Không gian hiện thực

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 83)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.1. Không gian hiện thực

3.1.2.1.1. Không gian thiên nhiên

Hiện lên trong nhiều trang truyện của Bảo Ninh là không gian của mưa và đêm tối. Đây là kiểu không gian được lặp đi lặp lại trong các truyện ngắn tạo nên không khí ảm đạm, lạnh lẽo và buồn thương đến tê tái. Trong không gian ấy con người đắm chìm trong những hồi ức, những dòng suy nghĩ miên man, bất tận. Mưa và bóng tối đó là không gian dễ gợi lên những xúc cảm nơi con người, nhất là những cảm xúc buồn. Khi buồn con người ta thường hồi tưởng và nhớ về những kỉ niệm, những khoảnh khắc trong quá khứ. Và cũng chính trong những không gian đó con người mới có thể tĩnh lặng, trầm tư và suy nghĩ về mọi chuyện. Con người được sống với thiên nhiên, hoà mình vào thiên nhiên để tự trải lòng mình. Bảo Ninh thường sử dụng kiểu không gian này để con người có thể tự đối mặt với chính bản thân mình, với cái tôi nhỏ bé.

Nhân vật tôi trong Đêm trừ tịch được đặt trong không gian đêm tối rộng lớn giữa bạt ngàn mênh mông, giữa những mung lung, bi quan và đối mặt với sự hèn nhát, nỗi sợ hãi của bản thân: "Bốn bề trời đất bao la song mịt mờ câm lặng, quạnh quẽ và u sầu khiến lòng tôi se lại. Gió bấc đã ngừng táp, nhưng lạnh càng thêm lạnh. Mặc dù đằng xa bom nổ, mặc dù mạn biển pháo hạm từng loạt rền vang, đêm tối chiến tranh vẫn là cả một cõi mênh mông hoang vắng bao trùm miền Trung đất nước tôi. Không đâu thoáng ánh lửa đèn, không hề nghe gợn lên một âm thanh làng mạc. Chỉ những triền miên chập trùng, quả đồi này nhường bước cho quả đồi khác, cánh rừng này tiếp nối cánh rừng khác, vô tận dưới đêm dài"[40,185]. Không gian đêm tối đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật. Bóng tối cũng là không gian để con người che lấp đi những tội lỗi của mình: "Hương hoa sữa về khuya gần như sánh lại, ngào ngạt, bứt rứt trong không khí. Ở vòm lá bên trên chúng tôi, một con ve sầu lên tiếng muộn màng vào lúc nửa đêm. Trong bóng tối, tôi chỉ thấy được Thảo trắng trắng mờ mờ, gương mặt, cánh tay, bờ vai"; "Thảo đưa tay lên gỡ nhẹ tay tôi. Ngay lúc đó trong Bách Thảo đèn sáng trở lại, nhưng chỗ chúng tôi đứng vì rất khuất nên ánh đèn không rọi vào được, vẫn tối đen"[40,338]. Bóng tối cũng giúp che đi những mặc cảm, ngượng ngùng của nhân vật, để nhân vật sống thật với cảm xúc của mình: "Chỉ những dịp ngắn ngủi chẳng nhìn thấy gì ấy, trong bóng tối nóng ngột, rối bời, loang loáng ấy, là tôi được nghe Thảo nói với chính tôi và được vài bước chân đi sát kề, gần như nép vào chị"[40,342].

