Cốt truyện hiện thực

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 66)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1. Cốt truyện hiện thực

Trong nhiều truyện ngắn của Bảo Ninh cốt truyện rất đơn giản, không cầu kì đến tổ chức, sắp xếp. Bảo Ninh hướng người đọc theo chiều sâu suy nghĩ, khám phá ý nghĩa của chúng. Cốt truyện là một trong những phương tiện để nhà văn thể hiện các xung đột xã hội, gắn với việc xây dựng các tình huống. Trong những truyện ngắn của mình, Bảo Ninh đã rất thành công trong việc tạo dựng những cốt truyện, những tình huống trớ trêu, bất ngờ, gây nên những ám ảnh và dấu ấn khó quên đối với người đọc. Nhà văn đi sâu vào khám phá những sự kiện đời thường, phát hiện ra những khoảnh khắc đầy lôi cuốn. Trong Kỳ ngộ là câu chuyện về hai con người đi tìm nhau, Lâm người Nam ra Bắc sống, Liễu người Bắc vào Nam sống, tác giả không nói nhưng người đọc cũng có thể lý giải được hành động của họ. Hai người yêu nhau, họ tìm nhau, chờ nhau, và rồi lại gặp nhau một cách ngẫu nhiên đến bất ngờ, và: "Bởi vì trong chiến tranh, đau xé lòng người ta nhất là nỗi chia lìa, cho nên hạnh phúc lớn nhất trong ngày hòa bình đầu tiên là niềm vui sướng được đoàn

tụ. Ngày hòa bình đầu tiên, ngày hòa bình thứ hai, thứ ba... nhưng có những người phải vài năm sau mới có được hạnh phúc ấy. Có người cả chục năm sau. Và có những người thậm chí tới tận bây giờ. Có thể là Tư Lâm đã không có ý thức rõ ràng, không thật định tâm chờ đợi một điều gì tương tự như vậy sẽ đến với đời mình, nhưng thực tế anh đã kiếm tìm, đã trông mong điều ấy trong suốt cả phần đời của anh sau chiến tranh"[40,448].

Chiến tranh là đề tài chính trong các truyện ngắn của Bảo Ninh. Một mảng cốt truyện nổi bật trong các truyện ngắn của Bảo Ninh là những câu chuyện về đề tài chiến tranh, về số phận con người trong dòng chảy chiến tranh. Trong các truyện ngắn của mình, Bảo Ninh thường đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. Họ gặp nhau một cách tình cờ, ngắn ngủi, chớp nhoáng như là sự sắp đặt của số mệnh và rồi chia ly một cách vội vã nhưng những kí ức, kỉ niệm về nhau thì còn mãi như là chờ đợi, như là nuối tiếc. Trong truỵên ngắn của mình, đề tài chiến tranh hầu hết được Bảo Ninh khai thác dưới hình thức gián tiếp. Các truyện ngắn: Trại bảy chú lùn, Hà Nội lúc không giờ, Thời tiết của ký ức, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền... đều được mô tả một cách gián tiếp. Ở mỗi câu chuyện, chiến tranh là một chất liệu để làm nổi bật tình yêu hoặc đó là sự đan xen, hoà quyện giữa chiến tranh và tình yêu như trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.

Trong truyện ngắn của Bảo Ninh, đan xen với những câu chuyện về chiến tranh là câu chuyện về tình yêu. Nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh thì tình yêu của họ nhuốm màu bi kịch, hầu hết đó là những tình yêu dang dở, không trọn vẹn. Đó là mối tình đầy ám ảnh, hoang dại, thảm thiết và nuối tiếc của Tuấn và Diệu Nương trong Gió dại. Truyện ngắn Người Thăng Long quê Đàng Trong là những cuộc đời, những câu chuyện tình đầy éo le. Đó là câu chuyện của anh Hải và chị Loan: "Ở phố tôi có trường hợp anh Hải, công an hộ tịch, đi Bê năm 63, sau chị Nhụ, nhưng số phận nghiệt ngã không kém. Là

