Khái quát về giáo dục quận Tây Hồ, đội ngũ CBQL, GVTA và HS các trường

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới hoạt động dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường trung học phổ thông quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 36)

trường THPT thuộc quận Tây Hồ

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, giáo dục quận Tây Hồ đã đạt được những thành tựu to lớn, khẳng định sự cố gắng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục. Được quận quan tâm, cùng với nỗ lực phấn đấu của cán bộ, GV, HS, giáo dục quận Tây Hồ đã có những chuyển biến rõ nét cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông, các trường đã chủ động trong công tác bồi dưỡng GV dạy SGK mới; tích cực và chủ động trang bị, tập huấn và quản lý khai thác sử dụng TBDH; tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn theo phương châm gắn đổi mới nội dung với đổi mới PPDH.

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường được nâng lên cả về đại trà và mũi nhọn. CSVC được tăng cường theo hướng đồng bộ, cập chuẩn, trang thiết bị dạy học được quản lý, sử dụng vào nền nếp.Công tác quản lý được đổi mới, chú trọng tính kế hoạch, tự chủ, dân chủ trong các đơn vị giáo dục.

39

Đội ngũ CBQL và GV được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, GV trẻ được tạo điều kiện để phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình, công tác đào tạo bồi dưỡng được quan tâm chú ý.

Tại các cấp học, bậc học, tỷ lệ tốt nghiệp đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm. 100% giáo viên đạt yêu cầu chuẩn hoá. Trong tổng số 55 trường đã có 18 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó, có hai phường là Quảng An và Phú Thượng đạt chuẩn giáo dục quốc gia ở cả 3 cấp học.

Trong những năm qua, công tác quản lý giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến mạnh mẽ, công tác phân công, phân cấp trong quản lý được đẩy mạnh; công tác thanh tra, kiểm tra trường học được tăng cường; công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm nhiều hơn; công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh; nhiều nguồn lực được huy động để mở rộng trường, lớp, tăng trưởng CSVC, TBDH góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Sơ lược về các trường THPT quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội

Bảng 2.1: Sơ lược về các trường THPT quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội

STT Trường Số Lớp Trình độ GVTA và CBQL Số HS Số GVTA Số CBQL Thạc sỹ Đại học Cao đẳng 1 THPT Chu Văn An 51 *152 4 12 5 7 10 0 2 THPT Tây Hồ 39 1505 10 4 5 9 0 3 THPT dân lập Đông Đô 10 307 5 3 3 5 0 4 THPT dân lập Phan Chu Trinh

7 220 3 3 2 4 0

Tổng

91 3556 30 15 17 28 0

40

* Trường THPT Chu Văn An có tổng số 1524 HS trong đó có 1205 HS học tiếng Anh số còn lại học ngoại ngữ khác. Ba trường còn lại HS đều học tiếng Anh.

Cùng với CBQL, GV là đội ngũ nòng cốt quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Nhận thức được vai trò tiên quyết của CBQL và đội ngũ GV nên các trường trong quận đã không ngừng chú trọng đến việc phát triển về số lượng và chất lượng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

Các trường THPT quận Tây Hồ đều phát triển đội ngũ GV ba thế hệ để thế các thế hệ GV có thể trao đổi trao đổi với nhau những kinh nghiệm giảng dạy giữa truyền thống và hiện đại nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Đối với môn Tiếng Anh, đội ngũ GVTA trẻ chiếm tới 76.66% , đây là lực lượng nòng cốt với sự năng động, tích cực, sáng tạo và có trình độ về ứng dụng CNTT vào quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy. Cùng với 73,33% đội ngũ CBQL nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý thì việc quản lý đổi mới HĐDH môn tiếng Anh ở các trường THPT quận Tây Hồ sẽ gặp nhiều thuận lợi.

Kết quả khảo sát trên cho thấy số GVTA và CBQL ở các trường THPT đều đạt chuẩn trở lên trong đó 37,78 % đạt trên chuẩn. Có 46,67 % CBQL có trình độ trên chuẩn nhưng số GVTA trên chuẩn chỉ có 33,33 %. Thực tế cho thấy việc đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ quan trọng và không đơn giản của các trường THPT trong quận.

Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế vì thế nếu CBQL và GVTA được đào tạo hay trực tiếp tiếp cận với các phương pháp dạy học ở nước ngoài thì chất lượng giảng dạy Tiếng Anh sẽ được cải thiện hơn nữa. Nhưng trên thực tế hầu hết CBQL và GVTA mới chỉ tốt nghiệp từ các trường đại học trong nước nên năng lực ngoại ngữ phần nào còn hạn chế. Nếu hoạt động này được các trường trong quận chú trọng, tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL và GVTA được đào tạo ở nước ngoài thì kết quả dạy học môn Tiếng Anh phát huy năng lực thực hành cho HS còn nhiều cải thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới hoạt động dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường trung học phổ thông quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 36)