trong sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng vốn của hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Do vậy, nâng cao năng lực tổ chức quản lý sản xuất cho hộ nông dân là điều hết sức quan trọng.

Để làm tốt điều đó cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:

- Bản thân chủ hộ phải trau dồi kiến thức, trình độ năng lực cho mình; phải là một người “dám làm kinh doanh”.

- Mở các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng quản lý, tổ chức cho hộ nông dân. - Tổ chức tham quan các mô hình kinh doanh giỏi để hộ có thể học tập kinh nghiệm về tổ chức, về áp dụng tiến bộ khoa học phù hợp với hộ mình.

- Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần tạo ra môi trường pháp lý ổn định, mở rộng thị trường cho hộ để hộ có những hướng kinh doanh đúng đắn, hợp lý…

(2) Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất cho các hộ trong nhóm chuyên Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng có khác nhau, với yêu cầu giống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trình độ canh tác, trình độ kỹ thuật của hộ còn rất hạn chế, sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, hộ không biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả sản xuất còn thấp kém. Do vậy, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất cho hộ nông dân là rất quan trọng.

Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất của hộ là nâng cao trình độ canh tác của hộ, năng cao kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật để có thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

Thực tế cho thấy, những hộ nông dân nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất mới, hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận rủi ro trong SXNN, họ giàu lên rất nhanh. Nhờ có công nghệ mà các yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tố sản xuất như: lao động, đất đai, sinh vật, máy móc, thời tiết khí hậu và kinh tế kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp.

Để nâng cao trình độ kỹ thuật cho hộ, cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau:

- Chỉ đạo các ngành khuyến nông, phòng nông nghiệp, giống cây trồng, tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật trong việc trồng hoa, cây cảnh nhằm không ngừng đẩy mạnh việc tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Giúp cho các hộ nông dân có đủ kiến thức để nhận đồng vốn vay sử dụng đem lại có hiệu quả.

- Tổ chức cho hộ tham quan, khảo sát các mô hình tổ chức kinh doanh giỏi để có thể học hỏi kinh nghiệm, học hỏi các biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả; phổ biến kỹ thuật mới cho hộ, hướng dẫn hộ từng bước áp dụng vào sản xuất nông nghiệp theo đúng bước, đúng quy trình.

- Bản thân các hộ phải mạnh dạn đổi mới phương pháp sản xuất kinh doanh, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ nông nghiệp.

(3) Tăng cƣờng tiếp cận để vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thống

Các hộ nông dân đa số họ cũng có một số vốn nhất định để sản xuất hoa, cây cảnh.Họ đã tự đi liên hệ các thị trường để tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh của hộ để tăng thêm lợi nhuận. Từ đó trong mỗi hộ sẽ tăng cường vốn tự có để chủ động sản xuất. Tuy nhiên để mở rộng sản xuất thì hộ nông dân phải tăng cường tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thống.

Hộ nông dân cảm nhận thấy thủ tục vay ngân hàng còn nhiều rườm rà, người vay phải đi lại nhiều lần đến UBND xã để xác nhận làm mất thời gian, lãng phí công sức của người vay, từ đó gây cản trở sự tiếp cận với ngân hàng.

Việc chậm trễ hoặc không đúng thời vụ, chu kỳ kinh doanh thường dẫn tới đối tượng vay vốn mất cơ hội kinh doanh, họ có thể sử dụng vốn sai mục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đích như cho tiêu dùng, giữ vốn tại nhà không đưa vào sử dụng. Vì vậy trong quá trình cho vay phải bảo đảm cho vay đối với hộ kịp thời, đúng vụ và chu kỳ kinh doanh. Muốn vậy phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức khuyến nông, các cơ quan chuyên môn, khoa học kỹ thuật…

Các hộ nông dân cần có sự cam kết để đáp ứng được những yêu cầu và quy định đối với người vay, từ đó tiếp cận với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng chính sách cho các hộ nghèo, ngân hàng nông nghiệp& phát triển nông thôn huyện... sẽ vay được số vốn nhất định để tăng thêm vốn để sản xuất hoa, cây cảnh.

Nguồn vốn tín dụng Nhà nước: là nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cho sản xuất, xuất khẩu,… với 3 loại hình là (1) Cho vay đầu tư; (2) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và (3) Bảo hành tín dụng đầu tư. huyện cần tranh thủ thu hút ngày càng cao nguồn vốn đầu tư này vào khu vực phát triển sản xuất, tiếp thu các giống cây trồng có tiềm năng năng suất cao chất lượng sản;phẩm tốt như ngô lai, lúa lai.

(4) Sử dụng vốn đầu tƣ, vốn vay đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

Để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công tác đào tạo cho người dân trong vùng trồng lúa năng suất thấp sang sản xuất cần được quan tâm nhiều hơn. Hiện nay các cửa hàng vật tư đã cung cấp các loại giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho các hộ nông dân theo hình thức mua chịu, sau khi thu hoạch hoặc khi thu hoạch được các hộ nông dân phải thanh toán cho họ với số tiền trước khi mua chịu hai bên đã thoả thuận với lãi suất phù hợp. Một số nhà cung cấp hoặc tiêu thụ sản phẩm có thể ký hợp đồng với các hộ nông dân ứng vốn trước để các hộ nông dân có vốn sản xuất, sau khi thu hoạch được các hộ nông dân sẽ bán lại sản phẩm cho những nhà ứng vốn với giá bán hợp lý và cung cấp các loại sản phẩm đúng số lượng, chủng loại theo như hợp đồng đã ký trước đó. Có như vậy thì hộ nông dân mới mạnh dạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vay vốn tín dụng đầu tư vào phát triển kinh để tăng thu nhập, nâng cao mức sống tế hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)