Những cơn mưa dai dẳng, dài lê thê cũng xuất hiện nhiều trong các trang truyện, tạo nên một không gian ảm đạm, buồn bã: "Chưa năm nào mực nước sông cao như năm ấy. Mùa mưa hòa bình cũng dài ê ẩm chẳng khác những mùa mưa trong chiến tranh. Quang cảnh những ngày tháng Năm rực rỡ nắng nhường chỗ cho tiết thu lê thê hoàng hôn. Nước tràn lênh láng và mưa

rơi tối ngày. Tiếng mưa rơi trên mái tôn khi nhỏ hạt thì nghe như tiếng côn trùng rền rĩ, khi nặng hạt thì gầm gào cào xé vỡ màng tai. Bao nhiêu các thứ rau củ chúng tôi tăng gia được đều chết úng, chỉ sót lại có rau muống. Sân bóng làm ra đấy nhưng rồi ngập bùn không bóng đá bóng chuyền gì được. Không khí như õng nước, ngay cả trong buồng cũng nhờ nhờ một thứ sương lam tỏa ra từ người ngợm và quần áo"[40,264-265]; "Cho đến cuối tháng Chín trời vẫn lã chã mưa rơi. Khắp nơi lầy bùn, không gian một màu đùng đục, tháng ngày bị nén lại dưới vòm mây"[40,266]. Mưa phủ bóng lên cuộc sống của con người như càng xoáy sâu vào nỗi buồn trong lòng người. Cuộc sống dưới màn mưa như bị ngưng đọng, không biến chuyển.

Con người trong nhiều truyện ngắn của Bảo Ninh bị dồn nén vào những không gian chật hẹp, bức bối đối lập với không gian bao la, rộng lớn của thiên nhiên thể hiện sự tù túng, bí bách. Hình ảnh ngôi làng Diêm nhỏ bé chìm lấp trong không gian bao la, chơ vơ lạc lõng trong truyện ngắn Gió dại

thể hiện một cuộc sống của con người tù túng, bế tắc, không lối thoát. Không gian rộng lớn của thiên nhiên như làm nổi bật hơn cuộc sống của con người: "Eo óc tiếng gà gáy da diết và cọt kẹt tiếng những con ròng rọc quay trên các miệng giếng trong làng. Làng Diêm thức giấc, buồn ngắt, chơ vơ, nổi lên chìm lịm giữa bốn bề mênh mông thảo nguyên bao la quạnh vắng"[40,53].

Thiên nhiên trong truyện ngắn Bảo Ninh góp phần thể hiện tâm trạng của con người. Trong các truyện ngắn của Bảo Ninh, ta cũng bắt gặp những khoảnh khắc thiên nhiên trong trẻo, như khát vọng của con người về một ngày mai tươi sáng: "Bên bờ đông Đắc Bờ Là, hướng vừng dương sẽ mọc, màu trời thắm dần lên. Bóng đêm mau chóng bốc thành hơi bay là là mặt nước và nhẹ nhàng tan ra dưới vòm xanh trong lác đác những đám mây đỏ. Phong cảnh đôi bờ thức giấc. Đồi núi chập chùng. Mặt trời hiện lên, sắc hồng lộng lẫy. Gió mai lồng lộng thổi và ánh dương bừng chiếu"[40,141]; "Trên cao, bát ngát

bầu trời xanh, xanh không tưởng, thăm thẳm, không một gợn mây. Dưới đồi, dòng sông Đắc Bờ Là mặt nước màu lam nhạt, bình yên trôi chảy, trong vòng mười dặm không ngừng uốn lượn và gấp khúc"[40,145]... Những khoảnh khắc rạng đông, thể hiện một điều gì đó mới mẻ, tốt đẹp đang đến: "Khi đó là giờ của rạng đông yên tĩnh với ngôi sao Mai miền thảo nguyên to lạ lùng tỏa ánh biếc trên tầng không quang mây đang tảng sáng. Vào giờ đó mặt trời chưa mọc nhưng trên đồng cỏ bóng tối và sương mù đang nhẹ tách khỏi nhau, đang tan. Trong mông lung, làng mờ hiện"[40,53]; "Xa, sau rặng đồi thâm thấp nhấp nhô trên bờ đông đồng cỏ vừng dương ướt át, mềm mại và tươi hồng đang thầm lặng nhô lên. Từ tù mù xám đục không gian bỗng trong vắt một vùng và cả nửa vòm trời đã ngả màu lơ. Ánh sáng lung linh chảy thành dòng. Cùng với ngày mới tiếng hát dường như lớn lên mãi và tràn rộng ra, vừa sâu trầm vừa cao vút, tự thoát đi trở thành âm thanh vô chủ, ngân lên hoang dã trở thành khúc du ca của thiên nhiên"[40,54]. Tất cả thể hiện sự rạng rỡ của hồn người, của tâm trạng con người.

Không gian biến chuyển thể hiện sự thay đổi trong hồn người, trong cuộc sống: "Hôm ấy, được một buổi chiều bỗng nhiên tạnh mưa, trời quang mây, thế gian hửng nắng, tôi và Tú bỏ chơi bài, mò ra sông ngồi câu. Vừng dương ló ra trong trời chiều. Không gian tràn ngập những đợt sóng vàng lấp lánh lan theo chiều gió, trải từ tây sang đông. Các đường chân trời dường như được nới rộng ra. Khắp nơi, cuộc sống thanh bình muộn màng trỗi dậy trong buổi hoàng hôn thoáng đãng, dưới gầm trời tự do. Tôi nghe thấy tiếng thở dài khoan khoái của dòng sông. Chiều hôm nay mùa khô tựa hồ đã áp sát bờ bên kia. Mây mù bao ngày tan đi, mặt nước như sống lại. Bên kia sông, phía trời xa, thành phố vĩ đại bám đầy nắng chiều và hơi ẩm đang chậm rãi xoay mặt về phía hừng dương đang từ từ xuống thấp. Dọc con lộ ngang qua đồng trống những chiếc xe vận tải trông như đang bay lơ lửng trong sương"[40,275-276].

Không gian thiên nhiên trong truyện ngắn Bảo Ninh đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện những biến đổi của tâm trạng nhân vật cũng như những biến đổi của các diễn biến, sự kiện trong mỗi câu chuyện.

3.1.2.1.2. Không gian xã hội

Không gian xã hội trong các truyện ngắn thể hiện trước hết qua không gian làng quê. Hình ảnh những ngôi làng bị tan hoang sau mỗi đợt quyết chiến: "Khắp sân nhà thờ toang hoác những hố bom và hố pháo không ai buồn lấp. Um tùm lùm bụi và gai góc tràn lấn các lối đi"[40,53]; "Một cái làng cô hồn. Cỏ dại, gai góc, lùm bụi, những đống gạch vụn, ngói nát, rầm gãy ngổn ngang. Rải rác, xiêu vẹo, những túp những nửa lều nửa hầm mọc ngoi lên trên nền đổ nát. Từ những đống hoang tàn bầy chó trong làng bươi ra đủ thứ nát bét của đời sống một thời đã sụp đổ: những mớ nhầu bấy, rách bươm và sặc sỡ váy áo, mũ mão, đồ da, đồ nhựa, những mảnh vụn đồ gỗ, đồ thủy tinh, vật dụng gia đình... cùng những khúc xương xẩu người và gia súc mà đàn chó xâu xé, giằng giật của nhau, tha đi, chuyền cho nhau như đánh khăng"[40,58-59]. Tất cả đều đổ nát, ảm đạm, không tìm thấy đâu một chút sức sống.

Hình ảnh làng quê thời hậu chiến cũng hiện lên một cách chân thực: "Mùa khô mới đó mà như thể đã đến từ lâu trên miền ngoại ô mù mịt bụi, trên những trục đường cằn cỗi, thẳng đuột, không có lối rẽ còn rải rác xác xe tăng, trên những nghĩa địa ven đường, trên mái những dãy nhà kho và xưởng máy đã bị lột hết tôn lợp, trên các tấm pa nô quảng cáo ăn đầy vết đạn liên thanh, trên nóc nhọn những ngôi nhà thờ nhem nhuốc vùng ven thị, trên các bờ tường sụt lở, các cổng gạch đổ xiêu, trên những cánh cửa kính vỡ nát, trên những bãi chợ và trên sân các xa cảng đang dần dần tấp nập trở lại"[40,281-282]. Không gian làng quê còn hiện lên qua cuộc sống nhọc nhằn, vất vả của người nông dân: "Lịch sử ngôi làng chọn một năm thuận trời, ăn

nên làm ra làm mốc kết thúc thời hậu chiến. Năm đó, hai vụ lúa đều trúng. Nhà máy đường của tỉnh xây dựng cách làng không bao xa đã giúp mở ra một vùng trồng mía dọc ven sông. Các rẫy cà phê bắt đầu chín đỏ. Đồng lúa, ruộng mía, những đồi cà phê biến đất đai cằn cỗi và nặng trĩu chết chóc xưa kia thành một cõi mênh mang xanh rờn, dào dạt sóng lá"[40,215]. Cùng với hình ảnh những làng quê, đó là hình ảnh những phố thị tan hoang những ngày sau chiến tranh: "Hồi đó đã năm năm sau chiến tranh phá hoại, ở thị xã quê tôi, người ta đã san đi được gần hết các hố bom và dọn quang đi được gần hết những đống đổ nát, tuy nhiên cảnh tượng vẫn nặng một vẻ hoang tàn, buồn thương, thê thiết. Cả thị xã chỉ là một con phố dài hiu hắt, thẳng đuột, không lối rẽ, nhà cửa tồi tàn xập xệ mọc lên rời rạc. Buổi tối, dọc phố, đầu thị cuối thị vài ngọn đèn đường mờ đục, một hai cái quán nước tù mù, lỏng chỏng lạc luộc, khoai luộc, cái điếu cày, bịch thuốc lá"[40,444]. Một hình ảnh ảm đạm, buồn bã. Đó là quang cảnh của một phố thị những ngày đầu hòa bình. Bên cạnh đó không gian xã hội còn được thể hiện qua cuộc sống đầy sôi động của phố thị sau Đổi mới: "Có thể nói ngày nay hình ảnh chiếc xe máy đang lách chạy và lấn chen trên phố là hình ảnh của một đại nghịch lý, tuy nhiên là một nghịch lý thú vị, thậm chí dễ thương và đáng yêu nữa trong cái đời sống mưu sinh dày đặc nghịch lý và vô vàn sắc mầu, vô cùng tươi vui chộn rộn của chúng ta hôm nay. Dù sao thì cảnh tượng Hà Nội, Sài Gòn cuồn cuộn xe máy vẫn là hết sức độc đáo đối với cả thế giới, vẫn là khung cảnh một đời sống tràn trề sinh lực và rất ưa nhìn. Dù sao thì chật ních xe máy vẫn hơn là sự trống huyếch trống hoác của thời buổi nghèo nàn bấn bách những năm xưa. Chỉ tiếc rằng thời của xe máy tiếng vậy nhưng mà cũng sắp kết thúc, sắp qua đi mất rồi."[40,420]. Dù là phố thị hay làng quê thì cuộc sống của con người trong không gian ấy đều nhọc nhằn, vất vả.