công an, lại là người miền Nam tập kết, vậy mà Hải lại đem lòng yêu chị Loan con nhà thành phần tư sản ở Cửa Nam. Bất chấp can gián và ngăn trở của tổ chức và gia đình, anh chị yêu nhau tha thiết. Nhưng bởi chính mối tình ấy mà đơn tình nguyện vào Nam chiến đấu của anh Hải không được chấp nhận, mặc dù đã có tin chính thức rằng ba má anh, cả hai là cán bộ tỉnh ủy, đều đã bị địch giết hại"[40,432]. Trước tình huống phải lựa chọn giữa thù nhà nợ nước và tình yêu, Hải buộc phải công khai chia tay với người yêu. Nhưng bởi là người chung tình nên Hải đã thề là sẽ không bao giờ lấy ai khác ngoài Loan. Tham gia chiến đấu, Hải bị thương và bị bắt giam ở Phú Quốc. Đến năm 73 được trao trả, năm 74 anh ra Bắc. Nhưng oái oăm thay: "vừa khi anh Hải tìm tới nhà chị Loan thì gia đình chị nhận phải giấy báo tử con gái. Chị Loan, sau nhiều lần đâm đơn tình nguyện, cuối cùng đã được thỏa nguyện. Chị lên đường đi Bê đầu năm 68, hy sinh ngay trong Tổng tấn công đợt hai ở Bà Rịa, rất gần Biên Hòa quê anh"[40,432-433]. Giữ trọn lời thề của mình, Hải không lập gia đình mà ở lại Hà Nội làm việc và sống cùng bố mẹ của Loan như một người con rể. Hay câu chuyện của chị Nhụ: "Ở chiến trường Bắc Công Tum ít ai không biết chị Nhụ, người Bình Định, bác sĩ dân y Huyện 67. Chị vốn là bác sĩ nhi bệnh viện Xanh Pôn, đi Bê năm 1961, khi mới 27 tuổi và mới lập gia đình với một cán bộ ngoại giao. Năm 69, chị bị địch bắt, giam giữ tại nhà lao Công Tum và không được trao trả năm 73. Năm 75, bộ đội ta tìm thấy chị trong ngục tối, tàn phế, toàn thân bị cắt xẻo, hai bàn tay bị chặt cụt. Được ra Hà Nội điều trị, nhưng chỉ một thời gian ngắn, chị trở về quê, mặc dù Tam Quan quê chị sau chiến tranh cực độ hoang tàn. Người chồng ngày xưa bởi nhận được tin chị mất tích nên đã lập gia đình mới"[40,431-432]... Chiến tranh chia ly khiến cho họ không còn được ở bên nhau, mất nhau trong niềm nhớ nhung, tiếc nuối.

thoáng qua, gặp gỡ một lần rồi chia ly mãi mãi, không còn gặp lại. Nhưng tất cả những mối tình đó, những dư vị, kỉ niệm cũng như cảm xúc về nhau thì còn nguyên vẹn trong tâm trí mỗi người, để rồi họ mang theo suốt cuộc đời như là những kỉ niệm đẹp nhất của đời người, của một thời tuổi trẻ không bao giờ còn có thể quay lại được nữa: "Không hẳn là một nỗi niềm mà chỉ là bâng quơ một cảm giác, không thành một câu chuyện mà chỉ như là một nốt sầu còn vương lại của thời trai trẻ chiến tranh, một thời tuổi trẻ đã hoàn toàn mai một nhưng dư âm vọng suốt đời. Như tiếng mưa rơi. Như tiếng gió lùa. Như tiếng lá rụng. Mà không bao giờ quên"[40,159].

Trong chiến tranh tình yêu vẫn nảy nở, vẫn tràn đầy sức sống, nhưng chiến tranh cũng chính là nguyên do của sự chia ly, tan vỡ trong tình yêu. Bảo Ninh đã tạo dựng rất nhiều môtip những cuộc tình dang dở phải chia ly vì thời thế. Mỗi truyện ngắn là một câu chuyện với những cảm xúc khác nhau. Hầu hết những mối tình trong truyện ngắn Bảo Ninh là những mối tình đầu, trong veo và thuần khiết. Đôi khi đó chỉ là một tình yêu thầm kín, đơn phương không dám thổ lộ, đôi khi đó chỉ là những cảm xúc mơ hồ, vừa chớm nở của một tình yêu bắt đầu nhen nhóm. Ta cũng bắt gặp trong truyện ngắn Bảo Ninh những tình yêu của cô cậu học sinh mới lớn, lần đầu biết yêu, đầy cảm xúc, ngại ngùng với những giận hờn, ghen tuông. Bảo Ninh đã nắm bắt được những cảm xúc ấy một cách rất tinh tế, tạo nên những dư vị cảm xúc đầy hấp dẫn trong mỗi truyện ngắn của mình.

