6. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của văn học. "Xem xét thi pháp tác phẩm văn học quan trọng nhất là xem xét không gian nghệ thuật như là một quan niệm về thế giới và con người, như một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ"[52,166]. Trong Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử đưa ra nhận xét: "Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nếu như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều: cao, rộng, xa, và chiều thời gian, thì không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một cảnh nền nào đó"[50,78]. Sách Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: "Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan (...) Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới - dùng để mô hình hóa các phạm trù thời gian như bước đường đời, con đường cách mạng. Không gian nghệ thuật có thể mang tính cản trở, để mô hình hóa các kiểu tính cách con người. Không gian nghệ thuật có thể là không có tính cản trở, như trong cổ tích, làm cho ước mơ, công lý được thực hiện dễ dàng."[15,160]. Không gian nghệ thuật là một phạm trù thuộc về thế giới nghệ thuật, là "phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật"[13,42].
quan. "Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật"[15,161]. Không gian nghệ thuật được tạo dựng theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Để tạo dựng nên hình tượng nhân vật bao giờ nhà văn cũng phải đặt nhân vật vào một bối cảnh không gian nhất định. Không gian nghệ thuật là nơi nhân vật hoạt động, là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Bên cạnh việc tái hiện thế giới hiện thực, không gian nghệ thuật còn thể hiện thế giới quan, ý đồ, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, góp phần kiến tạo nên thế giới nghệ thuật và thể hiện quan niệm của nhà văn về con người và thế giới.
3.1.2. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh