Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, Quận Tây Hồ đã ngày một lớn mạnh. Kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế phát triển theo đúng định hướng: Dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành: Dịch vụ 51,8%, công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%. Năm 2013, mặc dù có những khó khăn khách quan và chủ quan nhưng với tinh thần đoàn kết, thống nhất, Ban Thường vụ , Ban chấp hành Đảng bộ quận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị. tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội của quận tiếp tục ổn định và phát triển; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ
38
yếu năm 2013 ước thực hiện hơn 3.400 tỷ đồng, đạt 98,5% kế hoạch năm, tăng 8,7% so với cùng kỳ.Tổng thu ngân sách trên địa bàn quận là 709,61 tỷ đồng, đạt 108,2% kế hoạch năm, tăng 13% so với năm trước. Chi ngân sách quận 642,16 tỷ đồng, đạt 97,4% kế hoạch năm. Chi đầu tư từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung
của Thành phố 34,94 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch ( nguồn - “Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014” ). 6 tháng đầu năm
2014, kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục được duy trì. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 109,427 tỷ đồng, đạt 41,3%, tăng 1,3% so với cùng kỳ. Doanh thu thu dịch vụ - thương mại - du lịch ước đạt hơn 7.700 tỷ đồng, đạt 35,7%
kế hoạch năm, tăng 17,3% so với cùng kỳ. (Nguồn: báo cáo “ Kỳ họp thứ 9 HĐND quận Tây Hồ khóa IV” )[11]
Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của aThành phố trung tâm. có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói chung.