Truyện ngắn của Bảo Ninh thường kết thúc không có hậu. Buồn là âm hưởng chính trong nhiều truyện ngắn của nhà văn. Đọng lại trong tâm trí người đọc là những dư vị buồn, đầy suy ngẫm. Người đọc cứ luôn phải trăn trở và không thôi suy nghĩ về những gì vừa đọc được. Đó là một nét trong phong cách nghệ thuật của Bảo Ninh. Truyện ngắn Bảo Ninh thường khép lại bằng cái chết của nhân vật, bằng những cuộc chia ly không ngày gặp lại, bằng

sự cô đơn trống trải, bằng những hối tiếc... Các truyện ngắn của Bảo Ninh thường có kết thúc mở, đây cũng là một xu hướng của truyện ngắn hiện đại. Kết thúc truyện nhưng sự vận động của truyện vẫn tiếp diễn, không có một lời giải đáp rõ ràng nào cả, mâu thuẫn chưa được giải quyết dứt điểm, số phận nhân vật chưa hoàn chỉnh... Tất cả những điều đó được để ngỏ để người đọc tự suy luận, lý giải theo cách của mỗi người. Cốt truyện không khép kín mà luôn để mở. Mời gọi độc giả viết tiếp phần kết cho câu chuyện. Điều này tạo nên sự đối thoại giữa tác giả và người đọc, tác phẩm do đó mang tính đối thoại cao. Kết truyện Cái búng người kể chuyện đang nói với độc giả: "Chuyện như vậy chắc là bạn thấy khó tin? Nhưng tôi như thế thật đấy. Và tôi nghĩ chẳng riêng tôi, bạn cũng vậy thôi, thỉnh thoảng bạn vẫn vướng phải những chuyện mà người khác chẳng buồn để tâm nhưng bạn lại xúc động sâu xa, bạn không thể quên, như là một vết tự thương cứa sâu vào lòng, khó bề chữa khỏi. Ấy là những nỗi đau vô cớ, những bất hạnh mơ hồ, những đắng cay chua xót không đâu, những nỗi nhục, những mặc cảm không rõ duyên do, không tài nào ai hiểu nổi vẫn thường đầy rẫy trong cuộc đời mỗi người"[40,44]; kết truyện Đêm trừ tịch: "Ông Phao Lồ đã qua đời từ lâu (...) Bây giờ, người lớn thì rầm rầm rộ rộ một toán đông xe máy, con trẻ thì ngồi xích lô ghế nệm, sang trọng, là lượt, trẩy dọc phố. Dù vậy, bọn oe con ở phố tôi ngày nay do quen sống một cuộc sống tuyệt đối thờ ơ với mọi sự nên chúng chẳng thiết gì nhìn ngó những người đi lễ"[40,187,188]; còn truyện ngắn Gió dại thì: "Chúng tôi chỉ không ngờ rằng chúng tôi đang tiến vào mùa khô cuối cùng của cuộc chiến. Chúng tôi đã bắn chết những người báo trước hòa bình, vậy mà hòa bình vẫn đến"[40,87]... Mỗi câu chuyện kết thúc đều để lại dư ba trong lòng người đọc với những suy nghiệm, trăn trở.

Truyện ngắn của Bảo Ninh thường được khơi gợi từ những kỉ vật, dấu tích xuất hiện trong những tình huống nào đó của đời thường. Đó có thể là

một bức ảnh, một lá thư hay một cơn mưa... Đó là những thứ để khơi gợi kí ức, trí nhớ của người kể chuyện, từ những kỉ vật, dấu tích ấy câu chuyện được bắt đầu. Điều này làm cho các truyện ngắn của Bảo Ninh diễn ra một cách tự nhiên, không gượng ép. Những câu chuyện dần hiện lên qua trí nhớ, kí ức của người kể chuyện, của nhân vật. Thời gian trôi qua, kí ức cũng trôi qua chỉ còn lại những kỉ vật một thời và những câu chuyện mà nó lưu giữ, mang theo.

Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đang ngày càng lùi xa, nhưng những ký ức về chiến tranh đối với con người thì rất sâu nặng, những hậu quả của chiến tranh để lại thì vẫn còn đeo đẳng chưa dứt. Viết về chiến tranh như là một món nợ đối với các nhà văn đã trải qua trận mạc. Văn học về chiến tranh sau Đổi mới đã có nhiều đổi khác. Văn học phản ánh mọi khía cạnh của con người trong chiến tranh, cả vui buồn tốt xấu, anh hùng cũng như hèn nhát... tất cả đều đươc đưa vào tác phẩm chứ không còn phải né tránh như trước kia. Cái nhìn về chiến tranh chân thực hơn, phản ảnh dưới nhiều góc nhìn đa diện hơn. Để có được hòa bình như ngày hôm nay thì những gì con người phải trải qua không hề dễ dàng, con người không phải chỉ đấu tranh với kẻ thù mà còn phải đấu tranh cả với chính bản thân mình. Văn học không chỉ quan tâm đến cuộc chiến chung của dân tộc mà còn quan tâm đến những số phận đời tư, đến đời sống cá nhân của con người. "Nếu truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh trong thời kỳ chống Pháp và chống Mĩ hướng vào những vấn đề vĩ mô khi tập trung phản ánh số phận của cả một dân tộc để giải quyết vấn đề mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc trên tinh thần khẳng định, ngợi ca và xây dựng những nhân vật lí tưởng mang tầm vóc đại diện cho cộng đồng thì truyện ngắn thời hậu chiến lại chỉ hướng vào những vấn đề vi mô khi quan tâm nhận diện những số phận cá nhân và xây dựng những nhân vật cá thể đại diện cho chính nó. Nhà văn soi ngắm những số phận cá nhân để từ đó khái quát những