Bảo Ninh. Nhà văn viết về Hà Nội bằng những kỉ niệm, hồi ức với một tình yêu say đắm. Chỉ những người yêu Hà Nội tha thiết mới có thể viết về Hà Nội một cách say đắm, nồng nàn như vậy. Hà Nội hiện lên trong những khung cảnh đầy thơ mộng và lôi cuốn. Không gian thành phố Hà Nội được hiện lên trong những dòng hồi ức của nhân vật, trong những mường tượng về quá khứ, trong những câu chuyện nhân vật kể cho nhau nghe. Đó là Hà Nội của một thuở êm đềm, của tuổi thơ bình lặng mà rất đỗi yêu thương, của mối tình đầu đầy e ấp, ngại ngùng. Hà Nội đẹp có lẽ thường là về đêm, khi đó thành phố bình yên nhường sự ồn ào lại cho thế giới ban ngày. Con người lặng mình trong một góc nào đó suy ngẫm về hiện tại, về những gì đã qua trong cuộc đời. Hà Nội trong Hà Nội lúc không giờ gợi lên những kỉ niệm về căn nhà số bốn ấm áp tràn đầy tình thương trong những khoảnh khắc chuyển giao giữa ngày và đêm, giữa năm này qua năm khác, của đêm Hà Nội lúc không giờ. Nơi đó có một thời những gia đình, những đứa trẻ nghèo chung nhau đón tết, nơi đó một thời chứng kiến tình yêu của anh Trung, anh Vinh Pet xồm và chị Giang, nơi đó cũng là chốn tìm về của con người sau bao năm xa cách. Trong Hà Nội lúc không giờ, khoảnh khắc giao thời là khoảnh khắc vô cùng đẹp đẽ, về với Hà Nội lúc không giờ là về với những gì thân thương, gần gũi nhất: "Hà Nội trong vắt lúc không giờ. Về gần hơn với bạn bè một lứa bên trời, về gần hơn với tình yêu ban đầu, về gần hơn với tuổi thơ non dại"[40,567]. Hà Nội trong kí ức người cha của Tâm trong Vô cùng xưa cũ là một Hà Nội đầy thơ mộng: "Xưa, Hà Nội là một thành phố giàu nữ tính, rất nồng nàn và nhạy cảm"[40,7]. Hà Nội của một thuở bình yên và say đắm.

Cũng như các truyện ngắn của Bảo Ninh, không gian hiện thực trong

Nỗi buồn chiến tranh trước hết đó là không gian Hà Nội, không gian đã gắn bó với nhân vật Kiên cả trước, trong và sau chiến tranh. Những đoạn Kiên viết về Hà Nội rất truyền cảm và đầy xúc động, đây là một đoạn Kiên viết về

Hà Nội sau chiến tranh: “Thở dài kiên áp mặt vào tấm kính cửa lạnh ngắt, nặng nề đưa mắt nhìn sâu vào ngoài bóng đêm, chẳng thấy gì nhiều lắm. Cây bằng lăng trước nhà ngọn dâng cao lên quá cửa sổ buồng anh, cành lá ướt nhóng nhánh xòe che các ô kính.(…) Hà Nội của anh mỗi giờ mỗi vẻ khác nhau nhưng Hà Nội nhất vẫn là Hà Nội giờ khuya, Hà Nội mưa rơi, Hà Nội như chính lúc này đây khi mà các đường phố trở nên gần như hoang vu ướt át và cô quạnh, lạnh lẽo, da diết buồn”[45,77-78].Đây là những câu văn rất thực và đầy cảm xúc. Đó là không gian Hà Nội sau chiến tranh, còn Hà Nội trước chiến tranh ra sao? Đoạn Kiên nhớ về một mùa xuân Hà Nội trước chiến tranh: “Năm ấy, Kiên nhớ, ở Hà Nội xuất hiện một mùa xuân giả. Ban ngày nắng hửng trời quang, không gian thoáng đãng, êm ả tựa như đã là trời của tháng Tư, tháng Năm rồi vậy. Các hàng cây trơ trụi mùa đông đã xanh rì lá mới, không còn chút nào vẻ tiêu điều. Trong công viên bừng rộ hoa nở và các loài chim di trú lại trở về gây tổ dưới những mái nhà. Thế nhưng thời tiết thì kì thực là còn lâu mới vượt qua nổi khúc quanh tăm tối nhất trên con đường hầm. Và cứ khoảng xế chiều là da trời lại xám ngăn ngắt. Gió lạnh lùa dọc phố, mưa phùn lại bắt đầu rơi, lại nỗi nao buồn”[45,78]. Hà Nội trong Kiên thật trìu mến và thân thương.

Hà Nội trong những năm tháng chiến tranh, đạn lửa cũng được khắc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)