vấn đề nhân thế"[61].

Qua những truyện ngắn của mình, Bảo Ninh cũng đề cập đến những vấn đề hậu chiến, những hậu quả do chiến tranh gây ra, những thay đổi của cuộc sống hòa bình một cách chân thực và đầy tính nhân văn. Trong niềm vui chiến thắng của ngày hòa bình thì vẫn còn đó những nỗi buồn, những niềm đau của sự mất mát, chia ly: "Ngày 30 tháng Tư. Niềm vui chiến thắng, hạnh phúc hòa bình và nỗi đau mất mát. Hương hoa và khói hương. Những nỗi niềm ấy trong lòng người dân luôn luôn là một chứ không tách bạch ra như là nhiều người vẫn tưởng"[40,523]. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm trước hình ảnh người đàn bà tên Liễu trong Kỳ ngộ khi nghe có người nói có tin tức của chồng: "Nhà bên đường toang cửa, một người đàn bà chạy nhao sang quán nước: "Có tin nhà em à? Có tin nhà em à? Anh ở chỗ nhà em ra à? Anh ấy còn sống! Thế mà đã báo tử! Thế mà đã báo tử chồng người ta!" Rối rít, cuồng dại, người đàn bà đã luống tuổi cười cười khóc khóc, ào tới Lâm, nắm tay anh lay giật, hỏi. Lâm hoảng hốt, sợ hãi, ân hận. Người đàn bà tên Liễu không chừng sẽ mất trí mất do sự ngộ nhận mà anh đã gây nên..."[40,444-445]. Chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc của những con người này. Giờ đây tồn tại trong họ chỉ còn lại một nỗi buồn về chiến tranh, về tình yêu, về hạnh phúc không trọn vẹn. "Chiến tranh - người ta đo tính ác liệt của nó bằng bao nhiêu bom đạn đổ xuống, bao nhiêu tỉ đô la bỏ ra, bao nhiêu lít máu đổ xuống, bao nhiêu thời gian. Hết tiếng súng - người ta gọi cuộc chiến tranh đã kết thúc. Nhưng đừng, hãy nhìn lại. Khi không còn tiếng súng nữa, đâu phải đã hết sự ác liệt của chiến tranh. Không ai tính số lượng, khối lượng nhan sắc, tinh hoa của các cô gái, của con người bị mài mòn trong chiến tranh ư?"[23,149]. Nhân vật Lực trong truyện ngắn Cỏ Lau của Nguyễn Minh Châu đã phải thốt lên: “Chiến tranh, kháng chiến không phải như một số người khác đến bây giờ tôi không hề mảy may hối tiếc

dốc tất cả tuổi trẻ vào đấy cống hiến cho nó, nhưng nó như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa thật khó gắn liền lại như cũ, nhưng đau hơn là hai nửa cuộc đời tôi cũng không bị cắt lìa hẳn… Tôi chỉ làm rối thêm cuộc sống, tôi chỉ quấy rầy những số phận đã an bài”[4,470]. Đó còn là nỗi đau của những người mẹ trong Nhiệt đới gió mùa của Lê Minh Khuê: "Phải là máu trong những con tim người mẹ chảy ra cho cuộc chiến qua những đứa con mới thật sự đau xót. Cuộc chiến chỉ tính nó là thắng lợi là chiến thuật là đấu trí mấy ai đong đếm máu người mấy ai nhòm ngó đến nỗi đau nhỏ nhoi cụ thể?"[24,36]. Chiến tranh, sự ích kỉ của một vài người đã hủy hoại cuộc đời của biết bao con người, để lại bao nỗi đau, mất mát không gì bù đắp nổi. "Cuộc chiến cứ thế kéo dài dọc theo tuổi thanh xuân của thế hệ. Trai tráng lớn lên người nào vét người người ấy. Có lần ông Cơ bảo ý chí, sự hiếu thắng của một vài người đủ sức tiêu tan hàng triệu người chỉ trong

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)